Hội thảo “Học lớp 1 cùng con – 5 điều phụ huynh cần biết” với sự tham gia của TS Nguyễn Thụy Anh, nhà giáo Phạm Toàn và cô Vũ Thị Diệu Lý - Hiệu trưởng trường Tiểu học Olympia đã cho các bậc phụ huynh rất nhiều những kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh.
Hiểu được những áp lực từ việc thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên tiểu học, hội thảo đi sâu vào tư vấn những định hướng trong cách chuẩn bị tâm lý, thể chất cũng như tư duy cho trẻ trong những ngày đầu tiên đến lớp.
Đối với một con trẻ, bắt đầu đi học lớp 1 đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc sống mới. Trẻ phải làm quen với môi trường mới, với cô giáo, bạn bè, và quan trọng hơn cả là một “tư cách công dân” mới.
Trẻ không còn được chơi nhiều như hồi Mẫu giáo mà thay vào đó là đến trường đúng giờ, tuân thủ kỷ luật của trường lớp, làm bài tập về nhà và nhận điểm số. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ phải chịu áp lực của một cuộc sống mới.
Chia sẻ với các bậc phụ huynh, TS Thụy Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của cảm xúc và tâm lý đối với thái độ của trẻ khi đến trường. Theo đó, cảm xúc là yếu tố chi phối tâm lý của trẻ.
Cha mẹ cần luôn nhớ và khẳng định với trẻ việc học lớp 1 là bắt đầu một bước trưởng thành. Việc tạo cho trẻ cảm xúc vui vẻ, hào hứng quan trọng hơn tìm lớp học thêm để đọc thông viết thạo trước khi đến trường.
TS Thụy Anh cũng khuyên cả gia đình có thể luôn nhắc đến sự kiện trẻ sắp vào lớp 1 với sự phấn khởi, thậm chí, tỏ ra thán phục. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy đi học là một sự kiện đáng để tự hào. Cảm xúc tích cực và an tâm với bố mẹ ở bên sẽ giúp trẻ bước vào chặng đường tự tin hơn và hứa hẹn một khởi đầu tốt đẹp.
Vị chuyên gia giáo dục này cũng cho rằng: “Ta chỉ sợ những gì ta không biết – nhiều khi sự tưởng tượng khiến nỗi sợ càng lớn hơn”. Vì vậy, chị đưa ra lời khuyên rằng cha mẹ cần cùng con tìm cách “biết” nhiều hơn về môi trường mới, chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để con có được sự tự tin khi xung quanh là người lạ.
Đó là những chuẩn bị rất đơn giản như dành thời gian cùng trẻ đến tham quan ngôi trường con sẽ học, lớp học của con ở đâu, biết tên cô giáo, biết các phòng chức năng khác của trường…
Cha mẹ và trẻ cũng có thể cùng nhau tưởng tượng những tình huống khó khăn có thể xảy ra và giải quyết trong tưởng tượng, giống như một trò chơi. TS Thụy Anh khuyên rằng, mỗi buổi tối cha mẹ nên cùng con chơi những trò chơi nhỏ "Nhỡ...thì".
"Nhỡ bạn đánh con ở trường thì con sẽ làm gì; Nhỡ con lạc đường thì con sẽ làm gì? Nhỡ đang học mà con muốn đi vệ sinh thì con sẽ nói gì với cô giáo...", TS Thụy Anh đặt ra những ví dụ thực tế để cha mẹ có thể chơi cùng con.
Thông qua đó, cha mẹ đã giúp trẻ chuẩn bị về mặt tâm lý để đối mặt với những tình huống có thể gây áp lực hoặc lúng túng khi tới trường.
Là một trong những nhà giáo đi đầu trong phương châm "Giáo dục là dạy trẻ làm người; Dạy học là dạy trẻ tự học theo cách hiệu quả nhất", nhà giáo Phạm Toàn đã đưa ra những chia sẻ hữu ích trả lời câu hỏi đặt ra của nhiều phụ huynh “Làm thế nào để trẻ thành công từ tiết học đầu tiên?”.
