Cuộc đời Nguyễn Thị Như Ý là những câu chuyện đẫm nước mắt. Mẹ Như Ý mất chỉ vài ngày trước khi Ý đoạt HCV SEA Games 23, người chồng đầu tiên qua đời vì đột quỵ, người chồng thứ hai đang vướng vòng lao lý…
Đời không “như ý"
Ý sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, có tới 9 người con ở Sa Đéc (Đồng Tháp). Nhà đông con, bố mẹ Ý đặt cái tên “Như Ý” mong sao cuộc đời con gái giống như cái tên. Nhưng ngay từ nhỏ, Ý đã phải bươn trải nuôi heo, bán cám, bán hủ tiếu gõ phụ giúp gia đình.
Ý có tố chất, được chọn vào đội điền kinh của tỉnh Đồng Tháp ở nội dung ném đĩa. 6 năm luyện tập miệt mài, tới 18 tuổi, các HLV thấy Như Ý không phát triển được ở điền kinh nên đã quyết định loại cô. Như Ý về Sa Đéc buôn bán vặt qua ngày.
Thấy Như Ý là một VĐV chịu khó, nay phải buôn bán lam lũ ở chợ kiếm sống, một HLV điền kinh đã gợi ý với HLV Lê Thanh Vĩnh - HLV Judo của Đồng Tháp - cho Ý tập thử.
Thầy Vĩnh nhớ lại: “Ý có thể hình tốt, lại có căn bản về điền kinh, nên tôi nhận lời. Thời đó nhà Ý rất nghèo, lại ở xa phòng tập đến 8 cây số, mỗi lần tập phải đi bộ. Trong 3 tháng đầu do chưa có chế độ, nên tôi chỉ cho em tiền nước. Khó khăn vậy, nhưng Ý rất kiên trì, không bỏ buổi nào”.
Thật bất ngờ, chỉ nửa năm sau Như Ý đã không phụ công thầy, đoạt luôn HCĐ giải toàn quốc năm 2002. Rồi được chọn vào dự tuyển SEA Games 22 - 2003. Những tưởng cuộc đời Như Ý đã... như ý. Năm 2005, Ý chính thức ghi tên mình vào bảng vàng với chiếc HCV SEA Games.
Như Ý không hề biết rằng, ngày cô lên đường sang Philippines dự SEA Games thì ở quê nhà, mẹ cô qua đời vì bệnh nặng. Cha Ý và BHL quyết định giấu tin buồn này, để cô tập trung thi đấu. Cho đến khi Ý đoạt HCV SEA Games hạng cân 63kg, cô mới biết tin dữ. Ngay bên cạnh bục trao huy chương, Như Ý ngồi thụp xuống, hai tay bưng mặt, òa khóc...
Thầy Thanh Vĩnh - cựu HLV đội tuyển Judo Việt Nam - nói rằng: “Trong mấy học trò của tôi, Như Ý có cảnh đời bi thương nhất”.
Năm 24 tuổi, Ý lập gia đình. Chồng của Ý không nghề nghiệp, lại đặc biệt gia trưởng. Sau khi Ý đoạt HCV SEA Games và khá nổi tiếng, chồng Ý quản lý vợ y hệt một ông bầu quản lý ngôi sao độc quyền: Mọi sự liên hệ từ tổ chức, cá nhân nào đều phải thông qua chồng. Chồng cho gặp thì được gặp, chồng không cho thì thôi. Bao nhiêu năm lấy chồng, bấy nhiêu năm Ý như bị quản thúc, mất tự do. Đến một ngày, chồng Ý đột quỵ và qua đời.
Người phụ nữ trẻ phải sớm góa bụa, tưởng sẽ gục ngã. Thế nhưng, Ý vẫn đứng vững, lao vào luyện tập, thi đấu như thể quên đi bất hạnh dồn dập đổ lên đầu. Năm 2011, Như Ý trúng tuyển vào khoa Giáo dục thể chất của trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp. Rồi sau đó, được một chàng đồng hương yêu thương, cảm thông với hoàn cảnh. Ý đi bước nữa và lại mong hạnh phúc mỉm cười. Đó là thời điểm Như Ý đã làm đơn xin rút khỏi đội tuyển, gần như đoạn tuyệt với judo để chăm sóc gia đình. “Cũng thật tiếc khi phải chia tay với judo, nhưng có thể với tôi, có thứ còn quan trọng hơn rất nhiều...!” - Ý chia sẻ.
Một lần nữa, số phận lại như trêu đùa Ý, tái hôn không lâu, người chồng thứ hai của Ý vì bênh mẹ mà lỡ tay gây thương tích cho người khác nên đã phải thi hành hình phạt của pháp luật. Chồng vào tù, Ý trở thành trụ cột của gia đình, từ chăm sóc mẹ chồng già yếu, vừa lo sinh con.
