Niềm vui sắp bước sang tuổi “thất thập cổ lai hi” của ông Lê Văn Xê ở ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, Long An là tấm bằng kỹ sư nông học loại khá của Trường đại học Nông lâm TPHCM.
Thế là đã qua 12 năm ròng rã miệt mài việc học, từ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và liên thông lên đại học, ông Lê Văn Xê (69 tuổi) đã có thể cầm tấm bằng tốt nghiệp với bảng điểm chỉ toàn điểm 8, 9 và 10 để khoe với con cháu.
“Tôi sẽ còn học tiếp”
Tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp năm 17 tuổi, ông Xê học thêm một năm sư phạm rồi đi dạy tiểu học như một số bạn bè đương thời. Dạy học, nhưng niềm mơ ước được tiếp tục với tri thức không bao giờ ngừng. Mười năm dạy học và tự học, ông Xê tiếp tục trở thành sinh viên của một trường hành chính thời bấy giờ.
Tưởng chừng giấc mơ suôn sẻ thì trường hành chính này giải thể khi chỉ còn nửa năm học cuối. Ông Xê trở về quê nhà chấp nhận làm nông dân, làm đội trưởng đội sản xuất số 3 Hợp tác xã nông nghiệp ấp Bình Cang.
Cưới cô giáo làng Nguyễn Thị Bê, nhưng cả hai vợ chồng ông Xê bấy giờ đành phải hi sinh chuyện sách vở mà tìm hiểu các luống cày, mùa gieo sạ. Lần lượt năm đứa con ra đời, niềm ham mê được học của ông Xê tiếp tục bị cơm áo cả gia đình bảy miệng ăn đè nén.. Năm 1988, ông Xê mở cửa hàng vật tư nông nghiệp đầu tiên ở xã Bình Thạnh.
Đến đầu năm 2000, khi cả năm người con đã trở thành những luật sư, nhân viên ngân hàng ở TP.HCM và Nhà nước có quy định cá nhân muốn kinh doanh ngành bảo vệ thực vật phải có tối thiểu bằng trung cấp ngành trồng trọt bảo vệ thực vật, sự ham học của ông lại trỗi dậy.
Một mặt để chuẩn hóa nghề nghiệp, một mặt thỏa mãn tâm nguyện “cử nhân” của cả đời, ông Xê đăng ký vào chuyên ngành trồng trọt của Trường trung học dạy nghề NN&PTNT Nam bộ (bây giờ là Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ ở Tiền Giang).
Tốt nghiệp trung cấp, ba năm sau niềm vui lại đến với ông khi Trường trung cấp dạy nghề NN&PTNT Nam bộ phối hợp với Trường cao đẳng Nông lâm Bắc Giang mở lớp liên thông cao đẳng. Năm 2009, ông Xê có trong tay tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng loại khá.
Vừa tốt nghiệp cao đẳng, lại hay tin Trường đại học Nông lâm TP.HCM phối hợp cùng Trường trung cấp dạy nghề NN&PTNT Nam bộ mở lớp đại học liên thông hệ vừa học vừa làm, ông Xê đăng ký thi luôn và nhận tấm bằng tốt nghiệp loại khá vào ngày 13/11/2012. Nhưng ông Xê cho biết “sự học” sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Mỗi ngày đi học là một niềm vui
Học ở Tiền Giang, thầy chủ nhiệm Phạm Hữu Nguyên (thạc sĩ - giảng viên Trường đại học Nông lâm) cho biết “học trò Xê” là người siêng năng nhất lớp.
Hơn 70km đi học hằng ngày gần như không là gì với vòng xe máy của ông già gần 70 tuổi. Có bữa vì trật khớp chân, ông Xê buộc bằng được vợ mình bắt xe ôm đến trường gửi giấy xin phép. “Đi học đều rồi mới biết nghỉ một buổi thì tiếc lắm luôn, nó như thói quen của mình vậy đó!” - ông cười kể.
Cứ phải cười khà hoài với câu “bể học mênh mông” mỗi khi có người đùa “gần đất xa trời rồi còn học làm gì?”, ông Xê viết hẳn một bài “Để trả lời một câu hỏi” đăng trên tập kỷ yếu của trường. Trong đó, ông dẫn đầu bằng lời nhạc nghêu ngao: “Mỗi ngày, ta có một niềm vui/Cùng bạn đạp xe đến trường/Lắng nghe thầy dạy nhiều điều mới/Thấy lòng nao nức với tương lai...” và câu kết: “Chỉ có tri thức mới là tài sản chân thực nhất của đời người”.
Nghe ông Xê kể chuyện học, bà Bê cứ ngồi bên cười giòn. Ông Xê tốt nghiệp, người vui nhất phải kể đến là bà Bê. Từ nay, bà sẽ không còn buồn khi phải ngồi một mình với xe nước mía trước nhà, lục đục nấu nửa lon gạo, luộc cái trứng chờ chồng tối mịt mới về.
Ông Xê đi, bà Bê buồn là vậy nhưng bao giờ bà cũng luôn là người động viên chồng nhiều nhất. Đã mười năm nay, niềm vui đi học và câu chuyện lớp, chuyện thầy hằng ngày cũng là niềm vui chính của bà Bê. Để tết vừa qua, bà Bê có thể gọi cả sáu đứa cháu nội ngoại của mình lại mà dặn rằng: “Học làm sao hơn ông của bay thì học!”.
