Nghịch lý lại tiếp tục diễn ra với nền giáo dục nước nhà, khi chương trình học đang được coi là "nặng" thì tổng kết cuối năm lại có rất nhiều học sinh giỏi.
Mới đây nhất, có trường hợp của 1 lớp học ở TP.HCM, sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả tổng kết năm học, trong 50 em thì có tới 49 em đạt loại Giỏi (đạt 98%) và chỉ có duy nhất một học sinh đạt loại Khá "bơ vơ".
TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có nhưng chia sẻ về vấn đề này:
- Với tư cách là giảng viên khoa giáo dục tiểu học, bà đánh giá như thế nào trong khi chương trình học đang được coi là nặng đối với học sinh, mà có những lớp học sinh toàn giỏi?
Thực ra vấn đề này cũng đã xảy ra nhiều và từ khá lâu rồi. Phụ huynh và giáo viên rất khao khát thành tích, nên con trẻ bị ép đi học nhiều.
Và khi mà cả lớp được học sinh giỏi như thế thì giá trị của phần thưởng học sinh giỏi cũng không còn nhiều ý nghĩa.
- Chưa kể, tính chất động viên các con ở bậc tiểu học mà Bộ GD-ĐT muốn gửi gắm cũng không thực hiện được, bởi động viên gì nữa khi tất cả học sinh đều là học sinh giỏi?
Ban đầu những người làm chương trình cũng như xây dựng phương pháp đánh giá học sinh tiểu học, cũng mong muốn đánh giá một cách thoáng hơn để các con ở lứa tuổi nhỏ không bị áp lực về vấn đề học hành cũng như thành tích.
Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thì dường như các giáo viên đang thực hiện điều này hơi quá, khiến xảy ra những trường hợp như thế này. Việc đánh giá các con có thể qua nhiều cách, hoặc nhận xét theo theo dõi các con hằng ngày hoặc đánh giá qua điểm.
Nhưng nếu đã đánh giá qua điểm thì phải có một sự công bằng và có khả năng phân loại học sinh. Và chuyện trong số 50 học sinh mà có tới 49 học sinh giỏi thì không còn thể hiện được mục đích của việc phân loại. Đây là điều thực sự không nên bởi đã vô tình làm mất đi tính công bằng.
- Bà có thể phân tích rõ hơn những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
Có một tồn tại dẫn tới thực trạng này, đó là việc dạy học còn rất hình thức. Có hiện tượng, đến kỳ thi, giáo viên rất nhiều lớp cho các con làm trước bài thi hay dạng giống với bài thi sắp tới. Hoặc là trong đề thi có hai, ba bài thì đã cho các con làm trước một bài.
Chưa kể, làm văn mà các cô cho học theo hai ba bài văn mẫu rồi các con nhớ để viết lại, mất đi sự sáng tạo. Đến kỳ thi ra đúng bài đã được làm thì việc các con đạt kết quả cao như phụ huynh nhận được là không bất ngờ. Đây giống như là học thuộc lòng hơn chứ không phải là học thật sự nữa.
Ngoài ra, hiện việc đánh giá giáo viên đang dựa vào thành tích của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp mà có nhiều học sinh giỏi và ít học sinh xếp loại tiên tiến thì sẽ được các danh hiệu như chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến,…
Vì vậy, các giáo viên sẽ “dễ dãi” và thoải mái hơn trong việc chấm điểm cho các con. Điều này đang gây bất cập. Thế mới có chuyện nhiều trường hợp, khi các con có những lỗi sai bị trừ điểm thì các cô ra sức “kiện tụng” rất dữ dội để có thể giành giật lại từng điểm số nhỏ cho các con.
Nhưng sâu xa, đây là để phục vụ thành tích, tất nhiên vẫn có những người tâm huyết thật sự. Theo tôi, làm như vậy là hơi quá và không đúng với tính chất của giáo dục đúng nghĩa.
Một phần nữa, việc đánh giá giáo viên theo thành tích học sinh hiện nay đang làm khó, tạo áp lực lên các thầy cô. Bởi kết quả cuối năm của các con không cao cũng làm thành tích của giáo viên bị ảnh hưởng. Mặc dù, có thể giáo viên tốt nhưng trò yếu thì cách đánh giá như vậy cũng chưa công bằng, đôi khi buộc giáo viên phải “chạy đua”.
- Để có thể khắc phục được những tình trạng này, theo bà cần làm những việc gì?
Để đánh giá các trường cũng đang dựa vào thành tích của học sinh. Vì vậy, nếu không quản lý chặt sẽ có chuyện chính các cô cũng có thể nâng đỡ lẫn nhau, tức là việc chấm chéo thì giáo viên các lớp vẫn có thể nâng đỡ nhau.
Theo tôi, cần có một sự thay đổi từ trên xuống về cách đánh giá, phân loại học sinh. Đặc biệt, vấn đề đánh giá giáo viên không nên đánh giá theo thành tích của học sinh. Vì nếu rơi vào lớp học sinh yếu thì tạo nên áp lực đối với chính giáo viên đứng lớp. Các thầy cô cũng khổ để chạy đua.
Vì vậy, cần có một chút thay đổi, đó là đánh giá giáo viên theo chất lượng thật sự của học sinh. Ví dụ, tổ chức ban thanh tra đi xuống các lớp, gọi ngẫu nhiên một số học sinh để thực hiện kiểm tra. Qua đó, đánh giá được mặt bằng chung của lớp và nỗ lực của giáo viên. Việc này không quá khó mà theo tôi sẽ chính xác hơn.
