(VTC14) - Nghiên cứu của VCCI và WB vừa công bố chỉ ra những điểm bất ổn trong chính sách bình ổn giá 3 năm qua, trong đó nguồn tiền để bình ổn giá có nguồn gốc từ tiền thuế của dân.
Sáng 23/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố Báo cáo Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014), trong đó hiệu quả của chính sách bình ổn giá được nhìn nhận lại một cách đầy đủ hơn.
Người được hưởng lợi là ai?
Bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu trên thị trường luôn là mối quan tâm của Chính phủ, nhằm hỗ trợ cho đối tượng chính là người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do bão giá của lạm phát, chính vì vậy, 3 năm qua đã có rất nhiều quy định và chính sách được ban hành để thực hiện mục tiêu này.
Khảo sát CAMS năm nay tiếp tục kế thừa câu hỏi điều tra 3 năm trước về mức độ thay đổi số lượng các quy định của nhà nước để bình ổn giá trong 5 năm qua. Đi sâu hơn nữa vào vấn đề này, điều tra CAMS khảo sát ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng về hiệu quả của chương trình bình ổn giá.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ người đánh giá chương trình này hiệu quả chỉ ở mức trung bình. 47% tổng số người trả lời CAMS 2014 cho biết chương trình này là rất hiệu quả/khá hiệu quả, (trong đó, chỉ có khoảng 6% đánh giá là Rất hiệu quả).
Ngược lại, có tới 50% đánh giá hoàn toàn không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít. Đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình bình ổn giá, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm theo trình độ học vấn.
Phân tích dữ liệu theo thời gian về hiệu quả của chương trình bình ổn giá cho kết quả khá thú vị. Năm 2011, có 63% đánh giá chương trình bình ổn là rất/khá hiệu quả. Sau 3 năm quan sát, tỷ lệ nhóm này đã giảm 8% xuống còn 55%.
Khảo sát CAMS 2014 chọn ra 8 mặt hàng thiết yếu phổ biến đối với người dân Việt Nam để đánh giá hiệu quả bình ổn giá. Tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả là việc người dân được hưởng lợi đến đâu từ việc Nhà nước can thiệp về giá đối với 8 loại hàng hóa thiết yếu.
Mặt hàng mà nhiều người trả lời cho biết có được hưởng lợi (Nước sạch) cũng không vượt quá 20% tổng số người trả lời. Một số mặt hàng khác như xăng dầu, gas và sữa cũng có chưa đến 10% số người trả lời cho biết là có được hưởng lợi rất nhiều/tương đối nhiều.
Trong 8 loại hàng hóa thiết yếu này, xăng dầu là loại mặt hàng có sự can thiệp của nhà nước mà tỷ lệ người trả lời cho biết ít/không hưởng lợi là cao nhất (66%). Tiếp đến là sữa (60%), gas (59%), điện (58%), thuốc phòng bệnh chữa bệnh thiết yếu (55%).
Dù có sự can thiệp của Nhà nước, nhưng tỷ lệ người dân cho biết được hưởng lợi vẫn thấp. Như thế cần xem lại cách can thiệp. Điều nay khá mâu thuẫn nhưng có thể việc Nhà nước can thiệp chưa đem lại kết quả mong muốn là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã hội nói chung.
Dù chưa được hưởng lợi nhiều từ việc nhà nước can thiệp giá đối với các mặt hàng thiết yếu, phần lớn người trả lời vẫn cho rằng là hoàn toàn cần thiết/cần thiết để Nhà nước can thiệp. Ba mặt hàng được nhiều người cho rằng cần thiết có sự can thiệp giá của nhà nước bao gồm thuốc phòng/chữa bệnh (90%), điện (87%) và xăng dầu (85%).
Hai mặt hàng khác cũng có sự quan tâm lớn của người trả lời là nước sạch (82%) và gas (81%). Những mặt hàng này đều là những mặt hàng còn nằm trong tay những nhóm độc quyền hoặc chi phối thị trường để quyết định giá cả.
