Khi sinh Gấu, vì nhà chật nên mẹ quyết định tậu cho Gấu một chiếc cũi xinh xắn đặt cạnh giường với “âm mưu” bắt chước các mẹ Tây rèn cho Gấu ngủ riêng ngay từ đầu.
Nhưng vì lần đầu làm mẹ, mẹ cứ lo lắng, sợ hãi đủ thứ. Nào là sợ mẹ ngủ say, con tè tràn ra bỉm mà không biết, nào là sợ con khua khoắng tay chân mà chăn, gối che lên mặt, nào là sợ con lạnh, sợ con ra mồ hôi lau không kịp, rồi thì ngại nửa đêm con đói… nên cuối cùng mẹ để con ngủ cùng bố mẹ để tiện cho con bú, tiện dỗ dành con, lại yên tâm khi ngủ.
Nhưng rồi, dần dần, con lớn lên, mỗi tối bố mẹ càng mất nhiều thời gian hơn cho Gấu đi ngủ. Khi Gấu ngủ, hai bố mẹ phải nằm cạnh hai bên. Nếu nhà có khách, bố mẹ cũng phải để khách ngồi xem ti vi chờ trong lúc bố mẹ vào phòng ru con ngủ. Có khi phải mất đến 30 phút, có khi cả tiếng, con mới chịu nhắm mắt lại.
Bình thường, để Gấu ngủ, bố mẹ phải sử dụng rất nhiều cách. Chẳng hạn như “ôn bài” cùng con, hỏi chuyện ở lớp, ở trường, hát hò… đủ cả. Nhưng khổ nỗi, khi con buồn ngủ thì bố, mẹ cũng buồn ngủ rũ ra và chẳng thể nào dậy làm việc tiếp được.
Thậm chí nhiều hôm, con chưa ngủ mà mẹ thì đã ngủ khì mất rồi.
Còn cách khác là cho Gấu nằm xem bộ phim hoạt hình mà con thích trên laptop. Thông thường, bố mẹ sẽ chỉ cho con xem một, hai phim ngắn rồi gập máy lại và yêu cầu con ngủ. Nhưng có hôm con đang đà xem, xem hết một tập, hai tập, con lại đòi xem tiếp và xem nữa. Hôm nào mà chiều ý con thì con mải xem quên ngủ luôn. Còn hôm nào mà cưỡng chế, gập máy tính lại cất đi thì con ấm ức, vùng vằng đến tỉnh cả ngủ và buổi tối hôm đấy cả bố mẹ, cả con cùng rất ức chế.
Mẹ bèn chuyển hướng cho Gấu sang đọc truyện. Mẹ ra hiệu sách mua cuốn Mỗi ngày một truyện trước khi ngủ. Ban đầu con có vẻ rất thích thú nhưng về sau, một là con giật sách để nghịch, hai là con đòi đọc thêm truyện, ba là con cứ hỏi hết câu này sang câu khác và chả có vẻ gì buồn ngủ cả. Kết quả là nhiều hôm, mặc dù mẹ đọc rất nhiều truyện, đọc đến mỏi cả miệng mà mắt Gấu cứ thao láo.
Chưa kể, khi Gấu ngủ rồi cũng có rất nhiều thói quen xấu, chẳng hạn như con sờ môi, mút tay, hoặc phải ôm và sờ vào
khuỷu tay mẹ. Có hôm con sờ môi làm môi khô tróc da đến chảy máu, lại có hôm con ôm tay mẹ đến lúc mẹ tê cả cánh tay mà cứ hễ kéo tay ra là con khóc.
Giống như Gấu, bạn Nghé sống ở nước ngoài, 4 tuổi rồi nhưng cũng vẫn chưa rèn được thói quen tự đi ngủ. Trẻ con bình thường có một con thú bông, Nghé thì có đến năm con xung quanh gối. Đang đêm ngủ chẳng may tỉnh dậy Nghé hét tên bạn nào thì bố mẹ phải tìm ra bạn ý nhét vào tay bạn Nghé, như thế, Nghé sẽ lại ngủ ngay lập tức. Có đêm Nghé hét “Jerry”, bố mắt nhắm mắt mở vớ đưa bừa cho bạn ý. Không ánh đèn, trong bóng tối, đang ngủ lơ mơ, mà Nghé vẫn hét lên “không phải Jerry”.