Bụng mang dạ chửa, Ý cũng đã lỡ xin nghỉ thi đấu nên các chế độ bị cắt hoàn toàn. Sinh con, trong túi Như Ý không có một đồng, phải chạy đôn đáo vay mượn tiền bạn bè để mua sữa cho con.
3 tháng sau sinh, đã lao vào luyện tập
Sau khi sinh con 3 tháng, Như Ý nhận lời mời của HLV judo của Đồng Tháp trở lại luyện tập, cũng là mong có một khoản chế độ nhỏ nuôi con, nuôi mẹ già và nuôi mình. Phải vắt bớt sữa trước mỗi buổi tập và thật kỳ diệu, chỉ 3 tháng sau khi trở lại luyện tập, Như Ý đoạt HCV giải judo toàn quốc năm 2012.
Nối tiếp thành công. Tại giải Judo Đông Nam Á 2012, Như Ý đoạt cả 2 HCV ở các nội dung cô tham dự. Hình ảnh Như Ý tay bế cậu con trai chưa đầy 1 tuổi lên bục nhận HCV khiến cả nhà thi đấu hôm đó xúc động và giành cho hai mẹ con những tràng vỗ tay không ngớt.
Nhưng Ý vẫn phải đối diện với thực tế. Với Ý, judo không chỉ là niềm đam mê mà còn là sự nghiệp mà Ý trông cả vào đó để mưu sinh. Nếu không có judo, có lẽ Ý sẽ lại trở về Sa Đéc với cửa hàng buôn bán vặt của mình bươn trải sống qua ngày.
Thi đấu và luyện tập đầy ý chí, Như Ý để cậu con trai chưa mới 20 tháng tuổi ở nhà để tập trung đội tuyển hướng tới SEA Games 27.
Nhớ con, nhiều đêm Như Ý thức trắng, nước mắt ướt đầm gối. Nhưng rồi, Ý vẫn phải gạt nước mắt lao vào luyện tập bởi phía trước cô là một nhiệm vụ thật nặng nề tại SEA Games 27: Phải đoạt HCV để có tiền mua sữa cho con...
Điều không ai ngờ là sau khi sinh con chỉ đúng 3 tháng, Nguyễn Thị Như Ý với bầu ngực còn căng tức sữa đã phải xin luyện tập trở lại chỉ để nhận đồng lương tháng ít ỏi. Với Như Ý, điều mong muốn nhất của cô ở SEA Games 27 sắp tới, thật giản dị: “Mong huy chương vàng để có tiền mua sữa cho con”.
VĐV Judo Nguyễn Thị Như Ý |
Đời không “như ý"
Ý sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, có tới 9 người con ở Sa Đéc (Đồng Tháp). Nhà đông con, bố mẹ Ý đặt cái tên “Như Ý” mong sao cuộc đời con gái giống như cái tên. Nhưng ngay từ nhỏ, Ý đã phải bươn trải nuôi heo, bán cám, bán hủ tiếu gõ phụ giúp gia đình.
Ý có tố chất, được chọn vào đội điền kinh của tỉnh Đồng Tháp ở nội dung ném đĩa. 6 năm luyện tập miệt mài, tới 18 tuổi, các HLV thấy Như Ý không phát triển được ở điền kinh nên đã quyết định loại cô. Như Ý về Sa Đéc buôn bán vặt qua ngày.
Thấy Như Ý là một VĐV chịu khó, nay phải buôn bán lam lũ ở chợ kiếm sống, một HLV điền kinh đã gợi ý với HLV Lê Thanh Vĩnh - HLV Judo của Đồng Tháp - cho Ý tập thử.
Thầy Vĩnh nhớ lại: “Ý có thể hình tốt, lại có căn bản về điền kinh, nên tôi nhận lời. Thời đó nhà Ý rất nghèo, lại ở xa phòng tập đến 8 cây số, mỗi lần tập phải đi bộ. Trong 3 tháng đầu do chưa có chế độ, nên tôi chỉ cho em tiền nước. Khó khăn vậy, nhưng Ý rất kiên trì, không bỏ buổi nào”.
Thật bất ngờ, chỉ nửa năm sau Như Ý đã không phụ công thầy, đoạt luôn HCĐ giải toàn quốc năm 2002. Rồi được chọn vào dự tuyển SEA Games 22 - 2003. Những tưởng cuộc đời Như Ý đã... như ý. Năm 2005, Ý chính thức ghi tên mình vào bảng vàng với chiếc HCV SEA Games.
