(VTC News) - Trong bài viết này chỉ hy vọng nêu tóm tắt một số đặc điểm của các loại vũ khí cơ bản là những thứ vũ khí được trang bị trong các sư đoàn cũng như binh đoàn bộ binh, và những loại vũ khí tăng cường hoặc yểm hộ cho các binh đoàn hợp thành.
Trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, thắng lợi vẻ vang của quân đội Xô-viết đạt được không phải chỉ nhờ ở tinh thần chiến đấu rất cao của các chiến sỹ và sỹ quan Xô-viết, nhờ sự dũng cảm kiên cường và chủ nghĩa anh hùng tập thể của các cán bộ chiến sỹ Hồng quân, mà còn nhờ ở chỗ những người chiến sỹ ấy được trang bị những vũ khí tối tân và tốt vào loại nhất vào thời kỳ đó.
Chính nhờ những chính sách kinh tế cộng sản thời chiến, ưu tiên phát triển công nghiệp hoá, nhất là công nghiệp quốc phòng, nhờ tinh thần lao động anh hùng, quên mình của nhân dân Xô-viết, nên trong cuộc chiến tranh nền công nghiệp đã cung cấp vũ khí cho Hồng quân đảm bảo ưu thế về chất lượng cũng như số lượng hơn hẳn quân đội phát-xít Đức.
Vũ khí bộ binh
Trong cận chiến, rừng núi, trong thành phố nhiều trường hợp không thể sử dụng pháo và súng cối, thì không có gì thay thế được những vũ khí bộ binh tốt.
Vũ khí bộ binh không chỉ được trang bị cho bộ binh nhưng không chỉ có bộ binh mới dùng, mà tất cả các đơn vị chuyên môn và các binh chủng khác nữa, do đó việc trang bị đầy đủ vũ khí của quân đội đã đòi hỏi ở nền công nghiệp quốc phòng một sự nỗ lực phi thường. Và nhân dân Liên Xô đã làm được điều đó.
Trước cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, về vũ khí của các phân đội bộ binh có các trang bị sau:
- Súng trường.
- Súng các-bin.
- Súng trường có kính ngắm (súng trường bắn tỉa)
- Súng trường tự động.
- Súng tiểu liên.
- Súng trung liên.
- Súng đại liên.
- Súng trọng liên cao xạ phòng không.
Đầu chiến tranh, vũ khí cơ bản được trang bị trong bộ binh Hồng quân là súng trường 7,62mm kiểu năm 1891/30 thì trong quá trình chiến tranh, đã được luôn luôn thay đổi bằng súng các-bin và súng trường tự động. Nguyên nhân đầu tiên là do súng trường bắn quá chậm.
Bên cạnh súng trường, trong trang bị của bộ binh còn có súng các-bin 7,62mm kiểu năm 1938, loại súng này trong quá trình chiến tranh đã được phổ biến rất rộng trong bộ binh, về sau từ loại súng phụ trở thành vũ khí phổ biến.
So với súng trường, đường đạn của súng các-bin tản mát hơn, tốc độ đạn đầu nòng thấp hơn, tầm bắn gần hơn nhưng do chất lượng vận động tốt hơn hẳn, hơn nữa lại tự động lên đạn nên rất phù hợp với yêu cầu của bộ binh.
Sau này được gắn thêm lưỡi lê liền súng, trở thành kiểu Các-bin 1944 là thứ được trang bị trong bộ binh và được dùng cho đến hết chiến tranh. Thực tiễn đã chứng minh tính hơn hẳn của súng các-bin so với súng trường.
Súng trường tự động cũng là một phát triển của các chuyên gia vũ khí Liên Xô: Tốc độ bắn thực tế lên tới 20 đến 30 phát / phút, động tác bắn giảm bớt nên có thể liên tục theo dõi địch trong khi bắn, đó là những ưu điểm nhưng không thể bù được những nhược điểm.
Do cơ cấu phức tạp, nên việc bảo quản, giữ gìn và vận hành vũ khí trong điều kiện chiến đấu là rất khó, súng dễ hỏng lại khó chữa. Chính vì lý do đó mà loại vũ khí này bị đình chỉ sản xuất trong quá trình chiến tranh.
Súng trường tự động 7,62mm kiểu Xi-mô-nốp, nhưng do cơ cấu phức tạp không thuận tiện trong chiến đấu nên không được dùng trong trang bị đại trà.
Súng trường tự động kiểu Tô-ca-rép có thành công hơn, do đó trong trang bị đại trà có dùng một số cho đến năm 1943 thì ngừng.
Sau này các chiến sỹ được trang bị loại súng trường tự động có gắn kính ngắm PU là loại tốt nhất được dùng cho đến hết chiến tranh.
Súng tiểu liên Xô-viết được dùng đầu tiên trong cuộc “Chiến tranh Mùa đông” với Phần Lan các năm 1939 – 1940. Thực tiễn chiến đấu đã chứng minh tính ưu việt của loại vũ khí cá nhân này, và bộ binh nhất thiết phải được trang bị.
Điểm mạnh của súng tiểu liên là việc sử dụng nó làm tăng mật độ hoả lực lên rất cao, đồng thời các phân đội bộ binh dễ dàng vận động hơn, thể hiện tính ưu việt trong vận động chiến và tấn công.
Đầu chiến tranh, trong sư đoàn bộ binh được trang bị hai loại tiểu liên:
- Tiểu liên 7,62mm kiểu PPD-1940.
- Tiểu liên 7,62mm kiểu PPTS-1941.
Ngay từ đầu chiến tranh, việc sản xuất PPD-1940 đã được ngừng hoàn toàn để nhường chỗ cho việc sản xuất PPTS-1941, được trang bị phổ biến trong Hồng quân trong suốt chiến tranh.
Từ đầu chiến tranh, công trình sư vũ khí Xu-đa-ép đã nghiên cứu và đến năm 1943 chế tạo loại tiểu liên kiểu PPTS-1943. Loại súng này rất nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ mang.
Tốc độ bắn được thiết kế giảm từ 1.100 phát / phút xuống 600 phát / phút, có thể bắn được từng loạt ngắn và bắn phát một, giảm được lãnh phí đạn, giảm sự tản mát của đạn và tăng độ bền của súng.
Từ năm 1928, trong các phân đội bộ binh có trang bị loại vũ khí hoả lực là súng trung liên 7,62mm DP do nhà thiết kế Đét-tri-a-re-vui thiết kế, và trong chiến tranh loại này được cải tiến thành loại trung liên DPM.
Nổi bật nhờ độ bền của các chi tiết, kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng, dễ mang, dễ bắn, vận động dễ, trung liên DPM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật tấn công cũng như phòng ngự của bộ binh nên được dùng suốt trong chiến tranh. Từ đầu đến hết chiến tranh, số lượng súng trung liên trong các sư đoàn bộ binh đã tăng hơn hai lần.
Khi bắt đầu chiến tranh, trong bộ binh Hồng quân có trang bị súng đại liên 7,62mm kiểu Mác-xim năm 1910, rất hiệu quả trong chiến đấu. Nhược điểm là nó nặng quá, tới 62,3kg, cấu tạo phức tạp vì phải toả nhiệt bằng ống nước.
Do đó nhiệm vụ là phải làm súng đơn giản hơn và nhẹ hơn. Nhiệm vụ đã được nhà thiết kế Xô-viết Gô-ri-u-nốp hoàn thành rực rỡ. Ông đã thiết kế chế tạo thành công một kiểu đại liên mới nhẹ hơn (44,5 kg), cấu tạo đơn giản hơn: kiểu đại liên SG - 43.
Cấu tạo của loại súng này đơn giản hơn nhiều, các kết cấu cơ khí đều được giấu kín nên dễ bảo vệ trong chiến đấu, làm mát bằng không khí, dễ thay nòng, và quan trọng không cần phải chuyên môn trong sản xuất, tất cả đều dựa trên công nghệ thông thường.
Cả hai kiểu đại liên đều được dùng trong bộ binh trong suốt chiến tranh, đến cuối chiến tranh số lượng đại liên trong các sư đoàn bộ binh tăng đến 170%. Tuy nhiên trong thực tế chiến đấu, vẫn phải dùng đại liên Mắc-xim thay cho loại SG – 43.
Từ trước chiến tranh, Bộ chỉ huy Hồng quân đã chú ý phát triển loại vũ khí chống tăng cho bộ binh. Nhưng phải đến tận mùa thu năm 1941, Hồng quân mới có loại súng này.
Thực tiến đầu chiến tranh phát-xít Đức đã dùng tập trung nhiều các loại xe tăng nhỏ và vừa, nên nhất thiết phải có được thứ vũ khí đó:
- Súng chống tăng tự động 14,5mm kiểu 1941 của Xi-mô-nốp (P.T.R.S.)
- Súng chống tăng lên đạn từng phát một 14,5 mm của Đét-chi-a-rép. (P.T.P.D.)
Các loại xe tăng Đức T-1, T-2, T-3 vỏ dầy 30mm đều bị các loại súng này phá được. Đây là loại vũ khí lợi hại trong tay các chiến sỹ bộ binh Xô-viết. Năm 1943, thanh tra kỹ thuật quân đội Đức đã viết: “Kiểu súng chống tăng Xi-mô-nốp của Nga… có thể coi là một trong những loại súng chống tăng (cỡ từ 13 đến 15 mm) tốt nhất hiện nay – đây là một loại vũ khí được cải tiến và có hiệu quả nhất”.
Số lượng các loại vũ khí này tăng lên rất nhanh, đến giai đoạn hai của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại trong mỗi sư đoàn có đến 271 khẩu. Với sự gia đời của các loại xe tăng Đức vỏ dầy, hiệu quả của những loại vũ khí này bị giảm đi khi gặp những loại xe tăng đó, nên số lượng loại vũ khí này lại giảm dần đi, đến trận Cuốc-xcơ đã giảm đến gần 3 lần.
Súng phòng không
- Súng phòng không có máy tính của Tô-ca-rép chế tạo là sự kết hợp 4 khẩu đại liên 7,62mm kiểu 1910, do đó rất nặng phải được vận chuyển bằng xe tải, nên tính cơ động rất kém. Càng ngày máy bay chiến đấu càng linh hoạt, nên loại súng này không đáp ứng được yêu cầu chiến đấu nên bị loại bỏ dần, từ cuối năm 1941 trong trang bị của sư đoàn bộ binh không còn loại vũ khí này.