Chi phí bình ổn giá có gốc gác từ tiền thuế
Trong điều tra CAMS 2014 có khảo sát hiểu biết của người dân về nguồn tiền sử dụng trong các chương trình bình ổn giá. Trung bình có 22% người trả lời cho rằng từ tiền của Nhà nước, 13% cho rằng từ tiền của doanh nghiệp, 54% cho rằng từ tiền thuế của người dân và khoảng 11% không biết từ đâu.
Nhóm có tỷ lệ lớn nhất cho rằng chủ yếu từ nguồn tiền của Nhà nước là nhóm công tác tại các cơ quan Quốc hội (35%). Nhóm có tỷ lệ lớn nhất cho rằng là từ nguồn tiền của doanh nghiệp là những người đang thất nghiệp (23%).
Đối với nhận định cho rằng là từ tiền thuế của dân, có 71% học sinh sinh viên lựa chọn, tiếp đến là các cơ quan Đảng ở Trung ương (67%). Đa số các nhóm xem đó là tiền thuế của dân, trừ nhóm đã nghỉ hưu.
Kết quả khảo sát cho thấy một nghịch lý là trong khi có một tỷ lệ tương đối lớn người dân cho biết không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít từ chương trình bình ổn giá, thì nguồn tài chính cho chương trình này lại lấy từ tiền thuế của người dân.
Vậy sau khi Nhà nước can thiệp giá nói chung, thì giá cả những mặt hàng có ở mức chấp nhận được không? Kết quả khảo sát cho thấy trung bình có 64% người trả lời đồng ý rằng hàng hóa đã có giá cả ở mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ đồng ý có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nhóm.
Một nhóm có mức độ đồng ý cao bao gồm UBND và các sở, ngành cấp tỉnh (71%), các cơ quan Quốc hội (72%). Rất đáng lưu ý là 2 nhóm có độ nhạy giá cả lớn là học sinh - sinh viên và người đang thất nghiệp cũng bày tỏ đồng ý tương đối cao với nhận định này (đều ở mức 57%). Trong khi đó, một số nhóm có mức độ đồng ý thấp như đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (42%) và cơ quan báo chí (37%).
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: “Kết quả này cho thấy những kỳ vọng rất lớn về vai trò của Nhà nước trong kiểm soát giá cả, tình trạng lưỡng thể của nền kinh tế và sự đánh giá hiệu quả của chương trình bình ổn giá chưa cao"
Để đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, như mục đích của chương trình bình ổn giá, có lẽ cần có cách làm, thậm chí là chính sách mới hiệu quả và minh bạch hơn.
Người được hưởng lợi là ai?
Bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu trên thị trường luôn là mối quan tâm của Chính phủ, nhằm hỗ trợ cho đối tượng chính là người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do bão giá của lạm phát, chính vì vậy, 3 năm qua đã có rất nhiều quy định và chính sách được ban hành để thực hiện mục tiêu này.
Khảo sát CAMS năm nay tiếp tục kế thừa câu hỏi điều tra 3 năm trước về mức độ thay đổi số lượng các quy định của nhà nước để bình ổn giá trong 5 năm qua. Đi sâu hơn nữa vào vấn đề này, điều tra CAMS khảo sát ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng về hiệu quả của chương trình bình ổn giá.
Mức độ hưởng lợi từ việc Nhà nước can thiệp về giá đối với một số hàng hóa thiết yếu (% lựa chọn) |
Ngược lại, có tới 50% đánh giá hoàn toàn không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít. Đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình bình ổn giá, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm theo trình độ học vấn.
Phân tích dữ liệu theo thời gian về hiệu quả của chương trình bình ổn giá cho kết quả khá thú vị. Năm 2011, có 63% đánh giá chương trình bình ổn là rất/khá hiệu quả. Sau 3 năm quan sát, tỷ lệ nhóm này đã giảm 8% xuống còn 55%.
Khảo sát CAMS 2014 chọn ra 8 mặt hàng thiết yếu phổ biến đối với người dân Việt Nam để đánh giá hiệu quả bình ổn giá. Tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả là việc người dân được hưởng lợi đến đâu từ việc Nhà nước can thiệp về giá đối với 8 loại hàng hóa thiết yếu.
