Nguyên nhân được đưa ra đó là vì sau hơn 1 năm sử dụng, phường mới phát hiện, cầu xây trái phép nên phải phá bỏ.
Cầu cũ xuống cấp, tự bỏ tiền xây
Đường 36 (thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh) là một con đường đặc biệt, giữa lòng đường, rạch Cầu Quán rộng 2m phân đôi con đường thành hai phía (đường của số nhà chẵn và đường của số nhà lẻ).
Đường bên số nhà lẻ rộng rãi, ô tô có thể đi vào được. Tuy nhiên đường bên các hộ nhà chẵn rất hẹp, chỉ hai chiếc xe máy đi tránh nhau là choán hết đường.
Chính quyền địa phương đã xây dựng một cây cầu nhỏ, chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua, nằm vị trí cuối con đường. Hiện tại cây cầu đã xuống cấp, có hiện tượng mục bể, viền bao một bên cầu bị "trôi" mất, phần lõi sắt trơ xương.
Nhận thấy cây cầu cũ đã xuống cấp, một số hộ dân nhà số chẵn đã tự nguyện góp tiền xây một chiếc cầu bắc qua con rạch nhỏ.
Ngày 4/3/2014 chiếc cầu có diện tích rộng 2,6m, dài 2,9m được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự mừng rỡ của người dân.
Niềm vui có cây cầu mới chưa được bao lâu, cuối tháng 3/2014, người dân sững sờ khi thấy cán bộ phường xuống lập biên bản. Ngày 19/4/2014, các hộ dân nhận được thư mời của UBND phường Hiệp Bình Chánh, 8h sáng lên UBND làm việc với lý do "Trao đổi về vấn đề xây dựng cầu không phép".
Thế nhưng, theo chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, ngụ nhà số 2/1 (đại diện cho các hộ dân), thì khi lên làm việc đại diện bên phường là nữ cán bộ tên Trang. Suốt buổi trao đổi, chị Trang không hề nhắc đến cây cầu có phép hay không phép. Đại diện phường chỉ xoay quanh vấn đề: Những hộ nhà lẻ đã hùn tiền làm đường nhưng còn "âm" 20 triệu. Nếu những hộ bên số nhà chẵn muốn xây cầu bắc qua để đi bên đường số nhà lẻ thì phải góp cho họ số tiền thiếu.
Chị Thảo trả lời: “Thật sự rất nhiều hộ dân bên tôi cũng có hoàn cảnh khá khó khăn. Họ đã góp tiền làm cầu rồi, giờ gia đình tôi bỏ 5 triệu đồng, số còn lại tôi sẽ về vận động thêm bà con”.
Sau khi về đến nhà, trình bày sự việc, tất cả các hộ dân đều đồng ý góp tiền làm đường bên kia. Thế nhưng, các đại diện hộ nhà lẻ đều nói không bị âm tiền.
Ngay sau đó, ngày 19/5, người dân làm đơn nhận lỗi xây cầu trái phép do thiếu hiểu biết, xin phường cho giữ lại cây cầu.
Thế nhưng, ngày 15/1/2015 vừa qua, phường đã có công văn yêu cầu phá dỡ cây cầu. Ngay hôm sau, UBND phường thực hiện cưỡng chế. Được biết, phá cây cầu xong mà UBND phường cũng không làm rào chắn lại.
Bà Trần Thị Giác (61 tuổi người dân sống trên đường 36, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) bức xúc nói: “Chúng tôi không hiểu tại sao đây là cây cầu do người dân góp tiền xây dựng để đi lại cho thuận tiện vì con đường quá nhỏ, nếu có hỏa hoạn, hay bệnh hoạn đi cấp cứu thì ô tô 4 bánh không thể vào được bên trong”.
Cũng theo bà Giác thì từ ngày có cây cầu người dân rất vui mừng bởi việc đi lại diễn ra thuận tiện. Thế mà không hiểu sao chính quyền lại đập phá cây cầu mồ hôi, công sức tiền của người dân đóng góp xây dựng nên.
Không phép, không an toàn nên phải cưỡng chế đập bỏ
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho rằng: "Rạch Cầu Quán là tuyến rạch trọng điểm thoát nước chung của toàn khu vực khu phố 7 và khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh (khoảng 1.800 hộ dân).
Tuyến rạch này do Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố trực tiếp quản lý. Việc đầu tư xây dựng công trình trên tuyến rạch Cầu Quán đều phải có ý kiến chấp thuận của Sở GTVT và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố".
Ông Bảo cũng cho rằng: Một số ít hộ dân tại đây đã tự đầu tư kinh phí xây dựng cầu tạm không phép bắc qua rạch Cầu Quán.
Hành vi xây dựng cầu tạm của một số hộ dân không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chưa được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, cấp phép xây dựng.
"Từ tháng 3/2014 khi phát hiện cây cầu xây không phép, UBND phường đã nhiều lần đề nghị các hộ dân liên hệ các cơ quan chức năng lập thủ tục xin phép xây dựng theo quy định nhưng không thực hiện. Vì vậy, phường mới cưỡng chế phá bỏ cầu để đảm bảo tính mạng của chính người dân", ông Bảo nói.