Xin cảm ơn bà rất nhiều!
Theo Thanh Hùng/ Infonet
Mới đây nhất, có trường hợp của 1 lớp học ở TP.HCM, sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả tổng kết năm học, trong 50 em thì có tới 49 em đạt loại Giỏi (đạt 98%) và chỉ có duy nhất một học sinh đạt loại Khá "bơ vơ".
TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có nhưng chia sẻ về vấn đề này:
TS Vũ Thu Hương |
Thực ra vấn đề này cũng đã xảy ra nhiều và từ khá lâu rồi. Phụ huynh và giáo viên rất khao khát thành tích, nên con trẻ bị ép đi học nhiều.
Và khi mà cả lớp được học sinh giỏi như thế thì giá trị của phần thưởng học sinh giỏi cũng không còn nhiều ý nghĩa.
- Chưa kể, tính chất động viên các con ở bậc tiểu học mà Bộ GD-ĐT muốn gửi gắm cũng không thực hiện được, bởi động viên gì nữa khi tất cả học sinh đều là học sinh giỏi?
Ban đầu những người làm chương trình cũng như xây dựng phương pháp đánh giá học sinh tiểu học, cũng mong muốn đánh giá một cách thoáng hơn để các con ở lứa tuổi nhỏ không bị áp lực về vấn đề học hành cũng như thành tích.
Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thì dường như các giáo viên đang thực hiện điều này hơi quá, khiến xảy ra những trường hợp như thế này. Việc đánh giá các con có thể qua nhiều cách, hoặc nhận xét theo theo dõi các con hằng ngày hoặc đánh giá qua điểm.
Nhưng nếu đã đánh giá qua điểm thì phải có một sự công bằng và có khả năng phân loại học sinh. Và chuyện trong số 50 học sinh mà có tới 49 học sinh giỏi thì không còn thể hiện được mục đích của việc phân loại. Đây là điều thực sự không nên bởi đã vô tình làm mất đi tính công bằng.
- Bà có thể phân tích rõ hơn những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
Có một tồn tại dẫn tới thực trạng này, đó là việc dạy học còn rất hình thức. Có hiện tượng, đến kỳ thi, giáo viên rất nhiều lớp cho các con làm trước bài thi hay dạng giống với bài thi sắp tới. Hoặc là trong đề thi có hai, ba bài thì đã cho các con làm trước một bài.
Chưa kể, làm văn mà các cô cho học theo hai ba bài văn mẫu rồi các con nhớ để viết lại, mất đi sự sáng tạo. Đến kỳ thi ra đúng bài đã được làm thì việc các con đạt kết quả cao như phụ huynh nhận được là không bất ngờ. Đây giống như là học thuộc lòng hơn chứ không phải là học thật sự nữa.
|
Vì vậy, các giáo viên sẽ “dễ dãi” và thoải mái hơn trong việc chấm điểm cho các con. Điều này đang gây bất cập. Thế mới có chuyện nhiều trường hợp, khi các con có những lỗi sai bị trừ điểm thì các cô ra sức “kiện tụng” rất dữ dội để có thể giành giật lại từng điểm số nhỏ cho các con.
Nhưng sâu xa, đây là để phục vụ thành tích, tất nhiên vẫn có những người tâm huyết thật sự. Theo tôi, làm như vậy là hơi quá và không đúng với tính chất của giáo dục đúng nghĩa.
Một phần nữa, việc đánh giá giáo viên theo thành tích học sinh hiện nay đang làm khó, tạo áp lực lên các thầy cô. Bởi kết quả cuối năm của các con không cao cũng làm thành tích của giáo viên bị ảnh hưởng. Mặc dù, có thể giáo viên tốt nhưng trò yếu thì cách đánh giá như vậy cũng chưa công bằng, đôi khi buộc giáo viên phải “chạy đua”.
- Để có thể khắc phục được những tình trạng này, theo bà cần làm những việc gì?
Để đánh giá các trường cũng đang dựa vào thành tích của học sinh. Vì vậy, nếu không quản lý chặt sẽ có chuyện chính các cô cũng có thể nâng đỡ lẫn nhau, tức là việc chấm chéo thì giáo viên các lớp vẫn có thể nâng đỡ nhau.
Theo tôi, cần có một sự thay đổi từ trên xuống về cách đánh giá, phân loại học sinh. Đặc biệt, vấn đề đánh giá giáo viên không nên đánh giá theo thành tích của học sinh. Vì nếu rơi vào lớp học sinh yếu thì tạo nên áp lực đối với chính giáo viên đứng lớp. Các thầy cô cũng khổ để chạy đua.
Vì vậy, cần có một chút thay đổi, đó là đánh giá giáo viên theo chất lượng thật sự của học sinh. Ví dụ, tổ chức ban thanh tra đi xuống các lớp, gọi ngẫu nhiên một số học sinh để thực hiện kiểm tra. Qua đó, đánh giá được mặt bằng chung của lớp và nỗ lực của giáo viên. Việc này không quá khó mà theo tôi sẽ chính xác hơn.
Xin cảm ơn bà rất nhiều!
Theo Thanh Hùng/ Infonet
Bình luận