Mức độ cần thiết của việc Nhà nước can thiệp giá vào thị trường một số hàng hóa thiết yếu (tỷ lệ %) |
Trong 8 loại hàng hóa thiết yếu này, xăng dầu là loại mặt hàng có sự can thiệp của nhà nước mà tỷ lệ người trả lời cho biết ít/không hưởng lợi là cao nhất (66%). Tiếp đến là sữa (60%), gas (59%), điện (58%), thuốc phòng bệnh chữa bệnh thiết yếu (55%).
Dù có sự can thiệp của Nhà nước, nhưng tỷ lệ người dân cho biết được hưởng lợi vẫn thấp. Như thế cần xem lại cách can thiệp. Điều nay khá mâu thuẫn nhưng có thể việc Nhà nước can thiệp chưa đem lại kết quả mong muốn là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã hội nói chung.
Dù chưa được hưởng lợi nhiều từ việc nhà nước can thiệp giá đối với các mặt hàng thiết yếu, phần lớn người trả lời vẫn cho rằng là hoàn toàn cần thiết/cần thiết để Nhà nước can thiệp. Ba mặt hàng được nhiều người cho rằng cần thiết có sự can thiệp giá của nhà nước bao gồm thuốc phòng/chữa bệnh (90%), điện (87%) và xăng dầu (85%).
Hai mặt hàng khác cũng có sự quan tâm lớn của người trả lời là nước sạch (82%) và gas (81%). Những mặt hàng này đều là những mặt hàng còn nằm trong tay những nhóm độc quyền hoặc chi phối thị trường để quyết định giá cả.
Chi phí bình ổn giá có gốc gác từ tiền thuế
Trong điều tra CAMS 2014 có khảo sát hiểu biết của người dân về nguồn tiền sử dụng trong các chương trình bình ổn giá. Trung bình có 22% người trả lời cho rằng từ tiền của Nhà nước, 13% cho rằng từ tiền của doanh nghiệp, 54% cho rằng từ tiền thuế của người dân và khoảng 11% không biết từ đâu.
Nhóm có tỷ lệ lớn nhất cho rằng chủ yếu từ nguồn tiền của Nhà nước là nhóm công tác tại các cơ quan Quốc hội (35%). Nhóm có tỷ lệ lớn nhất cho rằng là từ nguồn tiền của doanh nghiệp là những người đang thất nghiệp (23%).
Dù cần Nhà nước can thiệp giá, nhưng chi phí bình ổn giá từ tiền thuế dễ dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn |
Kết quả khảo sát cho thấy một nghịch lý là trong khi có một tỷ lệ tương đối lớn người dân cho biết không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít từ chương trình bình ổn giá, thì nguồn tài chính cho chương trình này lại lấy từ tiền thuế của người dân.
Vậy sau khi Nhà nước can thiệp giá nói chung, thì giá cả những mặt hàng có ở mức chấp nhận được không? Kết quả khảo sát cho thấy trung bình có 64% người trả lời đồng ý rằng hàng hóa đã có giá cả ở mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ đồng ý có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nhóm.
Một nhóm có mức độ đồng ý cao bao gồm UBND và các sở, ngành cấp tỉnh (71%), các cơ quan Quốc hội (72%). Rất đáng lưu ý là 2 nhóm có độ nhạy giá cả lớn là học sinh - sinh viên và người đang thất nghiệp cũng bày tỏ đồng ý tương đối cao với nhận định này (đều ở mức 57%). Trong khi đó, một số nhóm có mức độ đồng ý thấp như đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (42%) và cơ quan báo chí (37%).
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: “Kết quả này cho thấy những kỳ vọng rất lớn về vai trò của Nhà nước trong kiểm soát giá cả, tình trạng lưỡng thể của nền kinh tế và sự đánh giá hiệu quả của chương trình bình ổn giá chưa cao"
Để đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, như mục đích của chương trình bình ổn giá, có lẽ cần có cách làm, thậm chí là chính sách mới hiệu quả và minh bạch hơn.
Quốc Lâm
Bình luận