Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu

Đời sốngThứ Tư, 08/01/2020 07:03:42 +07:00
(VTC News) -

Họ tới Thổ Chu vì kế sinh nhai, có người cũng gần 20 năm, đời sống dần ổn định sau nhiều năm bám biển, trở thành "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 1

Đảo Thổ Chu - ở tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích khoảng 14km2 và hiện có gần 500 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản và một số là dịch vụ du lịch.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 2

Dân nhiều nơi tới Thổ Chu vì kế sinh nhai và họ đang bám trụ lại đây khi cuộc sống dần ổn định.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 3

Nuôi trồng và đánh bắt hải sản vẫn là nghề chính của người dân nơi đây.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 4

Ông Trần Văn Tân (áo đen)  ra đảo Thổ Chu 17 năm nay. Gắn bó với đảo từ những ngày còn sơ khai và nhiều khó khăn, ông và gia đình trải qua nhiều nghề để sinh nhai…

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 5

3 năm trở lại đây, gia đình ông chuyển sang nuôi bè cá bớp và thu mua hải sản của các thuyền đánh bắt. Vượt quá những khó khăn ban đầu, đời sống gia đình ông giờ đây ổn định hơn.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 6

Hiện gia đình ông Tân nuôi 3 bè cá bớp, mang về thu nhập khoảng 500-600 triệu đồng mỗi năm.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 7

Gia đình tôi nuôi cá 3 năm nay. Nuôi bè cá bớp vốn nặng, cá giống và mồi nuôi đều đắt. Có năm thu hoạch được là kiếm ăn được. Hiện gia đình có 3 bè, với khoảng 1.200 con” - ông Tân cho biết.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 8

Tuy nhiên, theo ông Tân cũng có rất nhiều người nuôi cá bớp bè nhưng không có hiệu quả: "Mỗi ngày phải cho cá ăn tới hơn 2 triệu tiền mồi. Nhiều người theo được thì kinh tế cũng đỡ, còn không được thì phải bỏ".

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 9

Mỗi lứa cá bớp sẽ nuôi khoảng 7 tháng để đạt trọng lượng từ 7-8kg là có thể xuất lưới.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 10

 

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 11

Tại Thổ Chu hiện có khoảng 46 hộ nuôi cá bớp bè.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 12

Trong đó có bè cá bớp của gia đình bà Nguyễn Thị Me (45 tuổi) từ Khánh Hội, Cà Mau ra đảo Thổ Chu được 7 năm nay. Hiện cả gia đình bà đang sinh sống ngay trên bè nuôi cá bớp.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 13

Các cháu ngoại của bà Me chơi trên nhà, cũng là bè cá của gia đình. "Ngoài nuôi bè, vợ chồng tôi còn đi bủa câu, đánh bắt các loại cá khác. Làm khai thác, đánh bắt cũng rất cực nhưng bền. Một đêm nếu chịu khó có thể kiếm lời 800.000 - 1triệu đồng".

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 14

Sắp lưỡi bủa câu, chuẩn bị cho một chuyến khai thác.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 15

Để bám trụ tại Thổ Chu suốt nhiều năm qua cả ông Tân và bà Me đều phải vượt qua những giai đoạn khó khăn ban đầu. Nhiều năm, giá cá thấp là lại lỗ. Năm nay, cá được giá nhưng mồi cao nên lời không được nhiều.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 16

Không những vậy, đầu tư vào bè cá, họ phải tranh thủ cả ngày Tết để mua cá mồi, đồng nghĩa với việc không thể về quê ăn Tết. "Nuôi cá bớp bè rất cực, nhưng đã làm nghề, đã đầu tư rồi thì phải theo", bà Me chia sẻ.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 17

Cùng nhau vượt qua những khó khăn, cùng hỗ trợ nhau bám đảo, người dân Thổ Chu đang góp sức xây dựng xã đảo ngày càng phát triển.

Cuộc đời bám đảo, làm 'cột mốc sống' của ngư dân Thổ Chu - 18

Sự hiện diện của họ chính là những cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thiên Bình/VOV
Bình luận
vtcnews.vn