- Các sư đoàn bộ binh trong quá trình chiến tranh có trang bị loại trọng liên 12,7mm kiểu 1938/46 và 12,7mm kiểu 1938 của Đét-chi-a-rép, Tê-sa-ghin (D.T.S.K.). Loại súng tự động kiểu 1938 này có cấu tạo đơn giản, bắn rất chính xác, và được dùng nhiều để bắn mục tiêu trên không, nhưng cũng dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất, được dùng trong trang bị cho đến hết năm 1942.
Súng trọng liên, được dùng chủ yếu chống phi cơ bay thấp. Trên chiến trường, số lượng các mục tiêu bọc thép mỏng tăng lên (xe bọc thép, xe ôtô bọc thép), cũng như các phương tiện hoả lực trong phòng ngự của quân Đức tăng thêm, nên nảy sinh nhu cầu phát triển loại vũ khí này để chống các loại mục tiêu đó.
Khả năng hoả lực của các sư đoàn bộ binh Xô-viết ngày càng tăng đến cuối Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, năm 1945 số đạn một sư đoàn Liên Xô bắn trong một phút hơn một sư đoàn Đức là 66.650 viên và của Nhật là 364.370 viên.
Nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô trong ba năm cuối của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã cung cấp cho chiến trường trung bình một năm là 450.000 khẩu trung liên và đại liên, hơn 3 triệu khẩu súng trường và gần 2 triệu khẩu tiểu liên.
Súng cối
Súng cối là loại vũ khí rẻ tiền mà chất lượng chiến đấu lại cao trong thời gian Chiến tranh Giữ nước vĩ đại. Hoả lực súng cối giữ vai trò quan trọng trong tác chiến của bộ binh: các địa hình có nhiều góc chết, nhấp nhô nhiều không phát huy được hoả lực bắn thẳng thì súng cối có hiệu quả đặc biệt.
Năm 1941 bộ binh Xô-viết có ba loại súng cối: 50mm, 82mm và 120mm.
Súng cối 120mm trang bị cho trung đoàn kiểu 1938 đã hoàn hảo, nên trong suốt chiến tranh không có cải tiến, sửa chữa cơ bản nào, ngoài một lần chút ít trong năm 1943.
Tác dụng của loại này rất lớn nên đến năm 1943 quân Đức cũng đã bắt chiếc chế tạo loại súng này ở Đức. Đây là một loại vũ khí mạnh, có thể đảm bảo yểm trợ hoả lực cho các phân đội bộ binh.
Súng cối 120mm kiểu năm 1943 là một loại súng bắn đạn mạnh nhưng tầm bắn không xa, khả năng cơ động kém và nhất là khả năng phòng ngự yếu. Đến năm 1944 đã chế tạo loại súng cối mới 160mm.
Vai trò hoả lực của súng cối trong chiến tranh không ngừng được nâng cao. Ví dụ trọng lượng một loạt đạn súng cối của sư đoàn bộ binh trong những năm chiến tranh tăng hơn trước 6 lần (tháng Chín năm 1941 là 199,8kg – 1945 là 1405 kg). Trung bình công nghiệp quốc phòng Xô-viết một năm chiến tranh sản xuất 1 triệu khẩu súng cối.
Pháo binh
Đầu chiến tranh, trong các đơn vị bộ binh có các loại pháo: 37mm, 45mm, 76mm, 122mm và 152mm.
Loại cao xạ pháo 37mm kiểu 1939 dùng để đánh máy bay bổ nhào và các máy bay ném bom ở độ cao 2500m. Loại này có chất lượng chiến đấu cao và được dùng trong suốt chiến tranh. Trong giai đoạn đầu chiến tranh loại pháo này thường được dùng chống xe tăng Đức rất hiệu quả.
Một loại cao xạ pháo nữa là loại 76mm năm 1941 trong các sư đoàn bộ binh cũng có, nhưng sau đó được rút đi và sau đó thì không có nữa.
Năm 1937 Liên Xô có chế tạo loại pháo chống tăng 45mm, tốt nhưng ngay trong những trận chiến đấu đầu tiên của cuộc chiến tranh, nó đã không phá được các loại xe tăng hạng trung của địch, một số loại xe tăng Đức có chiều dày vỏ thép mặt trước lên đến 70mm.
Do đó từ năm 1942 trong trang bị của các đơn vị bộ binh có loại pháo chống tăng kiểu năm 1942, vẫn giữ được các ưu điểm của loại cũ nhưng sức công phá của đạn mạnh hơn, cỡ súng tăng lên từ 46mm đến 68mm, cự ly hiệu quả tăng lên đến 500m (gấp rưỡi), sức phá của đạn tăng gần gấp đôi.
Bộ chỉ huy Đức gấp rút thúc đẩy sản xuất những loại xe tăng và pháo tự hành có sức chống đỡ ngày càng tăng (Xe tăng Cọp, Báo, pháo tự hành Phéc-đi-năng) yêu cầu phải có những loại pháo chống tăng mới mạnh hơn nữa.
Đầu năm 1943 bộ binh Hồng quân được trang bị loại pháo chống tăng mới 57mm kiểu 1943 ZIS-2. Loại pháo này có thể phá được bất cứ loại xe tăng nào của Đức và là loại pháo chống tăng tốt nhất trên chiến trường cả hai bên trong thời kỳ đó. Đến cuối chiến tranh loại pháo này được thay thế cho đại bác 45mm.
Năm 1943, đại bác cấp trung đoàn 76mm kiểu 1927 được thay thế bằng loại cùng cỡ nhưng có nhiều ưu điểm hơn: có giá súng kiểu đại bác 45mm có thể quay qua lại được – góc bắn thay đổi từ 5o30’ đến 60o - nhẹ hơn 200kg và thấp hơn, chỉ bằng 2/3 kiểu cũ, rất cơ động trong chiến đấu, dễ ngụy trang, cất giấu.
Pháo sư đoàn loại 76mm kiểu năm 1936 đến đầu năm 1942 đã được thay thế bằng loại súng cùng cỡ đã được cải tiến kiểu năm 1939, bắn được xa, mạnh và có sức công phá tốt.
Sau này trong trang bị có loại 76mm ZIS -3 kiểu năm 1942, cải tiến giảm được nhiều động tác khi ngắm bắn, hiệu quả chống tăng được nâng cao nhiều.
Loại này có giá súng nhẹ, dễ vận động, nhỏ gọn hơn các kiểu trước đây. Là sản phẩm xuất sắc của tập thể thiết kế Gra-bin, loại pháo này xuất hiện vào thời điểm gay go nhất, năm 1942 đã chiếm được lòng tin yêu của các chiến sỹ Hồng quân.
Trong các trận đấu với xe tăng Đức, những ưu điểm của loại pháo này là ngắm và bắn được nhanh, chính xác và hiệu quả, thay đổi vị trí bắn nhanh nên là mối đe doạ rất lớn của Cọp, Báo, Phéc-đi-năng.
Đầu chiến tranh, một số binh đoàn bộ binh được trang bị pháo ngắn nòng 122mm kiểu 1910/30. Sau này loại đó được thay thế bằng loại 122mm kiểu 1938, sau này có được cải tiến đôi chút về kỹ thuật.
Đây là loại pháo có chất lượng chiến đấu tốt, được trang bị trong các trung đoàn pháo của các sư đoàn bộ binh trong suốt chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh số lượng loại pháo này tăng lên đến 2,5 lần.
Trong trang bị của sư đoàn bộ binh đầu chiến tranh còn có loại pháo 152mm nhưng sau đó loại này bị rút để trang bị cho cấp cao hơn.
Các quân đoàn, sư đoàn bộ binh hoạt động ở hướng chủ yếu nhất thường được bổ sung tăng cường cho các đơn vị pháo binh của mình, nhưng pháo binh là thuộc các đơn vị lựu pháo dự bị của quân đoàn.
Các đơn vị này được trang bị pháo ngắn nòng 122mm đến 152mm và từ năm 1943 có thêm súng cối 160mm, như vậy trang bị hoả lực pháo binh mạnh mẽ này đã phá hoại có kết quả các công sự phòng ngự của quân Đức. Bắt đầu từ năm 1944 trong các đơn vị pháo binh của quân đoàn và sư đoàn được trang bị thêm lựu pháo 100mm.
Trong thời gian chiến tranh nhiều binh đoàn đã được tăng cường chất lượng bằng cách trang bị thêm đại bác 122mm. Loại đại bác này bắn rất xa đã bổ sung được cho hoả lực của súng cối và đại bác ngắn nòng, nhưng nó không chỉ bắn xa mà còn bắn thẳng rất tốt vào các công sự phòng ngự của đối phương và nhất là có thể bắn được xe tăng.
Còn một loại vũ khí nữa của lực lượng pháo binh Hồng quân là pháo phản lực “Ca-chiu-sa”. Dàn pháo này khiến quân Đức cực kỳ khiếp sợ. “Ca-chiu-sa” có thể tấn công tập trung vào đối phương với một hoả lực lớn trong một thời gian ngắn, một giàn phóng tuỳ loại (BM-8, BM-8-48, BM-13, BM-31…) có thể tương đương đại đội, tiểu đoàn pháo hoặc thậm chí cao hơn.
"Ca-chiu-sa" được lắp trên các xe ôtô thường là loại dã chiến, dẫn động nhiều bánh xe, hoặc trên xe bánh xích nên rất cơ động, bắn xong có thể di chuyển ngay. Ngày 14 tháng Tám năm 1941, Bộ chỉ huy tối cao phát-xít Đức đã ra một bản mệnh lệnh: “Người Nga có loại đại bác nhiều nòng bắn tự động. Khi bắn thì bắn bằng điện. Trong khi bắn ở nơi bắn có bốc lên một đám khói. Phải làm sao cướp ngay được loại súng đó”.
Bắt đầu từ năm 1943, để công phá những công sự phòng ngự kiên cố của Đức, trong pháo binh Hồng quân đã được trang bị thêm loại pháo phản lực BM-13 và BM-31. Các loại “Ca-chiu-sa” đã trở thành lực lượng chủ lực trong các hoạt động bắn pháo chuẩn bị cho các cuộc tiến công, vì nó có thể phá tan hoang hệ thống phòng ngự địch trong khoảnh khắc, khiến binh lính địch phát điên chạy khỏi nơi ẩn nấp.