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng, lớp 1 là quá trình tự học - trẻ sẽ chuyển từ giai đoạn học bắt chước người lớn sang học có ý thức. Là người làm cha làm mẹ, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ bản chất của giai đoạn này trong sự phát triển tư duy của trẻ và dạy trẻ rằng “Học là tự làm ra những điều mình muốn học”.
Cha mẹ không nên giúp con làm ra sản phẩm mà phải khuyến khích trẻ tự làm. Lời khen ngợi dành cho trẻ trong những bước đầu bỡ ngỡ bước vào mái trường tiểu học sẽ giúp trẻ cảm thấy cha mẹ luôn ở, cổ vũ mọi việc trẻ làm, từ đó sự tự tin và tích cực cũng được cải thiện.
Đặc biệt, Nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh: “Trẻ cần phải đi trên con đường làm ra chân lý chứ không phải con đường người khác vẽ ra. Để chuẩn bị hành trang cho trẻ trong tương lai, nhà trường - gia đình – trẻ sẽ phải đồng hành trên con đường đó.”
Cũng dành nhiều tâm huyết để chia sẻ với các bậc phụ huynh, cô Vũ Thị Diệu Lý – Hiệu trưởng trường Tiểu học Olympia chia sẻ: “Hoạt động học tập không đơn thuần là cóp nhặt kiến thức mà người khác đã làm ra. Do đó ở Olympia chúng tôi xây dựng chương trình lớp 1 với mong muốn trẻ được khơi gợi, bồi đắp và phát huy các năng lực tiềm ẩn.”
Cô Diệu Lý cho biết giáo trình giảng dạy nghệ thuật ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dạy trẻ cách tư duy logic và có hệ thống về tiếng Việt. Với thiết kế này, giáo viên tránh được cách giảng giải truyền thống.
Thay vào đó là các trò chơi, bài tập, hoạt động phù hợp với cách suy nghĩ phát triển tự nhiên của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ tìm ra phương pháp tự học mà qua đó có thể tự phân tích ngữ âm, tự phát hiện ra mô hình tiếng. Đặc biệt, phương pháp "Đồng cảm" giúp trẻ có được những cảm xúc thật sự khi đóng vai các nhân vật thường ngày trong cuộc sống.
Lần lượt qua nhiều vai khác nhau, trẻ sẽ được trải nghiệm và trở thành con người có tâm hồn phong phú, biết yêu thương, đồng cảm với nhiều cảnh ngộ. Đồng cảm không chỉ để viết văn mà còn để giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ, khuyến khích trẻ hướng đến những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Với nhiều nơi, việc học Toán đang là học các công thức có sẵn để giải toán. Trẻ học thuộc công thức và áp dụng vào các bài làm mà hoàn toàn không hiểu được bản chất của các công thức, phép tính đó.
Tuy nhiên, cô Diệu Lý cho rằng ngay từ lớp 1 các thầy cô cần phải dạy trẻ tìm hiểu bản chất của các công thức qua cách cho trẻ tự làm từ việc ghi lại bằng sơ đồ nhóm đồ vật đến việc so sánh các số, sắp xếp các số để phát hiện ra dãy số tự nhiên như người xưa đã làm. Khi hiểu được bản chất của các phép tính đơn giản, trẻ sẽ tự giải được các phép tính phức tạp hơn với hai hay ba chữ số.
Ở bộ môn tiếng Anh, trẻ cần được tiếp cận với tiếng anh qua các trò chơi, các bài hát các buổi học ngoài trời nhằm giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và ôn luyện kiến thức. Việc học với giáo viên bản ngữ từ sớm có tác dụng tăng cường khả năng nghe nói và tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.