Thế là đã qua 12 năm ròng rã miệt mài việc học, từ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và liên thông lên đại học, ông Lê Văn Xê (69 tuổi) đã có thể cầm tấm bằng tốt nghiệp với bảng điểm chỉ toàn điểm 8, 9 và 10 để khoe với con cháu.
Ông Lê Văn Xê với tấm bằng tốt nghiệp ĐH loại khá. |
“Tôi sẽ còn học tiếp”
Tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp năm 17 tuổi, ông Xê học thêm một năm sư phạm rồi đi dạy tiểu học như một số bạn bè đương thời. Dạy học, nhưng niềm mơ ước được tiếp tục với tri thức không bao giờ ngừng. Mười năm dạy học và tự học, ông Xê tiếp tục trở thành sinh viên của một trường hành chính thời bấy giờ.
Tưởng chừng giấc mơ suôn sẻ thì trường hành chính này giải thể khi chỉ còn nửa năm học cuối. Ông Xê trở về quê nhà chấp nhận làm nông dân, làm đội trưởng đội sản xuất số 3 Hợp tác xã nông nghiệp ấp Bình Cang.
Cưới cô giáo làng Nguyễn Thị Bê, nhưng cả hai vợ chồng ông Xê bấy giờ đành phải hi sinh chuyện sách vở mà tìm hiểu các luống cày, mùa gieo sạ. Lần lượt năm đứa con ra đời, niềm ham mê được học của ông Xê tiếp tục bị cơm áo cả gia đình bảy miệng ăn đè nén.. Năm 1988, ông Xê mở cửa hàng vật tư nông nghiệp đầu tiên ở xã Bình Thạnh.
|
Một mặt để chuẩn hóa nghề nghiệp, một mặt thỏa mãn tâm nguyện “cử nhân” của cả đời, ông Xê đăng ký vào chuyên ngành trồng trọt của Trường trung học dạy nghề NN&PTNT Nam bộ (bây giờ là Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ ở Tiền Giang).
Tốt nghiệp trung cấp, ba năm sau niềm vui lại đến với ông khi Trường trung cấp dạy nghề NN&PTNT Nam bộ phối hợp với Trường cao đẳng Nông lâm Bắc Giang mở lớp liên thông cao đẳng. Năm 2009, ông Xê có trong tay tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng loại khá.
Vừa tốt nghiệp cao đẳng, lại hay tin Trường đại học Nông lâm TP.HCM phối hợp cùng Trường trung cấp dạy nghề NN&PTNT Nam bộ mở lớp đại học liên thông hệ vừa học vừa làm, ông Xê đăng ký thi luôn và nhận tấm bằng tốt nghiệp loại khá vào ngày 13/11/2012. Nhưng ông Xê cho biết “sự học” sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Mỗi ngày đi học là một niềm vui
Học ở Tiền Giang, thầy chủ nhiệm Phạm Hữu Nguyên (thạc sĩ - giảng viên Trường đại học Nông lâm) cho biết “học trò Xê” là người siêng năng nhất lớp.
Hơn 70km đi học hằng ngày gần như không là gì với vòng xe máy của ông già gần 70 tuổi. Có bữa vì trật khớp chân, ông Xê buộc bằng được vợ mình bắt xe ôm đến trường gửi giấy xin phép. “Đi học đều rồi mới biết nghỉ một buổi thì tiếc lắm luôn, nó như thói quen của mình vậy đó!” - ông cười kể.
Cứ phải cười khà hoài với câu “bể học mênh mông” mỗi khi có người đùa “gần đất xa trời rồi còn học làm gì?”, ông Xê viết hẳn một bài “Để trả lời một câu hỏi” đăng trên tập kỷ yếu của trường. Trong đó, ông dẫn đầu bằng lời nhạc nghêu ngao: “Mỗi ngày, ta có một niềm vui/Cùng bạn đạp xe đến trường/Lắng nghe thầy dạy nhiều điều mới/Thấy lòng nao nức với tương lai...” và câu kết: “Chỉ có tri thức mới là tài sản chân thực nhất của đời người”.
Nghe ông Xê kể chuyện học, bà Bê cứ ngồi bên cười giòn. Ông Xê tốt nghiệp, người vui nhất phải kể đến là bà Bê. Từ nay, bà sẽ không còn buồn khi phải ngồi một mình với xe nước mía trước nhà, lục đục nấu nửa lon gạo, luộc cái trứng chờ chồng tối mịt mới về.
Ông Xê đi, bà Bê buồn là vậy nhưng bao giờ bà cũng luôn là người động viên chồng nhiều nhất. Đã mười năm nay, niềm vui đi học và câu chuyện lớp, chuyện thầy hằng ngày cũng là niềm vui chính của bà Bê. Để tết vừa qua, bà Bê có thể gọi cả sáu đứa cháu nội ngoại của mình lại mà dặn rằng: “Học làm sao hơn ông của bay thì học!”.
Theo Sơn Lâm
Tuổi Trẻ
Bình luận