Pháo binh Xô-viết trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã được gọi là “Thần chiến tranh” và đóng góp lớn cho thắng lợi. Có thể nói, pháo binh Xô-viết thuộc loại tốt nhất.
Pháo binh Xô-viết có chất lượng chiến đấu cao, nên trong thời gian chiến tranh số lượng cũng như chất lượng của pháo binh không ngừng tăng nhanh. Sức công phá và tầm bắn của pháo cũng không ngừng được nâng cao. Công nghiệp quốc phòng Xô-viết trung bình mỗi năm trang bị cho quân đội gần 120.000 khẩu pháo.
Việc sử dụng tập trung pháo binh kết hợp với việc sử dụng xe tăng cũng như máy bay bằng phương pháp mới đã đảm bảo hoả lực tấn công mạnh mẽ, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chiến thuật Xô-viết.
Một khía cạnh nữa là việc chuyển các đơn vị pháo binh thành pháo binh cơ giới đã có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong việc phát triển tính cơ động của pháo binh.
Xe tăng và pháo tự hành
Ngay từ đầu chiến tranh, các binh đoàn bộ binh hoạt động trên các hướng chính, hoặc phòng ngự ở những hướng xung yếu nhất đều được tăng cường thêm xe tăng. Thời kỳ đầu chiến tranh, các binh đoàn bộ binh được tăng cường xe tăng hạng trung được chế tạo trước chiến tranh, nhưng chủ yếu là hạng nhẹ.
Xe tăng hạng trung T-34 do tập thể thiết kế Cốt-xkin, Mô-rô-dốp và Cu-trơ-ren-cô chế tạo là loại xe tăng hạng trung tốt nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có thể nói chắc chắn là xe tăng T-34 so với T-3 của Đức hồi đó thì T-34 vận động tốt hơn, nhanh hơn, vượt chướng ngại vật tốt hơn, tầm hoạt động xa hơn, bền hơn, và quan trọng là hơn hẳn về vỏ thép (chiều dày và chất lượng) và vũ khí trang bị.
Đại bác 37mm của T-3 không thể phá được vỏ thép của T-34 ở bất cứ cự ly nào, còn đại bác 76mm của T-34 có thể phá được vỏ thép của T-3 ở cự ly thật xa. Trong những trận đấu tay đôi giữa xe tăng T-34 của Liên Xô với xe tăng Đức, nhiều khi xe tăng T-34 đã "bị thương" mà vẫn có thể húc hỏng xe tăng Đức.
Loại xe tăng hạng nặng KV do tập thể thiết kế dưới sự lãnh đạo của công trình sư Cô-tin là loại có vỏ thép rất dầy (75mm), và hồi đầu chiến tranh nhình chung không có loại xe tăng hay pháo chống tăng nào của Đức có thể bắn thủng.
Vỏ bọc xe tăng KV các thế hệ cải tiến về sau lại tăng lên đến 105mm, pháo được thay từ 76mm lên 85mm. Có thể nói rằng, xe tăng hạng nặng Xô-viết là mối đe dọa rất lớn của quân đội phát-xít. Ngay từ đầu chiến tranh, thực tiễn cũng đã chứng minh chất lượng hơn hẳn của xe tăng Liên Xô so với xe tăng Đức.
Súng đại bác chống tăng 37mm của Đức trở nên bất lực trước xe tăng Xô-viết, nên chúng phải trút gánh nặng chống xe tăng Liên Xô lên vai của không quân và pháo cao xạ loại vừa. Sau đó phát-xít Đức đã phải cải tiến dùng loại đạn đặc biệt 37mm và 76mm cho pháo chống tăng để đảm bảo công phá xe tăng Liên Xô.
Năm 1943 là năm bước ngoặt trong chiến tranh không chỉ trên chiến trường mà còn ở trong công nghiệp quốc phòng, sản xuất được số lượng lớn các loại xe tăng chất lượng cao đã làm thay đổi cán cân lực lượng giữa hai bên nghiêng về phía có lợi cho quân đội Xô-viết.
Năm 1944 đã ra đời loại xe tăng hạng trung T-34-85 và xe tăng hạng nặng IS-1 có pháo 85mm thay thế cho KV. Loại này rất mạnh: về động cơ, đại bác và có thêm 3 khẩu trọng liên thường và một trọng liên cao xạ.
Từ mùa xuân năm 1944, quân đội Xô-viết sử dụng rộng rãi xe tăng hạng trung T-34-85 và xe tăng hạng nặng IS-2.
Đầu chiến tranh, Hồng quân sử dụng xe tăng hạng nhẹ T-60, sau đó được thay thế bằng T-70 trang bị pháo 45mm và súng máy. Các loại xe tăng hạng nhẹ này được dùng rộng rãi để trinh sát, liên lạc, điều tra mục tiêu, hộ tống…
Hồi đầu chiến tranh Hồng quân chưa có pháo tự hành, vì loại này còn đang trong thời gian thử nghiệm, nhưng tương lai của nó đã được các nhà lý luận quân sự Xô-viết khẳng định đúng đắn.
Những khẩu pháo tự hành hạng nhẹ SU-76 được cấu tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70, dùng để trang bị cho bộ đội vào năm 1942. Việc nền công nghiệp quốc phòng Xô-viết vào đầu chiến tranh bị thiệt hại nhiều và phải sơ tán một cách vất vả về phía đông, sâu vào trung tâm đất nước đã làm chậm trễ quá trình phát triển các loại pháo này. Nếu không như vậy thì có thể không phải là mùa hè năm 1943 mới xuất hiện với số lượng lớn pháo tự hành…
Bắt đầu trận Cuốc-xcơ, các binh đoàn bộ binh đã được tăng cường không chỉ xe tăng mà còn có cả pháo tự hành:
- Pháo tự hành SU-122, được chế tạo trên cơ sở xe tăng T-34 và pháo ngắn nòng 122mm.
- Đồng thời trong giai đoạn này trong các binh đoàn xe tăng còn được trang bị loại pháo tự hành mạnh nhất SU-152. Loại này được chế tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nặng KV và pháo 152mm. Những loại pháo tự hành này đã tiêu diệt được những số lượng lớn xe tăng “Cọp”, “Báo” của phát-xít Đức nên chính quân Đức cũng gọi chúng là những “người đi săn xe tăng”.
Để trực tiếp yểm hộ cho các binh đoàn bộ binh, từ mùa hè 1943 một số lượng rất lớn pháo tự hành đã được trang bị.
Trong thời kỳ giải phóng Ucrai-na và những trận chiến đấu vượt sông Đnépr, trong Hồng quân đã được trang bị pháo tự hành SU-58.
Việc trang bị được một số lượng lớn xe tăng và pháo tự hành trong Hồng quân đã đóng vai trò quan trọng trong những thắng lợi mà quân đội Xô-viết đạt được từ giữa năm 1943, năm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại.
Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, công nghiệp quốc phòng đã cung cấp cho Hồng quân ba loại pháo tự hành, được dùng cho đến hết chiến tranh:
- Trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS, chế tạo pháo tự hành mới ISU-122, trang bị pháo 122mm.
- Pháo tự hành ISU-152 là loại xe chiến đấu rất mạnh, được chế tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS-2 và pháo ngắn nòng 152mm.
- Kiểu pháo tự hành mới SU-100 đã tiêu diệt một cách đắc lực các xe tăng của Đức, trở thành vũ khí chủ chốt để chiến đấu chống xe tăng địch.
Số lượng lớn xe tăng và pháo tự hành được công nghiệp cung cấp trong giai đoạn này đã là một nhân tố rất quan trọng quyết định thắng lợi.
Chất lượng xe tăng Xô-viết luôn luôn hơn chất lượng xe tăng Đức và từ giữa cuộc chiến tranh, về mặt kỹ thuật tăng thiết giáp quân đội Liên Xô đã bắt đầu vượt quân đội Đức về số lượng. Riêng trong năm 1944, công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã cung cấp cho chiến trường gần 30.000 xe tăng trong khi đó công nghiệp Đức chỉ cung cấp được cho tất cả các chiến trường gần 19.000 chiếc.
Hàng không
Giai đoạn đầu của chiến tranh, do số lượng máy bay của Không quân Hồng quân quá ít, nên Lúp-oa-phơ (không quân Đức) làm chủ bầu trời. Số lượng máy bay hoạt động để chi viện cho hoạt động của bộ đội mặt đất hạn chế, chỉ có trong kế hoạch của Phương diện quân và Tập đoàn quân. Từ đầu năm 1942, hoạt động của không quân đã thường xuyên hơn.
Cuộc chiến tranh sau này đã chứng minh rằng Bộ tư lệnh tối cao Xô-viết đã đúng khi thành lập những đơn vị không quân lớn, mạnh, không phân tán về cho các đơn vị bộ binh nhỏ, sẽ dẫn đến xé lẻ các đơn vị không quân.
Ở mỗi Phương diện quân đều có Tập đoàn quân không quân. Hơn nữa, để đảm bảo tạo nên những “quả đấm” mạnh trên những hướng chiến lược, đã thành lập những Tập đoàn quân không quân dự bị trực thuộc Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao, điều này giúp tạo ra được những ưu thế tuyệt đối về không quân Xô-viết trên bầu trời những hướng tấn công chiến lược.
Trong các trận chiến đấu bảo vệ Mát-xcơ-va loại máy bay cường kích một người lái IL-2 (Stur-mo-vik) đã được sử dụng. Loại máy bay này thường được so sánh với máy bay cường kích ném bom bổ nhào Đức Stu-kas Ju-87, là loại sát thủ khét tiếng trên chiến trường Châu Âu, từ đây bị mất ngôi.
Đây là loại cường kích có trang bị pháo, bom và rốc-két, rất hiệu quả trong bổ nhào tấn công các mục tiêu mặt đất, nhất là diệt xe tăng và gây ra cho quân Đức những thiệt hại lớn. Một binh đoàn máy bay IL-2 trong 3 tháng chiến đấu gần Mát-xcơ-va đã diệt được 608 xe tăng Đức.
