Cá nhân cho thuê nhà từ 100 triệu đồng/năm trở lên đã phải nộp thuế.
Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), cá nhân có thu nhập từ trên 108 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế, nhưng Thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2014 quy định, cá nhân cho thuê nhà từ 100 triệu đồng/năm trở lên đã phải nộp thuế. Bà Nguyễn Vân Chi, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế đã trả lời về nội dung này.
- Thưa bà liệu có bất nhất không khi mà Luật thuế TNCN quy định, cá nhân thu nhập từ 108 triệu đồng/năm trở lên mới phải nộp thuế, còn Thông tư 119/2014 lại quy định, cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà, tài sản từ 100 triệu đồng/năm trở lên đã phải nộp thuế?
Kể từ ngày 1/9/2014, hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình hàng tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế TNCN. Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này.
Trong khi đó, theo quy định của Luật thuế TNCN, cá nhân có thu nhập 108 triệu đồng/năm hay thu nhập bình quân hàng tháng trong năm 9 triệu đồng nếu không phải nuôi người phụ thuộc thì không phải nộp thuế.
Cơ quan thuế không tự đặt ra ngưỡng 100 triệu đồng/năm hay 8,4 triệu đồng/tháng mà căn cứ theo quy định của thuế giá trị gia tăng là đối tượng có doanh thu đến 100 triệu đồng/năm tương đương 8,4 triệu đồng/tháng không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Với doanh thu ở mức 100 triệu đồng/năm, cá nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình nên được miễn kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Xuất phát từ quy định này, Bộ Tài chính quyết định miễn kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế TNCN đối với hộ gia đình, cá nhân có thu nhập đến 100 triệu đồng/năm từ tài sản cho thuê.
- Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho người có tài sản cho thuê được miễn thuế TNCN. Thưa bà, trong trường hợp người đi thuê, doanh nghiệp đi thuê cần hóa đơn, chứng từ để hợp lý hóa khoản chi phí thuê nhà, tài sản thì làm cách nào?
Họ không kê khai, không nộp thuế thì cơ quan thuế không có cơ sở để cấp hóa đơn được.
Trong trường hợp người đi thuê, doanh nghiệp đi thuê cần hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí trả cho việc thuê nhà, thuê tài sản thì họ có dùng bảng kê chi phí, phiếu chi tiền. Khi người đi thuê hoặc doanh nghiệp đi thuê thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế không được đòi bất cứ loại hóa đơn, chứng từ nào chứng minh khoản chi mà họ đã bỏ ra để đi thuê nhà, tài sản ngoài bảng kê hoặc phiếu chi tiền.
- Theo Nghị quyết 63/NQ-CP, kể từ 1/9/2014,khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động được coi là tính là chi phí hợp lý, hợp lệ. Vậy khoản thu nhập này có tính vào khoản thu chịu thuế TNCN của người lao động không?
Khoản chi mà người lao động trực tiếp nhận được từ doanh nghiệp có tính chất phúc lợi không được tính là thu nhập chịu thuế TNCN.
- Nhưng để được tính là chi phí hợp lý, doanh nghiệp phải có hóa đơn, chứng từ. Thưa bà, khoản chi phúc lợi như thăm hỏi người lao động hoặc thân nhân người lao động bị ốm đau, tai nạn, tử tuất hoặc khoản chi cho người lao động về thăm gia đình nhân dịp lễ, tết thì làm gì có hóa đơn, chứng từ?
Chứng từ, hóa đơn trong trường hợp này không giống như chứng từ hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ mà có thể chỉ là phiếu chi tiền cho người lao động, bảng kê chi tiền cho người lao động của doanh nghiệp.
Để hướng dẫn cụ thể Nghị quyết 63/NQ-CP nói chung, nội dung này nói riêng, Bộ Tài chính đang xây dựng và trình Chính phủ nghị định hướng dẫn, đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể các loại giấy tờ gì được được coi là hóa đơn, chứng từ; bảng kê, phiếu chi như thế nào được coi là hợp lệ trên tinh thần hết sức đơn giản.
Khi có thông tư hướng dẫn thì phiếu chi tiền, bảng kê chi tiền của doanh nghiệp cũng được coi như hóa đơn, chứng từ và là căn cứ để tính các khoản chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động là chi phí hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Yêu cầu phải lập bảng kê, phiếu chi tiền cho người lao động liệu có gây phiền hà, thêm thủ tục cho doanh nghiệp không, thưa bà?
Hoàn toàn không, bởi trên thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chi khoản này cho người lao động mặc dù không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Và theo nguyên tắc kế toán, chi bất cứ đồng nào, kế toán của doanh nghiệp cũng phải xuất phiếu chi và lập bàng kê nên quy định này không thêm bất cứ thủ tục nào cho doanh nghiệp.
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, quy định này không tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp trục lợi bằng cách kê khống các khoản chi phúc lợi cho người lao động vì mức chi trong năm được khống chế không quá một tháng lương bình quân thực tế của người lao động.