Như Ý không hề biết rằng, ngày cô lên đường sang Philippines dự SEA Games thì ở quê nhà, mẹ cô qua đời vì bệnh nặng. Cha Ý và BHL quyết định giấu tin buồn này, để cô tập trung thi đấu. Cho đến khi Ý đoạt HCV SEA Games hạng cân 63kg, cô mới biết tin dữ. Ngay bên cạnh bục trao huy chương, Như Ý ngồi thụp xuống, hai tay bưng mặt, òa khóc...
Thầy Thanh Vĩnh - cựu HLV đội tuyển Judo Việt Nam - nói rằng: “Trong mấy học trò của tôi, Như Ý có cảnh đời bi thương nhất”.
Năm 24 tuổi, Ý lập gia đình. Chồng của Ý không nghề nghiệp, lại đặc biệt gia trưởng. Sau khi Ý đoạt HCV SEA Games và khá nổi tiếng, chồng Ý quản lý vợ y hệt một ông bầu quản lý ngôi sao độc quyền: Mọi sự liên hệ từ tổ chức, cá nhân nào đều phải thông qua chồng. Chồng cho gặp thì được gặp, chồng không cho thì thôi. Bao nhiêu năm lấy chồng, bấy nhiêu năm Ý như bị quản thúc, mất tự do. Đến một ngày, chồng Ý đột quỵ và qua đời.
Người phụ nữ trẻ phải sớm góa bụa, tưởng sẽ gục ngã. Thế nhưng, Ý vẫn đứng vững, lao vào luyện tập, thi đấu như thể quên đi bất hạnh dồn dập đổ lên đầu. Năm 2011, Như Ý trúng tuyển vào khoa Giáo dục thể chất của trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp. Rồi sau đó, được một chàng đồng hương yêu thương, cảm thông với hoàn cảnh. Ý đi bước nữa và lại mong hạnh phúc mỉm cười. Đó là thời điểm Như Ý đã làm đơn xin rút khỏi đội tuyển, gần như đoạn tuyệt với judo để chăm sóc gia đình. “Cũng thật tiếc khi phải chia tay với judo, nhưng có thể với tôi, có thứ còn quan trọng hơn rất nhiều...!” - Ý chia sẻ.
Một lần nữa, số phận lại như trêu đùa Ý, tái hôn không lâu, người chồng thứ hai của Ý vì bênh mẹ mà lỡ tay gây thương tích cho người khác nên đã phải thi hành hình phạt của pháp luật. Chồng vào tù, Ý trở thành trụ cột của gia đình, từ chăm sóc mẹ chồng già yếu, vừa lo sinh con.
Bụng mang dạ chửa, Ý cũng đã lỡ xin nghỉ thi đấu nên các chế độ bị cắt hoàn toàn. Sinh con, trong túi Như Ý không có một đồng, phải chạy đôn đáo vay mượn tiền bạn bè để mua sữa cho con.
3 tháng sau sinh, đã lao vào luyện tập
Sau khi sinh con 3 tháng, Như Ý nhận lời mời của HLV judo của Đồng Tháp trở lại luyện tập, cũng là mong có một khoản chế độ nhỏ nuôi con, nuôi mẹ già và nuôi mình. Phải vắt bớt sữa trước mỗi buổi tập và thật kỳ diệu, chỉ 3 tháng sau khi trở lại luyện tập, Như Ý đoạt HCV giải judo toàn quốc năm 2012.
Nối tiếp thành công. Tại giải Judo Đông Nam Á 2012, Như Ý đoạt cả 2 HCV ở các nội dung cô tham dự. Hình ảnh Như Ý tay bế cậu con trai chưa đầy 1 tuổi lên bục nhận HCV khiến cả nhà thi đấu hôm đó xúc động và giành cho hai mẹ con những tràng vỗ tay không ngớt.
Nhưng Ý vẫn phải đối diện với thực tế. Với Ý, judo không chỉ là niềm đam mê mà còn là sự nghiệp mà Ý trông cả vào đó để mưu sinh. Nếu không có judo, có lẽ Ý sẽ lại trở về Sa Đéc với cửa hàng buôn bán vặt của mình bươn trải sống qua ngày.
Thi đấu và luyện tập đầy ý chí, Như Ý để cậu con trai chưa mới 20 tháng tuổi ở nhà để tập trung đội tuyển hướng tới SEA Games 27.
Nhớ con, nhiều đêm Như Ý thức trắng, nước mắt ướt đầm gối. Nhưng rồi, Ý vẫn phải gạt nước mắt lao vào luyện tập bởi phía trước cô là một nhiệm vụ thật nặng nề tại SEA Games 27: Phải đoạt HCV để có tiền mua sữa cho con...
Theo Lao Động
Bình luận