Nếu muốn bếp và toilet có nên đối diện nhau hay không thì chúng ta cần xét ở hai khía cạnh đó là phong thủy và khoa học.
Xét về quan niệm phong thủy: Bếp đại diện cho Hỏa, nhà vệ sinh đại diện cho Thủy. Nếu đặt bếp ăn đối diện nhà vệ sinh thì Thủy - Hỏa sẽ xung khắc. Từ đó gây ra những mâu thuẫn trong gia đình, mang đến nhiều rủi ro cho gia chủ.
Xét về mặt khoa học: Nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà, dễ nuôi mầm bệnh. Bếp là khu vực nấu nướng, cung cấp thức ăn. Nếu đặt nhà vệ sinh đối diện bếp sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào đồ ăn, mang đến mầm bệnh cho mọi người.
Theo phân tích trên nếu bếp đối diện nhà vệ sinh là điều không nên.
Nhà vệ sinh được coi là nơi riêng tư, nhiều luồng khí xấu chứa đựng những thứ không sạch sẽ. Còn bếp là nơi ấm cúng, sạch sẽ và "giữ lửa" cũng như tài lộc cho cả gia đình.
Chính vì vậy, khi thiết kế nhà bạn không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh để tránh ảnh hưởng tới phong thủy ngôi nhà.
Cách hóa giải về phong thủy nếu đặt bếp đối diện nhà vệ sinh
Trường hợp 1: Hướng cửa bếp đối diện nhà vệ sinh
- Đặt một tấm bình phong để ngăn cách hai không gian.
- Sử dụng màng để tránh cản trở việc đi lại.
- Thiết kế cửa giả chắn trước toilet để ngăn luồng khí xấu xâm nhập vào phòng bếp.
- Giữ cho nhà ăn và nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trong quá trình nấu nướng cũng nên mở cửa sổ bếp, đóng kín cửa toilet để hạn chế mùi trong phòng.
- Trong phòng bếp và phòng vệ sinh, bạn nên lắp quạt thông gió để thông thoáng khí.
- Thực phẩm để trong bếp nên đậy lại và ngăn không cho âm khí từ nhà vệ sinh xâm nhập.
- Tránh tình trạng bày bừa tại bồn rửa quá lâu sau khi sử dụng.
- Lắp đặt cửa gương kính một chiều, nó sẽ phản chiếu lại khu vực nhà bếp tạo ra luồng hỏa khí cho khu vệ sinh.
- Lắp đặt hệ thống thông gió giúp cho giảm mùi thức ăn bay khắp phòng, mùi nhà vệ sinh sẽ không bị ẩm quá lâu trong phòng.
Trường hợp 2: Nhà vệ sinh gần bếp
Việc bố trí bếp gần nhà vệ sinh sẽ xảy ra nhiều điều xung khắc không tốt cho ngôi nhà.
Cách hóa giải như sau:
- Đặt các thiệt bị, vật dụng mang tính Thủy của cả hai khu vực gần nhau. Chẳng hạn như: vòi nước, chậu rửa, tủ lạnh của phòng bếp gần với bồn nước, chậu rửa của nhà vệ sinh.
- Những vật mang tính Thủy của nhà vệ sinh và cả trong phòng bếp không được đặt gần bếp nấu hay các thiết bị mang tính Hỏa như lò vi sóng, bếp gas, bếp điện...
- Vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ nhà bếp và toilet để đảm bảo không khí được khô thoáng, tránh vi khuẩn sinh sôi.
- Thiết kế nhà vệ sinh cần có cửa sổ hoặc thiết bị thông gió
- Thực hiện xây dựng vách ngăn cho hai khu vực
Trường hợp 3: Bếp đối diện nhà vệ sinh nhưng cửa không đối diện nhau
Nếu căn nhà thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau nhưng 2 cửa không đối diện nhau thì cách hóa giải sẽ đơn giản hơn nhiều. Cụ thể:
- Thường xuyên đóng cửa nhà vệ sinh và lắp thêm thiết bị thông gió hoặc bố trí cửa sổ
- Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và WC để không khí khô thoáng, sạch sẽ
- Làm cửa giả chắn trước nhà vệ sinh (không cần khung)
- Xây bình phong, tường hoặc lắp màng
* Thông tin mang tính tham khảo
Bình luận