Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc được Nga cho là đã có những hành động cụ thể tương đồng với quan điểm của Matxcơva.
Đám đông biểu tình tấn công cảnh sát chống bạo động Ukraine
Mới đây, bài bình luận trên Tân Hoa Xã cho rằng: “Qua tấm gương Ukraine, người dân các nước khác trên thế giới lại một lần nữa được chứng kiến một quốc gia to lớn đã trở nên tan nát như thế nào vì những hành vi thô bạo và ích kỷ của phương Tây."
Theo Tân Hoa Xã, phương Tây chưa đánh giá đúng mức sự sẵn sàng của Nga để bảo vệ lợi ích căn bản của họ ở Ukraine.
Tiếng nói nước Nga nhận định, ông Obama đã không thể tìm kiếm đồng minh ở phương Tây khi muốn áp lệnh trừng phạt Nga. Bởi lẽ không chỉ Ukraine mà nhiều nước châu Âu đang phụ thuộc nguồn khí đốt được cung cấp từ Matxcơva.
Các quan chức EU tại Brussels từng lên tiếng tuyên bố về việc xử phạt hạn chế chống Matxcơva. Nhưng họ làm điều đó không nhiệt tình cho lắm, chủ yếu là chịu áp lực của chính quyền Obama.
Tổng thống Obama buộc phải tìm kiếm sự đồng thuận từ phía Trung Quốc, láng giềng của Nga và cũng là thành viên Hội đồng bảo an.
Ông Obama đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine qua điện thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng không thể thuyết phục nhà lãnh đạo Trung Quốc xem xét lại quan điểm của Bắc Kinh. Bắc Kinh cho rằng biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Matxcơva là không thể chấp nhận.
“Trong vấn đề Ukraine, phía Trung Quốc giữ quan điểm khách quan và công bằng. Tình hình ở Ukraine là vô cùng phức tạp, trong hoàn cảnh hiện tại tất cả các bên cần kiềm chế, tránh các thao tác có thể gia tăng căng thẳng," - chủ tịch Tập Cận Bình được báo Nga dẫn lời, nói.
Đám đông biểu tình Ukraine đập phá xe bus
Ấn Độ cũng không có ý định vội vàng tham gia mặt trận chống Nga do Mỹ lập ra. Theo tuyên bố của Cố vấn an ninh Thủ tướng Ấn Độ Shivshankar Menon, "Nga có lợi ích hợp pháp tại Ukraine".
Cũng giống như ở Trung Quốc, công luận và cộng đồng chuyên gia Ấn Độ được cho là đã ủng hộ và đoàn kết với Matxcơva.
Tiếng nói nước Nga hôm 11/3 cũng đăng bài bình luận cho rằng, các trung tâm quyền lực kinh tế và địa chính trị trong thế giới hiện đại đang chuyển từ Tây sang Đông.
"Trong khi đó, những cuộc khủng hoảng như Ukraine sẽ góp phần giúp thế giới không thuộc phương Tây củng cố hơn nữa trên nền tảng đối kháng với các trung tâm quyền lực truyền thống. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các đối tác khu vực" - bình luận của Tiếng nói nước Nga.
Báo Nga cũng kêu gọi cần phải khẳng định về sự cần thiết 'cải cách triệt để' các tổ chức quốc tế và tước "độc quyền sự thật" của phương Tây.
Bình luận