Không phải ngẫu nhiên mà loại cường kích này được gọi là “tank killer”, “sát thủ diệt xe tăng”. Quân Đức rất sợ và gọi IL-2 là “Cái chết đen”. Trong thời kỳ trận Xta-lin-grát Bộ chỉ huy Đức đã phải tổ chức những phi đội tiêm kích đặc nhiệm săn IL-2 để hạn chế những thiệt hại mà IL-2 mang tới.
Để đánh được IL-2 chỉ đánh vào chỗ yếu của nó, từ phía trên, đằng sau là nơi khó bảo vệ. Tập thể thiết kế của công trình sư I-liu-sin đã cải tiến loại IL-2 thành các kiểu cải tiến, có thêm người xạ thủ liên thanh phía sau, có đại bác cỡ lớn hơn để tiêu diệt xe tăng hạng nặng của Đức.
Bộ chỉ huy Đức đã phải đề ra cho các nhà chế tạo của Đức chế tạo loại cường kích có tính năng tương tự hoặc hơn IL-2. Kết quả là, máy bay cường kích Hen-ken 129b của Đức ra đời. Nhưng các nhà chế tạo của Đức vẫn theo truyền thống, cải tiến bằng cách tăng công suất động cơ, tăng vũ khí hoả lực, tăng vỏ thép… tất cả chỉ làm nặng máy bay và… giảm sức chiến đấu. Hen-ken 129b đã không đáp ứng được kỳ vọng, bay chậm, yếu, ít tác dụng.
Đến giai đoạn sau của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, tập thể thiết kế của công trình sư I-liu-sin đã lại có những nỗ lực phi thường, thiết kế và tổ chức sản xuất thành công số lượng lớn máy bay cường kích IL-10, tốt hơn IL-2. IL-10 mạnh hơn IL-2, có đến hai khẩu pháo 37mm.
Các phi công cường kích Xô-viết đã tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao, đối với họ không có thời tiết nào là không bay được, chỉ trừ khi có sương mù.
Phi công Xô-viết nổi tiếng Ghê-oóc-ghi Bai-đu-cốp trong chiến tranh chỉ huy một đoàn không quân cường kích IL đã viết về IL-2 như sau:
“Hình như bây giờ tất cả các binh chủng đều đã quen với máy bay cường kích của ta. Mỗi chiến sỹ, mỗi sỹ quan chỉ huy, dù ở được xe tăng, pháo binh và nhất là bộ binh, hay nhìn lên bầu trời và đôi khi thở dài buồn rầu: “lại không bay được rồi, sương mù!”.
Thật vậy, chỉ sương mù mới có thể ngăn được các phi công cường kích hoạt động, những người lao động thực sự của chiến trường. Mây thấp, trời mưa, song nhiều nhóm nhỏ IL-2 vẫn bay sát mặt đất đi đánh địch.
Tuyết rơi, tầm nhìn không quá hai ki-lô-mét, mây thấp dưới năm mươi mét song những chiếc “xe bọc thép” của bầu trời này vẫn tiến công địch. Chiến sỹ ta vẫn bay dù trời xấu, bất chấp lưới lửa phòng không dày đặc của địch.
Họ bay một mình, bay không có tiêm kích yểm hộ. Họ bay cả những khi mà máy bay ném bom bình thường không thể thực hiện nổi nhiệm vụ. Vào những ngày này bộ đội mặt đất ta hay nói:”Không sao, hôm nay IL-2 vẫn sẽ bay” ”.
Để phục vụ tác chiến, trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã sử dụng nhiều các loại máy bay oanh tạc.
Trong giai đoạn sau của cuộc chiến tranh, đã bắt đầu các đơn vị lớn máy bay oanh tạc, mà loại máy bay chủ yếu dùng trong chiến tranh là các loại ném bom bổ nhào Pe-2 (Tổng công trình sư Pét-lia-cốp) IL-4 (Tổng công trình sư I-liu-sin) và từ năm 1944 có thêm loại rất tốt Tu-2 (Tổng công trình sư Tu-pô-lép), là những loại chiến đấu tốt đã gây cho quân Đức những thiệt hại nặng nề.
Pe-2 là náy bay ném bom bổ nhào loại rất tốt, có tốc độ nhanh gần bằng tiêm kích, tính cơ động cao nên được ưu tiên sản xuất trong giai đoạn đầu của chiến tranh.
Song song với nó, việc sản xuất máy bay ném bom ban đêm (về sau được sử dụng cả trong ném bom bổ nhào ban ngày) IL-4 cũng là một loại tốt.
Đến giai đoạn sau của chiến tranh, do Tu-2 có một số tính năng bay tốt hơn hai loại trên nên đến cuối năm 1944 những chiếc Tu-2 đầu tiên được gửi ra chiến trường.
Để làm chủ bầu trời, bắt buộc phải có những loại tiêm kích tốt. Trước chiến tranh Không quân của Hồng quân công nông có loại I-16 của công trình sư Pô-li-các-pốp, là loại tiêm kích nhanh nhất và nhẹ nhất.
Được sự giúp đỡ của phi công thử nghiệm V.P. Trơ-ca-lốp, I-16 được chế tạo là một thành tựu của công nghiệp hàng không Xô-viết trước chiến tranh. Đầu chiến tranh, trong cuộc chiến đấu không cân sức với tiêm kích Đức, với tính cơ động tốt sẵn có I-16 đã lập nhiều chiến công phải đổi bằng máu phi công, chiếm được lòng tin yêu của nhân dân Xô-viết.
Trong năm 1940, trong trang bị của Không quân Xô-viết có thêm các loại tiêm kích mới: Mig-3 (Các Tổng công trình sư Mi-cai-an và Gu-rê-vích), LaGG-3 (Tổng công trình sư La-vốt-skin) và Yak-1 (Tổng công trình sư A. Ya-cốp-lép).
Các loại tiêm kích này về tính năng kỹ thuật đã vượt các loại tiêm kích tốt nhất của nước ngoài trong thời gian đó. Mig-3 có tốc độ cao nhất là 655km/h, trần bay 7000 mét. Mãi đến năm 1942 máy bay tiêm kích Mét-xe-smít của phát-xít Đức mới đạt được tốc độ và trần bay đó mà lại phải trang bị động cơ mạnh hơn.
Những câu chuyện hoang đường về sự vô địch của Lúp-oa-phơ đã bị các phi công tiêm kích Xô-viết anh hùng cùng với lực lượng phòng không phá tan trong trận phòng thủ Mát-xcơ-va. Trong suốt 23 ngày tổng tấn công của không quân Đức vào thủ đô Liên Xô, trong số 2.018 chiếc tấn công chỉ có 72 chiếc lọt được vào bầu trời thành phố, chỉ chiếm có 3,5%.
Năm 1943, trong thời gian diễn ra trận bao vây và tiêu diệt đạo quân phát-xít Đức ở Xta-lin-grát, các Trung đoàn không quân tiêm kích Hồng quân đã được trang bị số lượng lớn các máy bay tiêm kích La-5 (Tổng công trình sư La-vốt-skin). Được thiết kế trên cơ sở LaGG-3, La-5 hơn hẳn mọi sê-ri Mét-xe-smít, kể cả loại mới toanh Mét-xe Bf-109G2 của phát-xít Đức. Trong mùa hè 1943, trên mặt trận Cu-ban và Cuốc-xcơ, một số lượng rất lớn La-5 đã được sử dụng.
Kết quả của việc phát triển La-5 sau này là các loại La-7 và sau này là La-9, các loại này cho đến hết chiến tranh đã hoàn toàn làm chủ trên không.
Trên cơ sở máy bay tiêm kích Yak-1, tập thể thiết kế của Tổng công trình sư A. Ya-cốp-lép đã chế tạo máy bay Yak-9, sau này là Yak-9Đ… là những loại tốt, mà trên đó các phi công Át Xô-viết đánh thắng nhiều trận không chiến, cả khi chiến đấu không cân sức với số lượng tiêm kích phát-xít lớn hơn nhiều.
Trong thời kỳ chiến dịch giải phóng Bê-la-rút-xi-a năm 1944, lúc này Bộ chỉ huy Đức đặt rất nhiều tin tưởng vào loại tiêm kích mới nhất là Phốc-cơ Un-phơ FW190A4, cũng như trước đây đã đặt tin tưởng vào các loại xe tăng và pháo tự hành “Cọp”, “Báo”, “Phéc-đi-năng”.
Loại này nặng gần 4 tấn, có tốc độ tối đa 576km/h, trọng tải khi bay là 3.989kg, còn Mét-xe Bf-109G2 nặng trên 3 tấn, có tốc độ tối đa 584km/h, trọng tải khi bay là 3.054kg.
Hầu hết các công trình sư Đức đều nghĩ tới giải pháp tăng công suất động cơ, chính điều này làm tăng khối lượng máy bay, do đó lại phải tăng diện tích cánh để tăng sức nâng do đó giảm tốc độ… sau khi phát-xít Đức phát triển loại Phốc-cơ Un-phơ FW190A4 còn nặng hơn Bf-109G2, thì ngay lập tức mất hẳn ưu thế trên không.
Trong khi đó, Phòng thiết kế Ya-cốp-lép đã dựa trên cơ sở Yak-1 và Yak-9 thiết kế chiếc Yak-3, không phải thay động cơ hay cải tiến gì lớn mà chỉ cải tiến những tính năng khí động, là máy bay tiêm kích nhẹ nhất của không quân Xô-viết, tốc độ vượt hẳn tất cả các tiêm kích có cánh quạt của không quân phát-xít.
Khối lượng của Yak-3 là 2.650kg, trọng tải khi bay là 2.655kg, tốc độ tối đa 648km/h. Chỉ duy nhất có một điều đáng tiếc nho nhỏ là vì một số lý do kỹ thuật, Yak-3 đáng nhẽ được trang bị 3 khẩu pháo 37mm thì chỉ có 1 khẩu 37mm và hai khẩu 20mm, giảm đáng kể hoả lực. Nhưng những phi công Xô-viết trên loại tiêm kích mới này đã lập nhiều chiến công xuất sắc, là mối đe doạ lớn của tiêm kích Đức.