Cô Diệu Lý cũng lấy ra ví dụ ngay tại trường tiểu học Olympia, bộ môn thể dục được đa dạng giúp vận động được tất cả các cơ, đảm bảo sự phát triển thể chất toàn diện cho trẻ. Đồng thời, các động tác có phần khó khăn cũng góp phần thúc đẩy trẻ mạnh dạn vượt qua chính mình, rèn luyện sự tự tin, khéo léo.
Đặc biệt, bên cạnh việc rèn luyện kiến thức và thể chất, hoạt động giáo dục nhân cách, đạo đức và kỷ luật cho trẻ cũng được đặc biệt quan tâm. Tại đây, trẻ được tự làm ra các quy định, hiểu các quy luật từ đó tự nguyện thực hiện mà không bị áp đặt.
Phạm Thịnh
Hiểu được những áp lực từ việc thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên tiểu học, hội thảo đi sâu vào tư vấn những định hướng trong cách chuẩn bị tâm lý, thể chất cũng như tư duy cho trẻ trong những ngày đầu tiên đến lớp.
TS Thụy Anh chia sẻ kinh nghiệm cho con vào lớp 1 |
Trẻ không còn được chơi nhiều như hồi Mẫu giáo mà thay vào đó là đến trường đúng giờ, tuân thủ kỷ luật của trường lớp, làm bài tập về nhà và nhận điểm số. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ phải chịu áp lực của một cuộc sống mới.
Chia sẻ với các bậc phụ huynh, TS Thụy Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của cảm xúc và tâm lý đối với thái độ của trẻ khi đến trường. Theo đó, cảm xúc là yếu tố chi phối tâm lý của trẻ.
Cha mẹ cần luôn nhớ và khẳng định với trẻ việc học lớp 1 là bắt đầu một bước trưởng thành. Việc tạo cho trẻ cảm xúc vui vẻ, hào hứng quan trọng hơn tìm lớp học thêm để đọc thông viết thạo trước khi đến trường.
TS Thụy Anh cũng khuyên cả gia đình có thể luôn nhắc đến sự kiện trẻ sắp vào lớp 1 với sự phấn khởi, thậm chí, tỏ ra thán phục. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy đi học là một sự kiện đáng để tự hào. Cảm xúc tích cực và an tâm với bố mẹ ở bên sẽ giúp trẻ bước vào chặng đường tự tin hơn và hứa hẹn một khởi đầu tốt đẹp.
Vị chuyên gia giáo dục này cũng cho rằng: “Ta chỉ sợ những gì ta không biết – nhiều khi sự tưởng tượng khiến nỗi sợ càng lớn hơn”. Vì vậy, chị đưa ra lời khuyên rằng cha mẹ cần cùng con tìm cách “biết” nhiều hơn về môi trường mới, chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để con có được sự tự tin khi xung quanh là người lạ.
Đó là những chuẩn bị rất đơn giản như dành thời gian cùng trẻ đến tham quan ngôi trường con sẽ học, lớp học của con ở đâu, biết tên cô giáo, biết các phòng chức năng khác của trường…
Thời điểm học sinh vào lớp 1 rất quan trọng |
"Nhỡ bạn đánh con ở trường thì con sẽ làm gì; Nhỡ con lạc đường thì con sẽ làm gì? Nhỡ đang học mà con muốn đi vệ sinh thì con sẽ nói gì với cô giáo...", TS Thụy Anh đặt ra những ví dụ thực tế để cha mẹ có thể chơi cùng con.
Thông qua đó, cha mẹ đã giúp trẻ chuẩn bị về mặt tâm lý để đối mặt với những tình huống có thể gây áp lực hoặc lúng túng khi tới trường.
