Sau quyết định rút lui không đăng cai ASIAD 18, dư luận đang chờ đợi phản ứng chính thức từ phía Ủy ban Olympic Châu Á (OCA). Trong động thái mới nhất, ông Randhir Singh - Tổng thư ký OCA cho biết hiện OCA chưa nhận được văn bản chính thức từ phía Việt Nam, vì thế, chưa thể đưa ra bất cứ bình luận nào. Về danh tính nước chủ nhà mới, ông Randhir cho rằng cần thời gian để cân nhắc cũng như hoàn tất một số thủ tục sau quyết định xin rút của Việt Nam.
Đồng quan điểm, tổng giám đốc kiêm Giám đốc kỹ thuật của OCA, cho biết ông hiểu tình hình ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại và hi vọng quyết định này không làm ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016.
Về phần Việt Nam, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch cho biết hiện Bộ này đang cùng Bộ Ngoại giao xây dựng phương án xin rút lui phù hợp nhất và sẽ sớm đưa ra công luận.
Việt Nam chưa đóng tiền đặt cọc nên không có quá nhiều ràng buộc trong việc đăng cai ASIAD 18. Trong trường hợp xấu nhất, nếu OCA không tìm được quốc gia thay thế, vụ việc có thể sẽ phải đưa ra tòa án thể thao quốc tế. Tuy nhiên, đây là điều khó xảy ra.
Trong lịch sử, Hàn Quốc và Singapore từng xin rút đăng cai ASIAD 18 sau khi nhận được vinh dự này. Ở cả hai lần đó, Thái Lan đều là nước đứng ra làm chủ nhà. Hàn Quốc và Singapore, trong trường hợp đó, đều phải hỗ trợ một phần kinh phí cũng như cùng OCA kêu gọi các quốc gia trong khu vực hỗ trợ nước chủ nhà bất đắc dĩ kể trên.
Nhạc Dương Tổng thư ký OCA hiện đang tìm giải pháp cho việc rút đăng cai của Việt Nam |
Đồng quan điểm, tổng giám đốc kiêm Giám đốc kỹ thuật của OCA, cho biết ông hiểu tình hình ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại và hi vọng quyết định này không làm ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016.
Về phần Việt Nam, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch cho biết hiện Bộ này đang cùng Bộ Ngoại giao xây dựng phương án xin rút lui phù hợp nhất và sẽ sớm đưa ra công luận.
Việt Nam chưa đóng tiền đặt cọc nên không có quá nhiều ràng buộc trong việc đăng cai ASIAD 18. Trong trường hợp xấu nhất, nếu OCA không tìm được quốc gia thay thế, vụ việc có thể sẽ phải đưa ra tòa án thể thao quốc tế. Tuy nhiên, đây là điều khó xảy ra.
Trong lịch sử, Hàn Quốc và Singapore từng xin rút đăng cai ASIAD 18 sau khi nhận được vinh dự này. Ở cả hai lần đó, Thái Lan đều là nước đứng ra làm chủ nhà. Hàn Quốc và Singapore, trong trường hợp đó, đều phải hỗ trợ một phần kinh phí cũng như cùng OCA kêu gọi các quốc gia trong khu vực hỗ trợ nước chủ nhà bất đắc dĩ kể trên.
Chiều 17/4, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 157/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc đăng cai và chuẩn bị tổ chức ASIAD 18.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.
Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.
Bình luận