Theo Đất Việt
Đường 36 (thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh) là một con đường đặc biệt, giữa lòng đường, rạch Cầu Quán rộng 2m phân đôi con đường thành hai phía (đường của số nhà chẵn và đường của số nhà lẻ).
Đường bên số nhà lẻ rộng rãi, ô tô có thể đi vào được. Tuy nhiên đường bên các hộ nhà chẵn rất hẹp, chỉ hai chiếc xe máy đi tránh nhau là choán hết đường.
Chính quyền địa phương đã xây dựng một cây cầu nhỏ, chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua, nằm vị trí cuối con đường. Hiện tại cây cầu đã xuống cấp, có hiện tượng mục bể, viền bao một bên cầu bị "trôi" mất, phần lõi sắt trơ xương.
Mặc dù bị chính quyền đập bỏ nhưng hằng ngày trẻ con và người dân vẫn đi bộ qua lại |
Nhận thấy cây cầu cũ đã xuống cấp, một số hộ dân nhà số chẵn đã tự nguyện góp tiền xây một chiếc cầu bắc qua con rạch nhỏ.
Ngày 4/3/2014 chiếc cầu có diện tích rộng 2,6m, dài 2,9m được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự mừng rỡ của người dân.
Niềm vui có cây cầu mới chưa được bao lâu, cuối tháng 3/2014, người dân sững sờ khi thấy cán bộ phường xuống lập biên bản. Ngày 19/4/2014, các hộ dân nhận được thư mời của UBND phường Hiệp Bình Chánh, 8h sáng lên UBND làm việc với lý do "Trao đổi về vấn đề xây dựng cầu không phép".
Thế nhưng, theo chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, ngụ nhà số 2/1 (đại diện cho các hộ dân), thì khi lên làm việc đại diện bên phường là nữ cán bộ tên Trang. Suốt buổi trao đổi, chị Trang không hề nhắc đến cây cầu có phép hay không phép. Đại diện phường chỉ xoay quanh vấn đề: Những hộ nhà lẻ đã hùn tiền làm đường nhưng còn "âm" 20 triệu. Nếu những hộ bên số nhà chẵn muốn xây cầu bắc qua để đi bên đường số nhà lẻ thì phải góp cho họ số tiền thiếu.
Chị Thảo trả lời: “Thật sự rất nhiều hộ dân bên tôi cũng có hoàn cảnh khá khó khăn. Họ đã góp tiền làm cầu rồi, giờ gia đình tôi bỏ 5 triệu đồng, số còn lại tôi sẽ về vận động thêm bà con”.
Sau khi về đến nhà, trình bày sự việc, tất cả các hộ dân đều đồng ý góp tiền làm đường bên kia. Thế nhưng, các đại diện hộ nhà lẻ đều nói không bị âm tiền.
Ngay sau đó, ngày 19/5, người dân làm đơn nhận lỗi xây cầu trái phép do thiếu hiểu biết, xin phường cho giữ lại cây cầu.
Thế nhưng, ngày 15/1/2015 vừa qua, phường đã có công văn yêu cầu phá dỡ cây cầu. Ngay hôm sau, UBND phường thực hiện cưỡng chế. Được biết, phá cây cầu xong mà UBND phường cũng không làm rào chắn lại.
Bà Trần Thị Giác (61 tuổi người dân sống trên đường 36, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) bức xúc nói: “Chúng tôi không hiểu tại sao đây là cây cầu do người dân góp tiền xây dựng để đi lại cho thuận tiện vì con đường quá nhỏ, nếu có hỏa hoạn, hay bệnh hoạn đi cấp cứu thì ô tô 4 bánh không thể vào được bên trong”.
Cũng theo bà Giác thì từ ngày có cây cầu người dân rất vui mừng bởi việc đi lại diễn ra thuận tiện. Thế mà không hiểu sao chính quyền lại đập phá cây cầu mồ hôi, công sức tiền của người dân đóng góp xây dựng nên.
Không phép, không an toàn nên phải cưỡng chế đập bỏ
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho rằng: "Rạch Cầu Quán là tuyến rạch trọng điểm thoát nước chung của toàn khu vực khu phố 7 và khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh (khoảng 1.800 hộ dân).
Hiện tại việc đi lại hằng ngày của người dân phải hoàn toàn phụ thuộc vào 2 cây cầu theo người dân là bị xuống cấp và có nguy cơ sập |
Tuyến rạch này do Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố trực tiếp quản lý. Việc đầu tư xây dựng công trình trên tuyến rạch Cầu Quán đều phải có ý kiến chấp thuận của Sở GTVT và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố".
Ông Bảo cũng cho rằng: Một số ít hộ dân tại đây đã tự đầu tư kinh phí xây dựng cầu tạm không phép bắc qua rạch Cầu Quán.
Hành vi xây dựng cầu tạm của một số hộ dân không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chưa được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, cấp phép xây dựng.
"Từ tháng 3/2014 khi phát hiện cây cầu xây không phép, UBND phường đã nhiều lần đề nghị các hộ dân liên hệ các cơ quan chức năng lập thủ tục xin phép xây dựng theo quy định nhưng không thực hiện. Vì vậy, phường mới cưỡng chế phá bỏ cầu để đảm bảo tính mạng của chính người dân", ông Bảo nói.
Theo Đất Việt
Bình luận