Nhà giáo Phạm Toàn chia sẻ kinh nghiệm dạy con cùng các phụ huynh |
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng, lớp 1 là quá trình tự học - trẻ sẽ chuyển từ giai đoạn học bắt chước người lớn sang học có ý thức. Là người làm cha làm mẹ, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ bản chất của giai đoạn này trong sự phát triển tư duy của trẻ và dạy trẻ rằng “Học là tự làm ra những điều mình muốn học”.
Cha mẹ không nên giúp con làm ra sản phẩm mà phải khuyến khích trẻ tự làm. Lời khen ngợi dành cho trẻ trong những bước đầu bỡ ngỡ bước vào mái trường tiểu học sẽ giúp trẻ cảm thấy cha mẹ luôn ở, cổ vũ mọi việc trẻ làm, từ đó sự tự tin và tích cực cũng được cải thiện.
Đặc biệt, Nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh: “Trẻ cần phải đi trên con đường làm ra chân lý chứ không phải con đường người khác vẽ ra. Để chuẩn bị hành trang cho trẻ trong tương lai, nhà trường - gia đình – trẻ sẽ phải đồng hành trên con đường đó.”
Cô Vũ Thị Diệu Lý - Hiệu trưởng trường Tiểu học Olympia cho rằng giáo dục cần phải khơi gợi, bồi đắp các năng lực tiềm ẩn của trẻ |
Cô Diệu Lý cho biết giáo trình giảng dạy nghệ thuật ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dạy trẻ cách tư duy logic và có hệ thống về tiếng Việt. Với thiết kế này, giáo viên tránh được cách giảng giải truyền thống.
Thay vào đó là các trò chơi, bài tập, hoạt động phù hợp với cách suy nghĩ phát triển tự nhiên của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ tìm ra phương pháp tự học mà qua đó có thể tự phân tích ngữ âm, tự phát hiện ra mô hình tiếng. Đặc biệt, phương pháp "Đồng cảm" giúp trẻ có được những cảm xúc thật sự khi đóng vai các nhân vật thường ngày trong cuộc sống.
Lần lượt qua nhiều vai khác nhau, trẻ sẽ được trải nghiệm và trở thành con người có tâm hồn phong phú, biết yêu thương, đồng cảm với nhiều cảnh ngộ. Đồng cảm không chỉ để viết văn mà còn để giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ, khuyến khích trẻ hướng đến những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
|
Tuy nhiên, cô Diệu Lý cho rằng ngay từ lớp 1 các thầy cô cần phải dạy trẻ tìm hiểu bản chất của các công thức qua cách cho trẻ tự làm từ việc ghi lại bằng sơ đồ nhóm đồ vật đến việc so sánh các số, sắp xếp các số để phát hiện ra dãy số tự nhiên như người xưa đã làm. Khi hiểu được bản chất của các phép tính đơn giản, trẻ sẽ tự giải được các phép tính phức tạp hơn với hai hay ba chữ số.
Ở bộ môn tiếng Anh, trẻ cần được tiếp cận với tiếng anh qua các trò chơi, các bài hát các buổi học ngoài trời nhằm giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và ôn luyện kiến thức. Việc học với giáo viên bản ngữ từ sớm có tác dụng tăng cường khả năng nghe nói và tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.
Cô Diệu Lý cũng lấy ra ví dụ ngay tại trường tiểu học Olympia, bộ môn thể dục được đa dạng giúp vận động được tất cả các cơ, đảm bảo sự phát triển thể chất toàn diện cho trẻ. Đồng thời, các động tác có phần khó khăn cũng góp phần thúc đẩy trẻ mạnh dạn vượt qua chính mình, rèn luyện sự tự tin, khéo léo.
Đặc biệt, bên cạnh việc rèn luyện kiến thức và thể chất, hoạt động giáo dục nhân cách, đạo đức và kỷ luật cho trẻ cũng được đặc biệt quan tâm. Tại đây, trẻ được tự làm ra các quy định, hiểu các quy luật từ đó tự nguyện thực hiện mà không bị áp đặt.
Phạm Thịnh
Bình luận