Theo Báo Đầu tư
Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), cá nhân có thu nhập từ trên 108 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế, nhưng Thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2014 quy định, cá nhân cho thuê nhà từ 100 triệu đồng/năm trở lên đã phải nộp thuế. Bà Nguyễn Vân Chi, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế đã trả lời về nội dung này.
- Thưa bà liệu có bất nhất không khi mà Luật thuế TNCN quy định, cá nhân thu nhập từ 108 triệu đồng/năm trở lên mới phải nộp thuế, còn Thông tư 119/2014 lại quy định, cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà, tài sản từ 100 triệu đồng/năm trở lên đã phải nộp thuế?
Bà Nguyễn Vân Chi, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế |
Trong khi đó, theo quy định của Luật thuế TNCN, cá nhân có thu nhập 108 triệu đồng/năm hay thu nhập bình quân hàng tháng trong năm 9 triệu đồng nếu không phải nuôi người phụ thuộc thì không phải nộp thuế.
Cơ quan thuế không tự đặt ra ngưỡng 100 triệu đồng/năm hay 8,4 triệu đồng/tháng mà căn cứ theo quy định của thuế giá trị gia tăng là đối tượng có doanh thu đến 100 triệu đồng/năm tương đương 8,4 triệu đồng/tháng không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Với doanh thu ở mức 100 triệu đồng/năm, cá nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình nên được miễn kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Xuất phát từ quy định này, Bộ Tài chính quyết định miễn kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế TNCN đối với hộ gia đình, cá nhân có thu nhập đến 100 triệu đồng/năm từ tài sản cho thuê.
- Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho người có tài sản cho thuê được miễn thuế TNCN. Thưa bà, trong trường hợp người đi thuê, doanh nghiệp đi thuê cần hóa đơn, chứng từ để hợp lý hóa khoản chi phí thuê nhà, tài sản thì làm cách nào?
Họ không kê khai, không nộp thuế thì cơ quan thuế không có cơ sở để cấp hóa đơn được.
Trong trường hợp người đi thuê, doanh nghiệp đi thuê cần hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí trả cho việc thuê nhà, thuê tài sản thì họ có dùng bảng kê chi phí, phiếu chi tiền. Khi người đi thuê hoặc doanh nghiệp đi thuê thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế không được đòi bất cứ loại hóa đơn, chứng từ nào chứng minh khoản chi mà họ đã bỏ ra để đi thuê nhà, tài sản ngoài bảng kê hoặc phiếu chi tiền.
- Theo Nghị quyết 63/NQ-CP, kể từ 1/9/2014,khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động được coi là tính là chi phí hợp lý, hợp lệ. Vậy khoản thu nhập này có tính vào khoản thu chịu thuế TNCN của người lao động không?
Khoản chi mà người lao động trực tiếp nhận được từ doanh nghiệp có tính chất phúc lợi không được tính là thu nhập chịu thuế TNCN.
- Nhưng để được tính là chi phí hợp lý, doanh nghiệp phải có hóa đơn, chứng từ. Thưa bà, khoản chi phúc lợi như thăm hỏi người lao động hoặc thân nhân người lao động bị ốm đau, tai nạn, tử tuất hoặc khoản chi cho người lao động về thăm gia đình nhân dịp lễ, tết thì làm gì có hóa đơn, chứng từ?
Chứng từ, hóa đơn trong trường hợp này không giống như chứng từ hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ mà có thể chỉ là phiếu chi tiền cho người lao động, bảng kê chi tiền cho người lao động của doanh nghiệp.
Để hướng dẫn cụ thể Nghị quyết 63/NQ-CP nói chung, nội dung này nói riêng, Bộ Tài chính đang xây dựng và trình Chính phủ nghị định hướng dẫn, đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể các loại giấy tờ gì được được coi là hóa đơn, chứng từ; bảng kê, phiếu chi như thế nào được coi là hợp lệ trên tinh thần hết sức đơn giản.
Khi có thông tư hướng dẫn thì phiếu chi tiền, bảng kê chi tiền của doanh nghiệp cũng được coi như hóa đơn, chứng từ và là căn cứ để tính các khoản chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động là chi phí hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Yêu cầu phải lập bảng kê, phiếu chi tiền cho người lao động liệu có gây phiền hà, thêm thủ tục cho doanh nghiệp không, thưa bà?
Hoàn toàn không, bởi trên thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chi khoản này cho người lao động mặc dù không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Và theo nguyên tắc kế toán, chi bất cứ đồng nào, kế toán của doanh nghiệp cũng phải xuất phiếu chi và lập bàng kê nên quy định này không thêm bất cứ thủ tục nào cho doanh nghiệp.
Tôi cũng muốn nói thêm rằng, quy định này không tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp trục lợi bằng cách kê khống các khoản chi phúc lợi cho người lao động vì mức chi trong năm được khống chế không quá một tháng lương bình quân thực tế của người lao động.
Theo Báo Đầu tư
Bình luận