Hóa ra trong lúc ngái ngủ, bố vớ nhầm con khỉ, hai con thú bông này kích thước, hình dáng na ná nhau, bố còn nhầm mà Nghé vẫn phân biệt được. Nhiều đêm ngủ mà bố mẹ vẫn phải bò dậy bật đèn rũ chăn để tìm bằng được con Jerry cho Nghé. Thế nên, rút kinh nghiệm, lần sau phải để Jerry ở gần gối. Bố mẹ Nghé rất đau đầu với chuyện ngủ nghê của Nghé giống như mẹ Gấu vậy và cuối cùng họ quyết định ép Nghé vào khuôn khổ. Công cuộc cưỡng chế này ban đầu có vẻ không thực hiện nổi nhưng hóa ra lại không phải. Giờ, thậm chí Nghé còn thích ngủ trên giường riêng của mình hơn là ngủ với bố mẹ.
Việc này làm bố mẹ Gấu suy nghĩ, có lẽ đã đến lúc phải làm cuộc cách mạng cho Gấu tự lập đi ngủ và bỏ hết những thói quen xấu trước đây giống như Nghé vậy. Nói là làm, bố sửa lại phòng, mua cho Gấu một cái giường trang trí rất xinh, có nhiều ô tô, siêu nhân và những nhân vật Gấu thích. Còn bố mẹ thì dọn ra phòng ngoài ngủ. Gấu thích mê thế giới riêng của mình nhưng đến tối là Gấu lại lân la ra phòng ngoài tìm mẹ ngủ. Ban đầu mẹ dỗ dành, ru Gấu ngủ rồi bế trả lại phòng. Nhiều hôm Gấu khóc váng lên làm bố phải tá hỏa chạy vào dỗ. Phải đến cả tháng sau, khi bắt đầu quen hơn, Gấu mới không chạy sang phòng bố mẹ đòi mẹ ru nữa. Anh chàng bắt đầu hát vu vơ, lẩm nhẩm, nói vọng ra ngoài hỏi thăm bố mẹ, “mẹ đang làm gì đấy?”, “bố đang làm gì đấy?”, “Gấu đang chơi này”… Nhưng bố mẹ mặc kệ cho Gấu nói chán một mình đến thì thôi. Có hôm tưởng Gấu ngủ rồi đang hỉ hả thì bỗng đâu Gấu lại leo lẻo, “mẹ nói gì Gấu đấy?”… làm bố mẹ phì cười.
Cứ như vậy rồi dần dần Gấu tự đi ngủ rất ngoan. Bây giờ, cứ 9 giờ tối là mẹ đưa Gấu lên giường, mẹ thỏa thuận với Gấu, mẹ sẽ đọc cho con nghe một, hai truyện ngắn, hoặc một phần của truyện cổ tích. Sau đó Gấu phải đi ngủ. Gấu ngoắc tay hứa với mẹ và rất tôn trọng lời hứa. Đọc xong mẹ tắt đèn, đóng cửa lại để phòng Gấu tuyệt đối yên tĩnh. Không phải lúc nào Gấu cũng ngủ ngay, có hôm Gấu nghêu ngao hát, có hôm Gấu nói vu vơ một mình nhưng rồi dần dần Gấu sẽ nhắm mắt lại và ngủ ngoan mà không cần mẹ.
Một hôm mẹ vào ru Gấu ngủ, nghe xong truyện bỗng Gấu bảo, “mẹ ra ngoài làm nốt việc đi, mẹ ở đây, Gấu không ngủ được” làm mẹ vừa ngạc nhiên vừa sung sướng.
Hóa ra, từ trước đến nay có phải Gấu không có tính tự lập đâu mà là tại bố mẹ đã chưa biết cách để phát huy tính tự lập cho Gấu đấy chứ. Chuyện này cũng làm bố mẹ nhận ra, không chỉ việc tự đi ngủ mà còn nhiều việc khác nữa chẳng hạn như các thói quen ăn vạ, muốn gì là đòi cho bằng được, thích bồng bế… đều có thể thay đổi được miễn là… bố mẹ phải quyết tâm thay đổi trước.
