• Zalo

Chuyên gia chỉ cách cấp cứu trẻ bị sặc bột

Sức khỏeThứ Tư, 18/10/2017 07:43:00 +07:00Google News

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa tiếp nhận bé Ngô Tuấn T. (7 tháng tuổi), thường trú tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, suy hô hấp, tím tái, phải thở oxy, tiên lượng rất nặng do sặc bột.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bé nhập viện cấp cứu, kết quả nội soi phế quản ghi nhận trong phổi bệnh nhân chứa nhiều dịch lẫn bột thức ăn màu trắng.

Các bác sĩ đã tiến hành bơm rửa, hút sạch dịch lẫn bột trắng tại hạ họng, thanh quản, khí quản và phế quản cho bé. Hiện tại, sức khỏe toàn trạng bệnh nhân ổn định, tình trạng khó thở của bé đã giảm đáng kể. Cháu bé sau đó, được theo dõi tại Khoa Hồi sức Cấp cứu.

1

 Bác sĩ cùng kíp nội soi phế khí quản hút sạch dịch lẫn bột trắng trong phế quản cho bé.

Bác sĩ cho biết: Trường hợp bé Ngô Tuấn T. bị tắc đường thở do sặc bột được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên nhanh chóng cung cấp oxy cho não, não không bị thiếu oxy quá lâu. Nếu đến bệnh viện chậm, thiếu oxy lâu sẽ để lại di chứng ở não, rất khó hồi phục hoàn toàn, nguy cơ thiệt mạng ở trẻ rất cao.

Cách đây nửa tháng, liên tiếp xảy ra 2 vụ việc trẻ tử vong do sặc cháo, sữa. Ngày 25/9, cháu bé 9 tháng tuổi ở Cai Lậy, Tiền Giang vừa chết nguyên nhân ban đầu được xác định nghi do sặc sữa.

Ngày 24/9, một vụ sặc cháo thương tâm cũng xảy ra tại Thủ Đức, TP.HCM. Bé T, 9 tháng tuổi bị sặc cháo, dù được bảo mẫu lấy tay ấn mạnh vào bụng bé cho cháo sặc ra ngoài. Nhưng sau đó, cháu T trở nên tím tái và được chuyển khẩn cấp vào bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Trong tình huống này, các cháu được cấp cứu tại kịp thời, có thể tính mạng cháu đã được cứu sống nếu nếu gia đình, nhà trường có sẵn thiết bị cấp cứu sặc nghẹn tại chỗ - Dechoker.

Dechoker là một thiết bị hút cầm tay có áp lực lên tới 35kPa, đủ để giải phóng dị vật ra khỏi đường thở chỉ trong vòng 3-5 giây và rất dễ dàng thao tác khi gặp sự cố cần cấp cứu.

Capture

 Khi bị sặc nghẹn, không chỉ ở trẻ em, ngay cả ở người lớn cũng cần được cấp cứu kịp thời. (Ảnh: Dùng thiết bị cấp cứu sặc nghẹn trong trường hợp khẩn cấp.)

Đây là thiết bị trợ giúp sặc nghẹn cho trẻ, cho người già, người bị bệnh, rối loạn thần kinh, hoặc các điều kiện liên quan đến sức khỏe khác.

Với thao tác đơn giản, thiết bị này rất dễ sử dụng, giúp lấy các dị vật gây tắc nghẹn đường thở và giải phóng đường thở để ngăn ngừa tử vong do tai nạn sặc nghẹn ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

Các bước thực hiện cấp cứu sặc nghẹn bằng Dechoker:

1- Lấy Dechoker từ hộp, kéo thử một hoặc hai lần trước khi sử dụng.

2- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay úp trước ngực, nghiêng đầu, nâng cằm lên để có thể tiếp cận vào khí quản.

3- Đưa ống vào trong miệng bệnh nhân, đặt mặt nạ phủ kín miệng và mũi không quá 3 giây.

4- Đặt ngón tay cái ở phía dưới cằm và ngón trỏ ở trên một bên của mặt nạ, ngón giữa giữ bên trên.

5- Sử dụng áp lực nhẹ, bắt đầu kéo pittong lên. Lặp lại từ 4-5 lần nếu cần thiết.

6- Chú ý không bao giờ để mặt nạ che miệng và mũi quá 3 giây tại bất kỳ thời điểm nào. Đếm ngược 3, 2, 1.

7- Nâng bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để dị vật đưa ra khỏi miệng và tránh bị hút vào phổi.

Video: Uống nhầm nửa chai rượu, bé 5 tuổi co giật nhập viện cấp cứu

Thu Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn