(VTC News) - Cô gái đã có thai với chàng trai bản nhưng vẫn bị gia đình ngăn cấm. Cô gái bị giam vào một vách núi, sinh con và cả hai mẹ con cùng hóa đá.
Sự tích mà bà con dân tộc Thái, những người có tuổi ở bản Nà Pha, xã Yên Khê (huyện Con Cuông - Nghệ An) kể lại, ngày xưa, ở bản Nà Pha có gia đình giàu có, quyền thế, sinh được một người con gái đẹp tính, đẹp nét, lại hát hay. Tiếng hát của cô được ví von chim rừng bay qua nghe cũng phải dừng lại. Khi cô xuống suối tắm, tôm cá vây quanh đôi chân nõn nà của nàng.
Bị cha mẹ cấm không cho chơi với đám thanh niên dân bản, cô vẫn bỏ trốn ra ngoài. Sau đó cô đem lòng thương yêu một chàng trai bản nghèo khó. Biết tin, cha cô cấm đoán không cho hai người tiếp tục đi lại với nhau chỉ vì không môn đăng hộ đối. Bỏ ngoài tai lời phân biệt sang hèn của cha, cô gái vẫn thường xuyên liên lạc với chàng trai.
Thuyết phục cha cho hai người đến với nhau không được, đôi uyên ương quyết ăn cơm trước kẻng rồi mới "trình diện". Đôi nam nữ suy nghĩ ,"gạo đã nấu thành cơm" kiểu gì gia đình cô cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên, không những không đồng ý, cha cô còn đem cô nhốt vào một cái hang có hình hài xấu xí ngay phía sau nhà, nhất quyết để cô sống cảnh lầm than đến lúc lìa khỏi cõi trần.
Dân bản thương xót đến giải cứu nhưng không thành, nhiều người còn bị vạ lây nên không ai còn dám bén mảng đến hang. Tin này đến tai Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào và Bắc Đẩu cử người có hoa tay xuống bài trí lại hang cho thật đẹp. Để người con gái chung thủy với người mình yêu được sinh nở mẹ tròn con vuông, có nơi ở sạch sẽ.
Sự tích mà bà con dân tộc Thái, những người có tuổi ở bản Nà Pha, xã Yên Khê (huyện Con Cuông - Nghệ An) kể lại, ngày xưa, ở bản Nà Pha có gia đình giàu có, quyền thế, sinh được một người con gái đẹp tính, đẹp nét, lại hát hay. Tiếng hát của cô được ví von chim rừng bay qua nghe cũng phải dừng lại. Khi cô xuống suối tắm, tôm cá vây quanh đôi chân nõn nà của nàng.
Bị cha mẹ cấm không cho chơi với đám thanh niên dân bản, cô vẫn bỏ trốn ra ngoài. Sau đó cô đem lòng thương yêu một chàng trai bản nghèo khó. Biết tin, cha cô cấm đoán không cho hai người tiếp tục đi lại với nhau chỉ vì không môn đăng hộ đối. Bỏ ngoài tai lời phân biệt sang hèn của cha, cô gái vẫn thường xuyên liên lạc với chàng trai.
Thuyết phục cha cho hai người đến với nhau không được, đôi uyên ương quyết ăn cơm trước kẻng rồi mới "trình diện". Đôi nam nữ suy nghĩ ,"gạo đã nấu thành cơm" kiểu gì gia đình cô cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên, không những không đồng ý, cha cô còn đem cô nhốt vào một cái hang có hình hài xấu xí ngay phía sau nhà, nhất quyết để cô sống cảnh lầm than đến lúc lìa khỏi cõi trần.
Dân bản thương xót đến giải cứu nhưng không thành, nhiều người còn bị vạ lây nên không ai còn dám bén mảng đến hang. Tin này đến tai Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào và Bắc Đẩu cử người có hoa tay xuống bài trí lại hang cho thật đẹp. Để người con gái chung thủy với người mình yêu được sinh nở mẹ tròn con vuông, có nơi ở sạch sẽ.
Hình ảnh cổng vào hang chụp từ trong ra |
Một hôm cô tỉnh giấc sau giấc ngủ dài, đã nhìn thấy ánh mặt trời dọi thằng vào hang. Trên vòm hang có họa tiết đẹp mắt, những tấm lụa đá dịu dàng giăng lên, có dường đá nằm, có bàn, có ghế, có những bức hoạ đồ mọc từ những thành hang. Có mảng đá để cho nàng gõ vào vang lên những âm thanh kỳ ảo, xoa đi nỗi bất hạnh của mình.
Một thời gian sau, cô gái sinh được một người con, không hiểu hai mẹ con sống được bao lâu nhưng khi người ta vào không ai còn nhìn thấy nữa.Chỉ xuất hiện hình khối đá như hai mẹ con đang ôm nhau, mặt đứa con nhìn ra khoảng lộ thiên lên trời, hình đá của mẹ mắt nhìn xuống bản làng Yên Khê với một nét đầy khát vọng.
Một thời gian sau, cô gái sinh được một người con, không hiểu hai mẹ con sống được bao lâu nhưng khi người ta vào không ai còn nhìn thấy nữa.Chỉ xuất hiện hình khối đá như hai mẹ con đang ôm nhau, mặt đứa con nhìn ra khoảng lộ thiên lên trời, hình đá của mẹ mắt nhìn xuống bản làng Yên Khê với một nét đầy khát vọng.
Hình ảnh mà sự tích kể lại là hai mẹ con hóa đá |
Sự chung thủy của cô gái đã khiến người dân bản mủi lòng thương xót, đặt tên cho hang đá nơi cô gái ở là Thắm Nàng Màn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tăng Ngọc Sơn - Trưởng bản Pha (trước là bản Nà Pha) cho biết, sự tích Thắm Nàng Màn đã có từ rất lâu. Ngay cả những cụ 95 tuổi cũng chỉ nghe sự tích truyền lại. Hiện nay, khu vực hang Thắm Nàng Màn đã được nghiêm cấm khai thác, giữ nguyên hiện trạng để quy hoạch khu thăm quan du lịch. Đây là ý kiến chỉ đạo của huyện.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tăng Ngọc Sơn - Trưởng bản Pha (trước là bản Nà Pha) cho biết, sự tích Thắm Nàng Màn đã có từ rất lâu. Ngay cả những cụ 95 tuổi cũng chỉ nghe sự tích truyền lại. Hiện nay, khu vực hang Thắm Nàng Màn đã được nghiêm cấm khai thác, giữ nguyên hiện trạng để quy hoạch khu thăm quan du lịch. Đây là ý kiến chỉ đạo của huyện.
Toàn cảnh Thắm Nàng Màn |
Liên quan đến sự tích người con gái thủy chung bị hóa đá, Nhạc sĩ Lê Hoàng người dân địa phương đã sáng tác bài hát có tiêu đề "Chung tình Nà Pha". Bài hát này cũng đã đạt được giải nhất của huyện Con Cuông trong một cuộc thi văn nghệ.
Mời quý độc giả thưởng thức ca khúc Chung tình Nà Pha, với sự thể hiện của Trưởng bản Tăng Ngọc Sơn:
Mời quý độc giả thưởng thức ca khúc Chung tình Nà Pha, với sự thể hiện của Trưởng bản Tăng Ngọc Sơn:
Hồng Thắng
Bình luận