Ngô Ngọc Phương
Trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, thắng lợi vẻ vang của quân đội Xô-viết đạt được không phải chỉ nhờ ở tinh thần chiến đấu rất cao của các chiến sỹ và sỹ quan Xô-viết, nhờ sự dũng cảm kiên cường và chủ nghĩa anh hùng tập thể của các cán bộ chiến sỹ Hồng quân, mà còn nhờ ở chỗ những người chiến sỹ ấy được trang bị những vũ khí tối tân và tốt vào loại nhất vào thời kỳ đó.
Chính nhờ những chính sách kinh tế cộng sản thời chiến, ưu tiên phát triển công nghiệp hoá, nhất là công nghiệp quốc phòng, nhờ tinh thần lao động anh hùng, quên mình của nhân dân Xô-viết, nên trong cuộc chiến tranh nền công nghiệp đã cung cấp vũ khí cho Hồng quân đảm bảo ưu thế về chất lượng cũng như số lượng hơn hẳn quân đội phát-xít Đức.
Vũ khí bộ binh
Trong cận chiến, rừng núi, trong thành phố nhiều trường hợp không thể sử dụng pháo và súng cối, thì không có gì thay thế được những vũ khí bộ binh tốt.
Vũ khí bộ binh không chỉ được trang bị cho bộ binh nhưng không chỉ có bộ binh mới dùng, mà tất cả các đơn vị chuyên môn và các binh chủng khác nữa, do đó việc trang bị đầy đủ vũ khí của quân đội đã đòi hỏi ở nền công nghiệp quốc phòng một sự nỗ lực phi thường. Và nhân dân Liên Xô đã làm được điều đó.
Trước cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, về vũ khí của các phân đội bộ binh có các trang bị sau:
- Súng trường.
- Súng các-bin.
- Súng trường có kính ngắm (súng trường bắn tỉa)
- Súng trường tự động.
- Súng tiểu liên.
- Súng trung liên.
- Súng đại liên.
- Súng trọng liên cao xạ phòng không.
Đầu chiến tranh, vũ khí cơ bản được trang bị trong bộ binh Hồng quân là súng trường 7,62mm kiểu năm 1891/30 thì trong quá trình chiến tranh, đã được luôn luôn thay đổi bằng súng các-bin và súng trường tự động. Nguyên nhân đầu tiên là do súng trường bắn quá chậm.
Bên cạnh súng trường, trong trang bị của bộ binh còn có súng các-bin 7,62mm kiểu năm 1938, loại súng này trong quá trình chiến tranh đã được phổ biến rất rộng trong bộ binh, về sau từ loại súng phụ trở thành vũ khí phổ biến.
So với súng trường, đường đạn của súng các-bin tản mát hơn, tốc độ đạn đầu nòng thấp hơn, tầm bắn gần hơn nhưng do chất lượng vận động tốt hơn hẳn, hơn nữa lại tự động lên đạn nên rất phù hợp với yêu cầu của bộ binh.
Sau này được gắn thêm lưỡi lê liền súng, trở thành kiểu Các-bin 1944 là thứ được trang bị trong bộ binh và được dùng cho đến hết chiến tranh. Thực tiễn đã chứng minh tính hơn hẳn của súng các-bin so với súng trường.
Súng trường tự động cũng là một phát triển của các chuyên gia vũ khí Liên Xô: Tốc độ bắn thực tế lên tới 20 đến 30 phát / phút, động tác bắn giảm bớt nên có thể liên tục theo dõi địch trong khi bắn, đó là những ưu điểm nhưng không thể bù được những nhược điểm.
Do cơ cấu phức tạp, nên việc bảo quản, giữ gìn và vận hành vũ khí trong điều kiện chiến đấu là rất khó, súng dễ hỏng lại khó chữa. Chính vì lý do đó mà loại vũ khí này bị đình chỉ sản xuất trong quá trình chiến tranh.
Súng trường tự động 7,62mm kiểu Xi-mô-nốp, nhưng do cơ cấu phức tạp không thuận tiện trong chiến đấu nên không được dùng trong trang bị đại trà.
Súng trường tự động kiểu Tô-ca-rép có thành công hơn, do đó trong trang bị đại trà có dùng một số cho đến năm 1943 thì ngừng.
Sau này các chiến sỹ được trang bị loại súng trường tự động có gắn kính ngắm PU là loại tốt nhất được dùng cho đến hết chiến tranh.
Súng tiểu liên Xô-viết được dùng đầu tiên trong cuộc “Chiến tranh Mùa đông” với Phần Lan các năm 1939 – 1940. Thực tiễn chiến đấu đã chứng minh tính ưu việt của loại vũ khí cá nhân này, và bộ binh nhất thiết phải được trang bị.
Điểm mạnh của súng tiểu liên là việc sử dụng nó làm tăng mật độ hoả lực lên rất cao, đồng thời các phân đội bộ binh dễ dàng vận động hơn, thể hiện tính ưu việt trong vận động chiến và tấn công.
Đầu chiến tranh, trong sư đoàn bộ binh được trang bị hai loại tiểu liên:
- Tiểu liên 7,62mm kiểu PPD-1940.
- Tiểu liên 7,62mm kiểu PPTS-1941.
PPSh-1941 |
PPTS-1943 |
Ngay từ đầu chiến tranh, việc sản xuất PPD-1940 đã được ngừng hoàn toàn để nhường chỗ cho việc sản xuất PPTS-1941, được trang bị phổ biến trong Hồng quân trong suốt chiến tranh.
Từ đầu chiến tranh, công trình sư vũ khí Xu-đa-ép đã nghiên cứu và đến năm 1943 chế tạo loại tiểu liên kiểu PPTS-1943. Loại súng này rất nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ mang.
Tốc độ bắn được thiết kế giảm từ 1.100 phát / phút xuống 600 phát / phút, có thể bắn được từng loạt ngắn và bắn phát một, giảm được lãnh phí đạn, giảm sự tản mát của đạn và tăng độ bền của súng.
Từ năm 1928, trong các phân đội bộ binh có trang bị loại vũ khí hoả lực là súng trung liên 7,62mm DP do nhà thiết kế Đét-tri-a-re-vui thiết kế, và trong chiến tranh loại này được cải tiến thành loại trung liên DPM.
Nổi bật nhờ độ bền của các chi tiết, kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng, dễ mang, dễ bắn, vận động dễ, trung liên DPM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật tấn công cũng như phòng ngự của bộ binh nên được dùng suốt trong chiến tranh. Từ đầu đến hết chiến tranh, số lượng súng trung liên trong các sư đoàn bộ binh đã tăng hơn hai lần.
Đại liên Mác-xim – 1910 |
Đại liên SG-43 |
Khi bắt đầu chiến tranh, trong bộ binh Hồng quân có trang bị súng đại liên 7,62mm kiểu Mác-xim năm 1910, rất hiệu quả trong chiến đấu. Nhược điểm là nó nặng quá, tới 62,3kg, cấu tạo phức tạp vì phải toả nhiệt bằng ống nước.
Do đó nhiệm vụ là phải làm súng đơn giản hơn và nhẹ hơn. Nhiệm vụ đã được nhà thiết kế Xô-viết Gô-ri-u-nốp hoàn thành rực rỡ. Ông đã thiết kế chế tạo thành công một kiểu đại liên mới nhẹ hơn (44,5 kg), cấu tạo đơn giản hơn: kiểu đại liên SG - 43.
Cấu tạo của loại súng này đơn giản hơn nhiều, các kết cấu cơ khí đều được giấu kín nên dễ bảo vệ trong chiến đấu, làm mát bằng không khí, dễ thay nòng, và quan trọng không cần phải chuyên môn trong sản xuất, tất cả đều dựa trên công nghệ thông thường.
Cả hai kiểu đại liên đều được dùng trong bộ binh trong suốt chiến tranh, đến cuối chiến tranh số lượng đại liên trong các sư đoàn bộ binh tăng đến 170%. Tuy nhiên trong thực tế chiến đấu, vẫn phải dùng đại liên Mắc-xim thay cho loại SG – 43.
Súng chống tăng Xi-mô-nốp (P.T.R.S.) |
Từ trước chiến tranh, Bộ chỉ huy Hồng quân đã chú ý phát triển loại vũ khí chống tăng cho bộ binh. Nhưng phải đến tận mùa thu năm 1941, Hồng quân mới có loại súng này.
Thực tiến đầu chiến tranh phát-xít Đức đã dùng tập trung nhiều các loại xe tăng nhỏ và vừa, nên nhất thiết phải có được thứ vũ khí đó:
- Súng chống tăng tự động 14,5mm kiểu 1941 của Xi-mô-nốp (P.T.R.S.)
- Súng chống tăng lên đạn từng phát một 14,5 mm của Đét-chi-a-rép. (P.T.P.D.)
Các loại xe tăng Đức T-1, T-2, T-3 vỏ dầy 30mm đều bị các loại súng này phá được. Đây là loại vũ khí lợi hại trong tay các chiến sỹ bộ binh Xô-viết. Năm 1943, thanh tra kỹ thuật quân đội Đức đã viết: “Kiểu súng chống tăng Xi-mô-nốp của Nga… có thể coi là một trong những loại súng chống tăng (cỡ từ 13 đến 15 mm) tốt nhất hiện nay – đây là một loại vũ khí được cải tiến và có hiệu quả nhất”.
Số lượng các loại vũ khí này tăng lên rất nhanh, đến giai đoạn hai của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại trong mỗi sư đoàn có đến 271 khẩu. Với sự gia đời của các loại xe tăng Đức vỏ dầy, hiệu quả của những loại vũ khí này bị giảm đi khi gặp những loại xe tăng đó, nên số lượng loại vũ khí này lại giảm dần đi, đến trận Cuốc-xcơ đã giảm đến gần 3 lần.
Súng phòng không
- Súng phòng không có máy tính của Tô-ca-rép chế tạo là sự kết hợp 4 khẩu đại liên 7,62mm kiểu 1910, do đó rất nặng phải được vận chuyển bằng xe tải, nên tính cơ động rất kém. Càng ngày máy bay chiến đấu càng linh hoạt, nên loại súng này không đáp ứng được yêu cầu chiến đấu nên bị loại bỏ dần, từ cuối năm 1941 trong trang bị của sư đoàn bộ binh không còn loại vũ khí này.