Tấn Minh
Nhưng vì lần đầu làm mẹ, mẹ cứ lo lắng, sợ hãi đủ thứ. Nào là sợ mẹ ngủ say, con tè tràn ra bỉm mà không biết, nào là sợ con khua khoắng tay chân mà chăn, gối che lên mặt, nào là sợ con lạnh, sợ con ra mồ hôi lau không kịp, rồi thì ngại nửa đêm con đói… nên cuối cùng mẹ để con ngủ cùng bố mẹ để tiện cho con bú, tiện dỗ dành con, lại yên tâm khi ngủ.
Nhưng rồi, dần dần, con lớn lên, mỗi tối bố mẹ càng mất nhiều thời gian hơn cho Gấu đi ngủ. Khi Gấu ngủ, hai bố mẹ phải nằm cạnh hai bên. Nếu nhà có khách, bố mẹ cũng phải để khách ngồi xem ti vi chờ trong lúc bố mẹ vào phòng ru con ngủ. Có khi phải mất đến 30 phút, có khi cả tiếng, con mới chịu nhắm mắt lại.
Bình thường, để Gấu ngủ, bố mẹ phải sử dụng rất nhiều cách. Chẳng hạn như “ôn bài” cùng con, hỏi chuyện ở lớp, ở trường, hát hò… đủ cả. Nhưng khổ nỗi, khi con buồn ngủ thì bố, mẹ cũng buồn ngủ rũ ra và chẳng thể nào dậy làm việc tiếp được.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Còn cách khác là cho Gấu nằm xem bộ phim hoạt hình mà con thích trên laptop. Thông thường, bố mẹ sẽ chỉ cho con xem một, hai phim ngắn rồi gập máy lại và yêu cầu con ngủ. Nhưng có hôm con đang đà xem, xem hết một tập, hai tập, con lại đòi xem tiếp và xem nữa. Hôm nào mà chiều ý con thì con mải xem quên ngủ luôn. Còn hôm nào mà cưỡng chế, gập máy tính lại cất đi thì con ấm ức, vùng vằng đến tỉnh cả ngủ và buổi tối hôm đấy cả bố mẹ, cả con cùng rất ức chế.
Mẹ bèn chuyển hướng cho Gấu sang đọc truyện. Mẹ ra hiệu sách mua cuốn Mỗi ngày một truyện trước khi ngủ. Ban đầu con có vẻ rất thích thú nhưng về sau, một là con giật sách để nghịch, hai là con đòi đọc thêm truyện, ba là con cứ hỏi hết câu này sang câu khác và chả có vẻ gì buồn ngủ cả. Kết quả là nhiều hôm, mặc dù mẹ đọc rất nhiều truyện, đọc đến mỏi cả miệng mà mắt Gấu cứ thao láo.
Chưa kể, khi Gấu ngủ rồi cũng có rất nhiều thói quen xấu, chẳng hạn như con sờ môi, mút tay, hoặc phải ôm và sờ vào
khuỷu tay mẹ. Có hôm con sờ môi làm môi khô tróc da đến chảy máu, lại có hôm con ôm tay mẹ đến lúc mẹ tê cả cánh tay mà cứ hễ kéo tay ra là con khóc.
Giống như Gấu, bạn Nghé sống ở nước ngoài, 4 tuổi rồi nhưng cũng vẫn chưa rèn được thói quen tự đi ngủ. Trẻ con bình thường có một con thú bông, Nghé thì có đến năm con xung quanh gối. Đang đêm ngủ chẳng may tỉnh dậy Nghé hét tên bạn nào thì bố mẹ phải tìm ra bạn ý nhét vào tay bạn Nghé, như thế, Nghé sẽ lại ngủ ngay lập tức. Có đêm Nghé hét “Jerry”, bố mắt nhắm mắt mở vớ đưa bừa cho bạn ý. Không ánh đèn, trong bóng tối, đang ngủ lơ mơ, mà Nghé vẫn hét lên “không phải Jerry”.
Hóa ra trong lúc ngái ngủ, bố vớ nhầm con khỉ, hai con thú bông này kích thước, hình dáng na ná nhau, bố còn nhầm mà Nghé vẫn phân biệt được. Nhiều đêm ngủ mà bố mẹ vẫn phải bò dậy bật đèn rũ chăn để tìm bằng được con Jerry cho Nghé. Thế nên, rút kinh nghiệm, lần sau phải để Jerry ở gần gối. Bố mẹ Nghé rất đau đầu với chuyện ngủ nghê của Nghé giống như mẹ Gấu vậy và cuối cùng họ quyết định ép Nghé vào khuôn khổ. Công cuộc cưỡng chế này ban đầu có vẻ không thực hiện nổi nhưng hóa ra lại không phải. Giờ, thậm chí Nghé còn thích ngủ trên giường riêng của mình hơn là ngủ với bố mẹ.
Việc này làm bố mẹ Gấu suy nghĩ, có lẽ đã đến lúc phải làm cuộc cách mạng cho Gấu tự lập đi ngủ và bỏ hết những thói quen xấu trước đây giống như Nghé vậy. Nói là làm, bố sửa lại phòng, mua cho Gấu một cái giường trang trí rất xinh, có nhiều ô tô, siêu nhân và những nhân vật Gấu thích. Còn bố mẹ thì dọn ra phòng ngoài ngủ. Gấu thích mê thế giới riêng của mình nhưng đến tối là Gấu lại lân la ra phòng ngoài tìm mẹ ngủ. Ban đầu mẹ dỗ dành, ru Gấu ngủ rồi bế trả lại phòng. Nhiều hôm Gấu khóc váng lên làm bố phải tá hỏa chạy vào dỗ. Phải đến cả tháng sau, khi bắt đầu quen hơn, Gấu mới không chạy sang phòng bố mẹ đòi mẹ ru nữa. Anh chàng bắt đầu hát vu vơ, lẩm nhẩm, nói vọng ra ngoài hỏi thăm bố mẹ, “mẹ đang làm gì đấy?”, “bố đang làm gì đấy?”, “Gấu đang chơi này”… Nhưng bố mẹ mặc kệ cho Gấu nói chán một mình đến thì thôi. Có hôm tưởng Gấu ngủ rồi đang hỉ hả thì bỗng đâu Gấu lại leo lẻo, “mẹ nói gì Gấu đấy?”… làm bố mẹ phì cười.
Cứ như vậy rồi dần dần Gấu tự đi ngủ rất ngoan. Bây giờ, cứ 9 giờ tối là mẹ đưa Gấu lên giường, mẹ thỏa thuận với Gấu, mẹ sẽ đọc cho con nghe một, hai truyện ngắn, hoặc một phần của truyện cổ tích. Sau đó Gấu phải đi ngủ. Gấu ngoắc tay hứa với mẹ và rất tôn trọng lời hứa. Đọc xong mẹ tắt đèn, đóng cửa lại để phòng Gấu tuyệt đối yên tĩnh. Không phải lúc nào Gấu cũng ngủ ngay, có hôm Gấu nghêu ngao hát, có hôm Gấu nói vu vơ một mình nhưng rồi dần dần Gấu sẽ nhắm mắt lại và ngủ ngoan mà không cần mẹ.
Một hôm mẹ vào ru Gấu ngủ, nghe xong truyện bỗng Gấu bảo, “mẹ ra ngoài làm nốt việc đi, mẹ ở đây, Gấu không ngủ được” làm mẹ vừa ngạc nhiên vừa sung sướng.
Hóa ra, từ trước đến nay có phải Gấu không có tính tự lập đâu mà là tại bố mẹ đã chưa biết cách để phát huy tính tự lập cho Gấu đấy chứ. Chuyện này cũng làm bố mẹ nhận ra, không chỉ việc tự đi ngủ mà còn nhiều việc khác nữa chẳng hạn như các thói quen ăn vạ, muốn gì là đòi cho bằng được, thích bồng bế… đều có thể thay đổi được miễn là… bố mẹ phải quyết tâm thay đổi trước.
Tấn Minh
Bình luận