Ông chủ không cổ tức
Chọn cách rót vốn vào các công ty lớn, có vốn ngàn tỷ đồng nghĩa là cổ đông kỳ vọng cổ phiếu đại gia sẽ mang lại cho họ lợi tức xứng đáng. Tuy nhiên, nhiều ông chủ của đại gia lại rơi vào thảm cảnh trắng tay vì không được chia cổ tức.
Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) có vốn điều lệ khoảng 7.000 tỷ đồng. Thế nhưng, trong Đại hôi đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) mới diễn ra, cổ đông Vnsteel thêm một lần nữa thất vọng khi Hội đồng quản trị trình đại hội phương án không thực hiện phân phối lợi nhuận năm 2015 mà sử dụng để bù đắp lỗ lũy kế tồn đọng từ các năm trước.
Điều đó có nghĩa cổ đông Vnsteel hoàn toàn trắng tay khi rót vốn vào công ty này. Nếu nguồn vốn 678 tỷ đồng được gửi ngân hàng thì cổ đông sẽ được nhận khoảng 55 tỷ đồng cho 1 năm.
Năm 2015, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn đạt lợi nhuận gần 120 tỷ đồng. Thế nhưng mới đây công ty gây bất ngờ khi quyết định không trả cổ tức 2015.
Ngân hàng là ngành có nhiều đơn vị quỵt cổ tức. Techcombank có thâm niên không trả cổ tức. Theo kế hoạch, cổ đông của Techcombank sẽ mất khoảng gần 10 năm đầu tư không được đồng lãi nào. Cho đến 2015, Techcombank đã có 5 năm nói không với cổ tức.
Mặc dù Techcombank đã công bố “lộ trình” không cổ tức từ năm ngoái nhưng tại ĐHĐCĐ 2016, nhiều cổ đông vẫn chất vấn dàn lãnh đạo tại sao từ năm 2011 đến nay ngân hàng quên quyền lợi của cổ đông, không chia một xu cổ tức cho cổ đông, trong khi thù lao của lãnh đạo vẫn cao.
Những năm trước đây, VietABank góp phần “giúp” danh sách các ngân hàng không chia cổ tức kéo dài thêm. Và trong ĐHĐCĐ 2016, cổ tức đã trở thành vấn đề được cổ đông quan tâm.
Đủ khả năng chia nhưng....
Ngoài Vnsteel phải dùng lợi nhuận 2015 bù đắp cho khoản lỗ khủng của các năm trước, đa số các đơn vị còn lại đều đủ khả năng trả cổ tức. Nhưng vì cần tiền để phát triển hơn nữa, các công ty đành hy sinh lợi ích trước mắt của cổ đông.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank giải thích Techcombank không chia cổ tức la do ngân hàng giữ lại lợi nhuận để tăng năng lực cạnh tranh. Vì Techcombank là 1 trong 10 ngân hàng sắp tới sẽ áp dụng Basel II. Ngân hàng cần phải có giai đoạn chuẩn bị để áp dụng tuân theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
"Việc chia cổ tức hay không chia cổ tức, tôi cũng là cổ đông nếu các quý vị được 1 thì tôi được nhiều hơn chút, các quý vị không được chia tôi cũng không được chia. Không chia cổ tức vẫn nằm ở giá trị cổ phiếu, ngân hàng không ai rút đi 1 đồng nào của cổ đông cả, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cần lựa chọn thời điểm quyết định.
Chia cổ phiếu để cổ đông bán với giá 10.000 đồng/cp hay thời điểm nào để bán với giá 30.000 đồng, giá trị đó vẫn nằm ở cổ phiếu chứ không phải tiền này sử dụng vào vấn đề khác”, ông Hùng Anh phân trần.
Lãnh đạo một ngân hàng khác cho biết: “Chúng ta sẽ biểu quyết thông qua việc chia cổ tức để ngân hàng trình Ngân hàng Nhà nước xem xét. Nếu Ngân hàng Nhà nước đồng ý thì chúng tôi sẽ chia”.
Giống như cổ đông Techcombank, cổ đông của VietABank cũng chung số phận không cổ tức. Tuy nhiên, năm nay, những ông chủ của VietABank may mắn được chia vào phút chót. Trong những phút cuối của ĐHĐCĐ 2016, VietABank cho biết sẽ thực hiện phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận với tỷ lệ chia cổ tức là 7,5%.