- Các sư đoàn bộ binh trong quá trình chiến tranh có trang bị loại trọng liên 12,7mm kiểu 1938/46 và 12,7mm kiểu 1938 của Đét-chi-a-rép, Tê-sa-ghin (D.T.S.K.). Loại súng tự động kiểu 1938 này có cấu tạo đơn giản, bắn rất chính xác, và được dùng nhiều để bắn mục tiêu trên không, nhưng cũng dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất, được dùng trong trang bị cho đến hết năm 1942.
Súng trọng liên, được dùng chủ yếu chống phi cơ bay thấp. Trên chiến trường, số lượng các mục tiêu bọc thép mỏng tăng lên (xe bọc thép, xe ôtô bọc thép), cũng như các phương tiện hoả lực trong phòng ngự của quân Đức tăng thêm, nên nảy sinh nhu cầu phát triển loại vũ khí này để chống các loại mục tiêu đó.
Khả năng hoả lực của các sư đoàn bộ binh Xô-viết ngày càng tăng đến cuối Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, năm 1945 số đạn một sư đoàn Liên Xô bắn trong một phút hơn một sư đoàn Đức là 66.650 viên và của Nhật là 364.370 viên.
Nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô trong ba năm cuối của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã cung cấp cho chiến trường trung bình một năm là 450.000 khẩu trung liên và đại liên, hơn 3 triệu khẩu súng trường và gần 2 triệu khẩu tiểu liên.
Súng cối
Súng cối là loại vũ khí rẻ tiền mà chất lượng chiến đấu lại cao trong thời gian Chiến tranh Giữ nước vĩ đại. Hoả lực súng cối giữ vai trò quan trọng trong tác chiến của bộ binh: các địa hình có nhiều góc chết, nhấp nhô nhiều không phát huy được hoả lực bắn thẳng thì súng cối có hiệu quả đặc biệt.
Năm 1941 bộ binh Xô-viết có ba loại súng cối: 50mm, 82mm và 120mm.
Súng cối 120mm |
Súng cối 120mm trang bị cho trung đoàn kiểu 1938 đã hoàn hảo, nên trong suốt chiến tranh không có cải tiến, sửa chữa cơ bản nào, ngoài một lần chút ít trong năm 1943.
Tác dụng của loại này rất lớn nên đến năm 1943 quân Đức cũng đã bắt chiếc chế tạo loại súng này ở Đức. Đây là một loại vũ khí mạnh, có thể đảm bảo yểm trợ hoả lực cho các phân đội bộ binh.
Súng cối 120mm kiểu năm 1943 là một loại súng bắn đạn mạnh nhưng tầm bắn không xa, khả năng cơ động kém và nhất là khả năng phòng ngự yếu. Đến năm 1944 đã chế tạo loại súng cối mới 160mm.
Vai trò hoả lực của súng cối trong chiến tranh không ngừng được nâng cao. Ví dụ trọng lượng một loạt đạn súng cối của sư đoàn bộ binh trong những năm chiến tranh tăng hơn trước 6 lần (tháng Chín năm 1941 là 199,8kg – 1945 là 1405 kg). Trung bình công nghiệp quốc phòng Xô-viết một năm chiến tranh sản xuất 1 triệu khẩu súng cối.
Pháo binh
Đầu chiến tranh, trong các đơn vị bộ binh có các loại pháo: 37mm, 45mm, 76mm, 122mm và 152mm.
Pháo cao xạ Mk -1939 |
Loại cao xạ pháo 37mm kiểu 1939 dùng để đánh máy bay bổ nhào và các máy bay ném bom ở độ cao 2500m. Loại này có chất lượng chiến đấu cao và được dùng trong suốt chiến tranh. Trong giai đoạn đầu chiến tranh loại pháo này thường được dùng chống xe tăng Đức rất hiệu quả.
Một loại cao xạ pháo nữa là loại 76mm năm 1941 trong các sư đoàn bộ binh cũng có, nhưng sau đó được rút đi và sau đó thì không có nữa.
Năm 1937 Liên Xô có chế tạo loại pháo chống tăng 45mm, tốt nhưng ngay trong những trận chiến đấu đầu tiên của cuộc chiến tranh, nó đã không phá được các loại xe tăng hạng trung của địch, một số loại xe tăng Đức có chiều dày vỏ thép mặt trước lên đến 70mm.
Do đó từ năm 1942 trong trang bị của các đơn vị bộ binh có loại pháo chống tăng kiểu năm 1942, vẫn giữ được các ưu điểm của loại cũ nhưng sức công phá của đạn mạnh hơn, cỡ súng tăng lên từ 46mm đến 68mm, cự ly hiệu quả tăng lên đến 500m (gấp rưỡi), sức phá của đạn tăng gần gấp đôi.
Bộ chỉ huy Đức gấp rút thúc đẩy sản xuất những loại xe tăng và pháo tự hành có sức chống đỡ ngày càng tăng (Xe tăng Cọp, Báo, pháo tự hành Phéc-đi-năng) yêu cầu phải có những loại pháo chống tăng mới mạnh hơn nữa.
Đầu năm 1943 bộ binh Hồng quân được trang bị loại pháo chống tăng mới 57mm kiểu 1943 ZIS-2. Loại pháo này có thể phá được bất cứ loại xe tăng nào của Đức và là loại pháo chống tăng tốt nhất trên chiến trường cả hai bên trong thời kỳ đó. Đến cuối chiến tranh loại pháo này được thay thế cho đại bác 45mm.
ZiS-3 Mk |
ZiS-2 |
Năm 1943, đại bác cấp trung đoàn 76mm kiểu 1927 được thay thế bằng loại cùng cỡ nhưng có nhiều ưu điểm hơn: có giá súng kiểu đại bác 45mm có thể quay qua lại được – góc bắn thay đổi từ 5o30’ đến 60o - nhẹ hơn 200kg và thấp hơn, chỉ bằng 2/3 kiểu cũ, rất cơ động trong chiến đấu, dễ ngụy trang, cất giấu.
Pháo sư đoàn loại 76mm kiểu năm 1936 đến đầu năm 1942 đã được thay thế bằng loại súng cùng cỡ đã được cải tiến kiểu năm 1939, bắn được xa, mạnh và có sức công phá tốt.
Sau này trong trang bị có loại 76mm ZIS -3 kiểu năm 1942, cải tiến giảm được nhiều động tác khi ngắm bắn, hiệu quả chống tăng được nâng cao nhiều.
Loại này có giá súng nhẹ, dễ vận động, nhỏ gọn hơn các kiểu trước đây. Là sản phẩm xuất sắc của tập thể thiết kế Gra-bin, loại pháo này xuất hiện vào thời điểm gay go nhất, năm 1942 đã chiếm được lòng tin yêu của các chiến sỹ Hồng quân.
Trong các trận đấu với xe tăng Đức, những ưu điểm của loại pháo này là ngắm và bắn được nhanh, chính xác và hiệu quả, thay đổi vị trí bắn nhanh nên là mối đe doạ rất lớn của Cọp, Báo, Phéc-đi-năng.
Đầu chiến tranh, một số binh đoàn bộ binh được trang bị pháo ngắn nòng 122mm kiểu 1910/30. Sau này loại đó được thay thế bằng loại 122mm kiểu 1938, sau này có được cải tiến đôi chút về kỹ thuật.
Đây là loại pháo có chất lượng chiến đấu tốt, được trang bị trong các trung đoàn pháo của các sư đoàn bộ binh trong suốt chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh số lượng loại pháo này tăng lên đến 2,5 lần.
Trong trang bị của sư đoàn bộ binh đầu chiến tranh còn có loại pháo 152mm nhưng sau đó loại này bị rút để trang bị cho cấp cao hơn.
Các quân đoàn, sư đoàn bộ binh hoạt động ở hướng chủ yếu nhất thường được bổ sung tăng cường cho các đơn vị pháo binh của mình, nhưng pháo binh là thuộc các đơn vị lựu pháo dự bị của quân đoàn.
Mk - 1938 |
Các đơn vị này được trang bị pháo ngắn nòng 122mm đến 152mm và từ năm 1943 có thêm súng cối 160mm, như vậy trang bị hoả lực pháo binh mạnh mẽ này đã phá hoại có kết quả các công sự phòng ngự của quân Đức. Bắt đầu từ năm 1944 trong các đơn vị pháo binh của quân đoàn và sư đoàn được trang bị thêm lựu pháo 100mm.
Trong thời gian chiến tranh nhiều binh đoàn đã được tăng cường chất lượng bằng cách trang bị thêm đại bác 122mm. Loại đại bác này bắn rất xa đã bổ sung được cho hoả lực của súng cối và đại bác ngắn nòng, nhưng nó không chỉ bắn xa mà còn bắn thẳng rất tốt vào các công sự phòng ngự của đối phương và nhất là có thể bắn được xe tăng.
Còn một loại vũ khí nữa của lực lượng pháo binh Hồng quân là pháo phản lực “Ca-chiu-sa”. Dàn pháo này khiến quân Đức cực kỳ khiếp sợ. “Ca-chiu-sa” có thể tấn công tập trung vào đối phương với một hoả lực lớn trong một thời gian ngắn, một giàn phóng tuỳ loại (BM-8, BM-8-48, BM-13, BM-31…) có thể tương đương đại đội, tiểu đoàn pháo hoặc thậm chí cao hơn.
"Ca-chiu-sa" được lắp trên các xe ôtô thường là loại dã chiến, dẫn động nhiều bánh xe, hoặc trên xe bánh xích nên rất cơ động, bắn xong có thể di chuyển ngay. Ngày 14 tháng Tám năm 1941, Bộ chỉ huy tối cao phát-xít Đức đã ra một bản mệnh lệnh: “Người Nga có loại đại bác nhiều nòng bắn tự động. Khi bắn thì bắn bằng điện. Trong khi bắn ở nơi bắn có bốc lên một đám khói. Phải làm sao cướp ngay được loại súng đó”.
Bắt đầu từ năm 1943, để công phá những công sự phòng ngự kiên cố của Đức, trong pháo binh Hồng quân đã được trang bị thêm loại pháo phản lực BM-13 và BM-31. Các loại “Ca-chiu-sa” đã trở thành lực lượng chủ lực trong các hoạt động bắn pháo chuẩn bị cho các cuộc tiến công, vì nó có thể phá tan hoang hệ thống phòng ngự địch trong khoảnh khắc, khiến binh lính địch phát điên chạy khỏi nơi ẩn nấp.
Pháo binh Xô-viết trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã được gọi là “Thần chiến tranh” và đóng góp lớn cho thắng lợi. Có thể nói, pháo binh Xô-viết thuộc loại tốt nhất.
Pháo binh Xô-viết có chất lượng chiến đấu cao, nên trong thời gian chiến tranh số lượng cũng như chất lượng của pháo binh không ngừng tăng nhanh. Sức công phá và tầm bắn của pháo cũng không ngừng được nâng cao. Công nghiệp quốc phòng Xô-viết trung bình mỗi năm trang bị cho quân đội gần 120.000 khẩu pháo.
BM-31 |
BM-13 |
Việc sử dụng tập trung pháo binh kết hợp với việc sử dụng xe tăng cũng như máy bay bằng phương pháp mới đã đảm bảo hoả lực tấn công mạnh mẽ, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chiến thuật Xô-viết.
Một khía cạnh nữa là việc chuyển các đơn vị pháo binh thành pháo binh cơ giới đã có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong việc phát triển tính cơ động của pháo binh.
Xe tăng và pháo tự hành
Ngay từ đầu chiến tranh, các binh đoàn bộ binh hoạt động trên các hướng chính, hoặc phòng ngự ở những hướng xung yếu nhất đều được tăng cường thêm xe tăng. Thời kỳ đầu chiến tranh, các binh đoàn bộ binh được tăng cường xe tăng hạng trung được chế tạo trước chiến tranh, nhưng chủ yếu là hạng nhẹ.
Xe tăng hạng trung T-34 do tập thể thiết kế Cốt-xkin, Mô-rô-dốp và Cu-trơ-ren-cô chế tạo là loại xe tăng hạng trung tốt nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có thể nói chắc chắn là xe tăng T-34 so với T-3 của Đức hồi đó thì T-34 vận động tốt hơn, nhanh hơn, vượt chướng ngại vật tốt hơn, tầm hoạt động xa hơn, bền hơn, và quan trọng là hơn hẳn về vỏ thép (chiều dày và chất lượng) và vũ khí trang bị.
Xe tăng hạng trung T-34 |
Đại bác 37mm của T-3 không thể phá được vỏ thép của T-34 ở bất cứ cự ly nào, còn đại bác 76mm của T-34 có thể phá được vỏ thép của T-3 ở cự ly thật xa. Trong những trận đấu tay đôi giữa xe tăng T-34 của Liên Xô với xe tăng Đức, nhiều khi xe tăng T-34 đã "bị thương" mà vẫn có thể húc hỏng xe tăng Đức.
Loại xe tăng hạng nặng KV do tập thể thiết kế dưới sự lãnh đạo của công trình sư Cô-tin là loại có vỏ thép rất dầy (75mm), và hồi đầu chiến tranh nhình chung không có loại xe tăng hay pháo chống tăng nào của Đức có thể bắn thủng.
Vỏ bọc xe tăng KV các thế hệ cải tiến về sau lại tăng lên đến 105mm, pháo được thay từ 76mm lên 85mm. Có thể nói rằng, xe tăng hạng nặng Xô-viết là mối đe dọa rất lớn của quân đội phát-xít. Ngay từ đầu chiến tranh, thực tiễn cũng đã chứng minh chất lượng hơn hẳn của xe tăng Liên Xô so với xe tăng Đức.
Súng đại bác chống tăng 37mm của Đức trở nên bất lực trước xe tăng Xô-viết, nên chúng phải trút gánh nặng chống xe tăng Liên Xô lên vai của không quân và pháo cao xạ loại vừa. Sau đó phát-xít Đức đã phải cải tiến dùng loại đạn đặc biệt 37mm và 76mm cho pháo chống tăng để đảm bảo công phá xe tăng Liên Xô.
Năm 1943 là năm bước ngoặt trong chiến tranh không chỉ trên chiến trường mà còn ở trong công nghiệp quốc phòng, sản xuất được số lượng lớn các loại xe tăng chất lượng cao đã làm thay đổi cán cân lực lượng giữa hai bên nghiêng về phía có lợi cho quân đội Xô-viết.
Năm 1944 đã ra đời loại xe tăng hạng trung T-34-85 và xe tăng hạng nặng IS-1 có pháo 85mm thay thế cho KV. Loại này rất mạnh: về động cơ, đại bác và có thêm 3 khẩu trọng liên thường và một trọng liên cao xạ.
Từ mùa xuân năm 1944, quân đội Xô-viết sử dụng rộng rãi xe tăng hạng trung T-34-85 và xe tăng hạng nặng IS-2.
Xe tăng hạng trung T-34-85 |
Đầu chiến tranh, Hồng quân sử dụng xe tăng hạng nhẹ T-60, sau đó được thay thế bằng T-70 trang bị pháo 45mm và súng máy. Các loại xe tăng hạng nhẹ này được dùng rộng rãi để trinh sát, liên lạc, điều tra mục tiêu, hộ tống…
Hồi đầu chiến tranh Hồng quân chưa có pháo tự hành, vì loại này còn đang trong thời gian thử nghiệm, nhưng tương lai của nó đã được các nhà lý luận quân sự Xô-viết khẳng định đúng đắn.
Những khẩu pháo tự hành hạng nhẹ SU-76 được cấu tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70, dùng để trang bị cho bộ đội vào năm 1942. Việc nền công nghiệp quốc phòng Xô-viết vào đầu chiến tranh bị thiệt hại nhiều và phải sơ tán một cách vất vả về phía đông, sâu vào trung tâm đất nước đã làm chậm trễ quá trình phát triển các loại pháo này. Nếu không như vậy thì có thể không phải là mùa hè năm 1943 mới xuất hiện với số lượng lớn pháo tự hành…
Bắt đầu trận Cuốc-xcơ, các binh đoàn bộ binh đã được tăng cường không chỉ xe tăng mà còn có cả pháo tự hành:
- Pháo tự hành SU-122, được chế tạo trên cơ sở xe tăng T-34 và pháo ngắn nòng 122mm.
- Đồng thời trong giai đoạn này trong các binh đoàn xe tăng còn được trang bị loại pháo tự hành mạnh nhất SU-152. Loại này được chế tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nặng KV và pháo 152mm. Những loại pháo tự hành này đã tiêu diệt được những số lượng lớn xe tăng “Cọp”, “Báo” của phát-xít Đức nên chính quân Đức cũng gọi chúng là những “người đi săn xe tăng”.
Để trực tiếp yểm hộ cho các binh đoàn bộ binh, từ mùa hè 1943 một số lượng rất lớn pháo tự hành đã được trang bị.
Trong thời kỳ giải phóng Ucrai-na và những trận chiến đấu vượt sông Đnépr, trong Hồng quân đã được trang bị pháo tự hành SU-58.
Việc trang bị được một số lượng lớn xe tăng và pháo tự hành trong Hồng quân đã đóng vai trò quan trọng trong những thắng lợi mà quân đội Xô-viết đạt được từ giữa năm 1943, năm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại.
Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, công nghiệp quốc phòng đã cung cấp cho Hồng quân ba loại pháo tự hành, được dùng cho đến hết chiến tranh:
- Trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS, chế tạo pháo tự hành mới ISU-122, trang bị pháo 122mm.
- Pháo tự hành ISU-152 là loại xe chiến đấu rất mạnh, được chế tạo dựa trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS-2 và pháo ngắn nòng 152mm.
- Kiểu pháo tự hành mới SU-100 đã tiêu diệt một cách đắc lực các xe tăng của Đức, trở thành vũ khí chủ chốt để chiến đấu chống xe tăng địch.
Kiểu pháo tự hành mới SU-100 |
Số lượng lớn xe tăng và pháo tự hành được công nghiệp cung cấp trong giai đoạn này đã là một nhân tố rất quan trọng quyết định thắng lợi.
Chất lượng xe tăng Xô-viết luôn luôn hơn chất lượng xe tăng Đức và từ giữa cuộc chiến tranh, về mặt kỹ thuật tăng thiết giáp quân đội Liên Xô đã bắt đầu vượt quân đội Đức về số lượng. Riêng trong năm 1944, công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã cung cấp cho chiến trường gần 30.000 xe tăng trong khi đó công nghiệp Đức chỉ cung cấp được cho tất cả các chiến trường gần 19.000 chiếc.
Hàng không
Giai đoạn đầu của chiến tranh, do số lượng máy bay của Không quân Hồng quân quá ít, nên Lúp-oa-phơ (không quân Đức) làm chủ bầu trời. Số lượng máy bay hoạt động để chi viện cho hoạt động của bộ đội mặt đất hạn chế, chỉ có trong kế hoạch của Phương diện quân và Tập đoàn quân. Từ đầu năm 1942, hoạt động của không quân đã thường xuyên hơn.
Cuộc chiến tranh sau này đã chứng minh rằng Bộ tư lệnh tối cao Xô-viết đã đúng khi thành lập những đơn vị không quân lớn, mạnh, không phân tán về cho các đơn vị bộ binh nhỏ, sẽ dẫn đến xé lẻ các đơn vị không quân.
Ở mỗi Phương diện quân đều có Tập đoàn quân không quân. Hơn nữa, để đảm bảo tạo nên những “quả đấm” mạnh trên những hướng chiến lược, đã thành lập những Tập đoàn quân không quân dự bị trực thuộc Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao, điều này giúp tạo ra được những ưu thế tuyệt đối về không quân Xô-viết trên bầu trời những hướng tấn công chiến lược.
Trong các trận chiến đấu bảo vệ Mát-xcơ-va loại máy bay cường kích một người lái IL-2 (Stur-mo-vik) đã được sử dụng. Loại máy bay này thường được so sánh với máy bay cường kích ném bom bổ nhào Đức Stu-kas Ju-87, là loại sát thủ khét tiếng trên chiến trường Châu Âu, từ đây bị mất ngôi.
Đây là loại cường kích có trang bị pháo, bom và rốc-két, rất hiệu quả trong bổ nhào tấn công các mục tiêu mặt đất, nhất là diệt xe tăng và gây ra cho quân Đức những thiệt hại lớn. Một binh đoàn máy bay IL-2 trong 3 tháng chiến đấu gần Mát-xcơ-va đã diệt được 608 xe tăng Đức.
Không phải ngẫu nhiên mà loại cường kích này được gọi là “tank killer”, “sát thủ diệt xe tăng”. Quân Đức rất sợ và gọi IL-2 là “Cái chết đen”. Trong thời kỳ trận Xta-lin-grát Bộ chỉ huy Đức đã phải tổ chức những phi đội tiêm kích đặc nhiệm săn IL-2 để hạn chế những thiệt hại mà IL-2 mang tới.
Để đánh được IL-2 chỉ đánh vào chỗ yếu của nó, từ phía trên, đằng sau là nơi khó bảo vệ. Tập thể thiết kế của công trình sư I-liu-sin đã cải tiến loại IL-2 thành các kiểu cải tiến, có thêm người xạ thủ liên thanh phía sau, có đại bác cỡ lớn hơn để tiêu diệt xe tăng hạng nặng của Đức.
Bộ chỉ huy Đức đã phải đề ra cho các nhà chế tạo của Đức chế tạo loại cường kích có tính năng tương tự hoặc hơn IL-2. Kết quả là, máy bay cường kích Hen-ken 129b của Đức ra đời. Nhưng các nhà chế tạo của Đức vẫn theo truyền thống, cải tiến bằng cách tăng công suất động cơ, tăng vũ khí hoả lực, tăng vỏ thép… tất cả chỉ làm nặng máy bay và… giảm sức chiến đấu. Hen-ken 129b đã không đáp ứng được kỳ vọng, bay chậm, yếu, ít tác dụng.
Đến giai đoạn sau của cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại, tập thể thiết kế của công trình sư I-liu-sin đã lại có những nỗ lực phi thường, thiết kế và tổ chức sản xuất thành công số lượng lớn máy bay cường kích IL-10, tốt hơn IL-2. IL-10 mạnh hơn IL-2, có đến hai khẩu pháo 37mm.
Các phi công cường kích Xô-viết đã tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao, đối với họ không có thời tiết nào là không bay được, chỉ trừ khi có sương mù.
Phi công Xô-viết nổi tiếng Ghê-oóc-ghi Bai-đu-cốp trong chiến tranh chỉ huy một đoàn không quân cường kích IL đã viết về IL-2 như sau:
“Hình như bây giờ tất cả các binh chủng đều đã quen với máy bay cường kích của ta. Mỗi chiến sỹ, mỗi sỹ quan chỉ huy, dù ở được xe tăng, pháo binh và nhất là bộ binh, hay nhìn lên bầu trời và đôi khi thở dài buồn rầu: “lại không bay được rồi, sương mù!”.
Thật vậy, chỉ sương mù mới có thể ngăn được các phi công cường kích hoạt động, những người lao động thực sự của chiến trường. Mây thấp, trời mưa, song nhiều nhóm nhỏ IL-2 vẫn bay sát mặt đất đi đánh địch.
Tuyết rơi, tầm nhìn không quá hai ki-lô-mét, mây thấp dưới năm mươi mét song những chiếc “xe bọc thép” của bầu trời này vẫn tiến công địch. Chiến sỹ ta vẫn bay dù trời xấu, bất chấp lưới lửa phòng không dày đặc của địch.
Họ bay một mình, bay không có tiêm kích yểm hộ. Họ bay cả những khi mà máy bay ném bom bình thường không thể thực hiện nổi nhiệm vụ. Vào những ngày này bộ đội mặt đất ta hay nói:”Không sao, hôm nay IL-2 vẫn sẽ bay” ”.
Để phục vụ tác chiến, trong cuộc Chiến tranh Giữ nước vĩ đại đã sử dụng nhiều các loại máy bay oanh tạc.
Trong giai đoạn sau của cuộc chiến tranh, đã bắt đầu các đơn vị lớn máy bay oanh tạc, mà loại máy bay chủ yếu dùng trong chiến tranh là các loại ném bom bổ nhào Pe-2 (Tổng công trình sư Pét-lia-cốp) IL-4 (Tổng công trình sư I-liu-sin) và từ năm 1944 có thêm loại rất tốt Tu-2 (Tổng công trình sư Tu-pô-lép), là những loại chiến đấu tốt đã gây cho quân Đức những thiệt hại nặng nề.
Pe-2 là náy bay ném bom bổ nhào loại rất tốt, có tốc độ nhanh gần bằng tiêm kích, tính cơ động cao nên được ưu tiên sản xuất trong giai đoạn đầu của chiến tranh.
Song song với nó, việc sản xuất máy bay ném bom ban đêm (về sau được sử dụng cả trong ném bom bổ nhào ban ngày) IL-4 cũng là một loại tốt.
Đến giai đoạn sau của chiến tranh, do Tu-2 có một số tính năng bay tốt hơn hai loại trên nên đến cuối năm 1944 những chiếc Tu-2 đầu tiên được gửi ra chiến trường.
Để làm chủ bầu trời, bắt buộc phải có những loại tiêm kích tốt. Trước chiến tranh Không quân của Hồng quân công nông có loại I-16 của công trình sư Pô-li-các-pốp, là loại tiêm kích nhanh nhất và nhẹ nhất.
Được sự giúp đỡ của phi công thử nghiệm V.P. Trơ-ca-lốp, I-16 được chế tạo là một thành tựu của công nghiệp hàng không Xô-viết trước chiến tranh. Đầu chiến tranh, trong cuộc chiến đấu không cân sức với tiêm kích Đức, với tính cơ động tốt sẵn có I-16 đã lập nhiều chiến công phải đổi bằng máu phi công, chiếm được lòng tin yêu của nhân dân Xô-viết.
Trong năm 1940, trong trang bị của Không quân Xô-viết có thêm các loại tiêm kích mới: Mig-3 (Các Tổng công trình sư Mi-cai-an và Gu-rê-vích), LaGG-3 (Tổng công trình sư La-vốt-skin) và Yak-1 (Tổng công trình sư A. Ya-cốp-lép).
Các loại tiêm kích này về tính năng kỹ thuật đã vượt các loại tiêm kích tốt nhất của nước ngoài trong thời gian đó. Mig-3 có tốc độ cao nhất là 655km/h, trần bay 7000 mét. Mãi đến năm 1942 máy bay tiêm kích Mét-xe-smít của phát-xít Đức mới đạt được tốc độ và trần bay đó mà lại phải trang bị động cơ mạnh hơn.
Những câu chuyện hoang đường về sự vô địch của Lúp-oa-phơ đã bị các phi công tiêm kích Xô-viết anh hùng cùng với lực lượng phòng không phá tan trong trận phòng thủ Mát-xcơ-va. Trong suốt 23 ngày tổng tấn công của không quân Đức vào thủ đô Liên Xô, trong số 2.018 chiếc tấn công chỉ có 72 chiếc lọt được vào bầu trời thành phố, chỉ chiếm có 3,5%.
Năm 1943, trong thời gian diễn ra trận bao vây và tiêu diệt đạo quân phát-xít Đức ở Xta-lin-grát, các Trung đoàn không quân tiêm kích Hồng quân đã được trang bị số lượng lớn các máy bay tiêm kích La-5 (Tổng công trình sư La-vốt-skin). Được thiết kế trên cơ sở LaGG-3, La-5 hơn hẳn mọi sê-ri Mét-xe-smít, kể cả loại mới toanh Mét-xe Bf-109G2 của phát-xít Đức. Trong mùa hè 1943, trên mặt trận Cu-ban và Cuốc-xcơ, một số lượng rất lớn La-5 đã được sử dụng.
Kết quả của việc phát triển La-5 sau này là các loại La-7 và sau này là La-9, các loại này cho đến hết chiến tranh đã hoàn toàn làm chủ trên không.
Trên cơ sở máy bay tiêm kích Yak-1, tập thể thiết kế của Tổng công trình sư A. Ya-cốp-lép đã chế tạo máy bay Yak-9, sau này là Yak-9Đ… là những loại tốt, mà trên đó các phi công Át Xô-viết đánh thắng nhiều trận không chiến, cả khi chiến đấu không cân sức với số lượng tiêm kích phát-xít lớn hơn nhiều.
Trong thời kỳ chiến dịch giải phóng Bê-la-rút-xi-a năm 1944, lúc này Bộ chỉ huy Đức đặt rất nhiều tin tưởng vào loại tiêm kích mới nhất là Phốc-cơ Un-phơ FW190A4, cũng như trước đây đã đặt tin tưởng vào các loại xe tăng và pháo tự hành “Cọp”, “Báo”, “Phéc-đi-năng”.
Loại này nặng gần 4 tấn, có tốc độ tối đa 576km/h, trọng tải khi bay là 3.989kg, còn Mét-xe Bf-109G2 nặng trên 3 tấn, có tốc độ tối đa 584km/h, trọng tải khi bay là 3.054kg.
Hầu hết các công trình sư Đức đều nghĩ tới giải pháp tăng công suất động cơ, chính điều này làm tăng khối lượng máy bay, do đó lại phải tăng diện tích cánh để tăng sức nâng do đó giảm tốc độ… sau khi phát-xít Đức phát triển loại Phốc-cơ Un-phơ FW190A4 còn nặng hơn Bf-109G2, thì ngay lập tức mất hẳn ưu thế trên không.
Trong khi đó, Phòng thiết kế Ya-cốp-lép đã dựa trên cơ sở Yak-1 và Yak-9 thiết kế chiếc Yak-3, không phải thay động cơ hay cải tiến gì lớn mà chỉ cải tiến những tính năng khí động, là máy bay tiêm kích nhẹ nhất của không quân Xô-viết, tốc độ vượt hẳn tất cả các tiêm kích có cánh quạt của không quân phát-xít.
Khối lượng của Yak-3 là 2.650kg, trọng tải khi bay là 2.655kg, tốc độ tối đa 648km/h. Chỉ duy nhất có một điều đáng tiếc nho nhỏ là vì một số lý do kỹ thuật, Yak-3 đáng nhẽ được trang bị 3 khẩu pháo 37mm thì chỉ có 1 khẩu 37mm và hai khẩu 20mm, giảm đáng kể hoả lực. Nhưng những phi công Xô-viết trên loại tiêm kích mới này đã lập nhiều chiến công xuất sắc, là mối đe doạ lớn của tiêm kích Đức.
Ngô Ngọc Phương
Bình luận