Bảo Linh
Chọn cách rót vốn vào các công ty lớn, có vốn ngàn tỷ đồng nghĩa là cổ đông kỳ vọng cổ phiếu đại gia sẽ mang lại cho họ lợi tức xứng đáng. Tuy nhiên, nhiều ông chủ của đại gia lại rơi vào thảm cảnh trắng tay vì không được chia cổ tức.
Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) có vốn điều lệ khoảng 7.000 tỷ đồng. Thế nhưng, trong Đại hôi đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) mới diễn ra, cổ đông Vnsteel thêm một lần nữa thất vọng khi Hội đồng quản trị trình đại hội phương án không thực hiện phân phối lợi nhuận năm 2015 mà sử dụng để bù đắp lỗ lũy kế tồn đọng từ các năm trước.
Điều đó có nghĩa cổ đông Vnsteel hoàn toàn trắng tay khi rót vốn vào công ty này. Nếu nguồn vốn 678 tỷ đồng được gửi ngân hàng thì cổ đông sẽ được nhận khoảng 55 tỷ đồng cho 1 năm.
Techcombank sẽ có 10 năm không chia cổ tức |
Ngân hàng là ngành có nhiều đơn vị quỵt cổ tức. Techcombank có thâm niên không trả cổ tức. Theo kế hoạch, cổ đông của Techcombank sẽ mất khoảng gần 10 năm đầu tư không được đồng lãi nào. Cho đến 2015, Techcombank đã có 5 năm nói không với cổ tức.
Mặc dù Techcombank đã công bố “lộ trình” không cổ tức từ năm ngoái nhưng tại ĐHĐCĐ 2016, nhiều cổ đông vẫn chất vấn dàn lãnh đạo tại sao từ năm 2011 đến nay ngân hàng quên quyền lợi của cổ đông, không chia một xu cổ tức cho cổ đông, trong khi thù lao của lãnh đạo vẫn cao.
Những năm trước đây, VietABank góp phần “giúp” danh sách các ngân hàng không chia cổ tức kéo dài thêm. Và trong ĐHĐCĐ 2016, cổ tức đã trở thành vấn đề được cổ đông quan tâm.
Đủ khả năng chia nhưng....
Ngoài Vnsteel phải dùng lợi nhuận 2015 bù đắp cho khoản lỗ khủng của các năm trước, đa số các đơn vị còn lại đều đủ khả năng trả cổ tức. Nhưng vì cần tiền để phát triển hơn nữa, các công ty đành hy sinh lợi ích trước mắt của cổ đông.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank giải thích Techcombank không chia cổ tức la do ngân hàng giữ lại lợi nhuận để tăng năng lực cạnh tranh. Vì Techcombank là 1 trong 10 ngân hàng sắp tới sẽ áp dụng Basel II. Ngân hàng cần phải có giai đoạn chuẩn bị để áp dụng tuân theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
"Việc chia cổ tức hay không chia cổ tức, tôi cũng là cổ đông nếu các quý vị được 1 thì tôi được nhiều hơn chút, các quý vị không được chia tôi cũng không được chia. Không chia cổ tức vẫn nằm ở giá trị cổ phiếu, ngân hàng không ai rút đi 1 đồng nào của cổ đông cả, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cần lựa chọn thời điểm quyết định.
Chia cổ phiếu để cổ đông bán với giá 10.000 đồng/cp hay thời điểm nào để bán với giá 30.000 đồng, giá trị đó vẫn nằm ở cổ phiếu chứ không phải tiền này sử dụng vào vấn đề khác”, ông Hùng Anh phân trần.
Lãnh đạo một ngân hàng khác cho biết: “Chúng ta sẽ biểu quyết thông qua việc chia cổ tức để ngân hàng trình Ngân hàng Nhà nước xem xét. Nếu Ngân hàng Nhà nước đồng ý thì chúng tôi sẽ chia”.
Giống như cổ đông Techcombank, cổ đông của VietABank cũng chung số phận không cổ tức. Tuy nhiên, năm nay, những ông chủ của VietABank may mắn được chia vào phút chót. Trong những phút cuối của ĐHĐCĐ 2016, VietABank cho biết sẽ thực hiện phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận với tỷ lệ chia cổ tức là 7,5%.
Bảo Linh
Bình luận