Không ít ông chủ ngân hàng nắm giữ cổ phiếu vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có cá nhân và người liên quan sở hữu 63% cổ phiếu của một ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn xử lý việc sở hữu cổ phiếu vượt quy định trước ngày 31/3/2015. Đây được cho là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thao túng ngân hàng từ các cá nhân và người có liên quan.
Hàng loạt tổ chức phạm quy
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cá nhân được sở hữu không quá 5%; cá nhân và người có liên quan nắm giữ không quá 20% cổ phiếu một ngân hàng.
Tuy nhiên thực tế không ít cá nhân là ông chủ của nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần vượt quy định, thậm chí có ông chủ và nhóm cổ đông liên quan nắm giữ 63% cổ phiếu của một ngân hàngNH có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng.
Báo cáo tình hình quản trị của một số ngân hàng cho thấy một số thành viên HĐQT và người có liên quan còn nắm giữ cổ phiếu quá giới hạn cho phép.
Cuối năm 2013, tại ngân hàng Phương Nam, gia đình ông Trầm Bê nắm giữ gần 21% cổ phiếu của ngân hàng này. Trong khi đó, một thành viên HĐQT của ngân hàng Bắc Á cũng nắm giữ gần 7% cổ phiếu và đang từng bước thoái vốn để giảm xuống còn 5%.
Qua kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước còn cho biết hiện một số cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần với số lượng lớn, vượt tỷ lệ quy định. Cụ thể, trong số 33 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu vượt 5% cổ phiếu; 5 ngân hàng khác có tổ chức nắm quá tỷ lệ 15% cổ phiếu; 8 ngân hàng có nhóm cá nhân và người có liên quan sở hữu trên 20% cổ phiếu.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn tại TP HCM cho biết thực tế không ít ngân hàng có cá nhân và người có liên quan nắm giữ cổ phiếu vượt quy định đã chi phối hoạt động của ngân hàng.
Đơn cử, một ngân hàng lớn ở TP HCM đã từng cho các doanh nghiệp có liên quan đến thành viên HĐQT vay hàng ngàn tỷ đồng, vi phạm các quy định về cho vay.
Thậm chí, có trường hợp ông chủ của ngân hàng A liên kết với ngân hàng khác và yêu cầu các ông chủ này mua lại khoản nợ xấu tại ngân hàng B - nơi ông chủ ngân hàng A nắm quyền chi phối để giảm bớt tỉ lệ nợ xấu.
Giảm quyền lực ông chủ
Lãnh đạo của nhiều ngân hàng cho rằng dự thảo quy định ngân hàng không được cấp tín dụng mới cho cá nhân và người có liên quan khi cá nhân đó đang sở hữu cổ phiếu vượt giới hạn; trường hợp cá nhân và người có liên quan đã vay tiền của ngân hàng thì ngân hàng đó phải có biện pháp sớm thu hồi số tiền đã cho vay là hợp lý, đồng thời giảm bớt quyền lực, hạn chế tình trạng các ông chủ ngân hàng “lách” điều kiện cho vay.
Tuy nhiên, cái khó là nếu hợp đồng cho vay chưa đến hạn thì ngân hàng rất khó thu hồi vốn. Vì thế, quy định này cần phải được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu kỹ hơn nữa.
Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - ngân hàng Trường ĐH Mở TP HCM, lại phản bác vì bản chất của việc cho vay và sở hữu cổ phiếu hoàn toàn khác nhau.
“Đây chẳng qua là một biện pháp tạo áp lực trả nợ đối với những ông chủ ngân hàng đã từng thao túng ngân hàng thông qua hoạt động cho vay” - ông Thuận nhận xét.
Dự thảo xử lý việc sở hữu cổ phiếu ngân hàngNH quy định: Quá thời điểm 31/12/2014, nếu cá nhân và người liên quan chưa giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần theo đúng quy định thì phải bán cổ phiếu cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
TS Nguyễn Văn Thuận cho rằng quy định này sẽ buộc cá nhân phải bán bớt cổ phiếu, chấm dứt chuyện đổ thừa thị trường không có ai mua. Vấn đề là Ngân hàng Nhà nước mua theo mức giá nào? Còn tổng giám đốc của một ngân hàng tại Hà Nội đề xuất Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời hạn nhất định để các cá nhân có thời gian tự giải quyết tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
“Riêng điều khoản cá nhân không được quyền biểu quyết đối với số cổ phiếu sở hữu vượt tỷ lệ quy định; không được đề cử, ứng cử làm thành viên HĐQT, ban kiểm soát... sẽ chạm đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân được quy định tại Luật Chứng khoán, đòi hỏi ban soạn thảo cần phải rà soát lại” - vị tổng giám đốc này nói.
Theo NLĐ
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn xử lý việc sở hữu cổ phiếu vượt quy định trước ngày 31/3/2015. Đây được cho là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thao túng ngân hàng từ các cá nhân và người có liên quan.
Hàng loạt tổ chức phạm quy
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cá nhân được sở hữu không quá 5%; cá nhân và người có liên quan nắm giữ không quá 20% cổ phiếu một ngân hàng.
Tuy nhiên thực tế không ít cá nhân là ông chủ của nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần vượt quy định, thậm chí có ông chủ và nhóm cổ đông liên quan nắm giữ 63% cổ phiếu của một ngân hàngNH có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện không ít cá nhân là ông chủ của ngân hàng nắm giữ cổ phiếu vượt quy định cho phép. Ảnh: TẤN THẠNH |
Báo cáo tình hình quản trị của một số ngân hàng cho thấy một số thành viên HĐQT và người có liên quan còn nắm giữ cổ phiếu quá giới hạn cho phép.
Cuối năm 2013, tại ngân hàng Phương Nam, gia đình ông Trầm Bê nắm giữ gần 21% cổ phiếu của ngân hàng này. Trong khi đó, một thành viên HĐQT của ngân hàng Bắc Á cũng nắm giữ gần 7% cổ phiếu và đang từng bước thoái vốn để giảm xuống còn 5%.
Qua kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước còn cho biết hiện một số cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần với số lượng lớn, vượt tỷ lệ quy định. Cụ thể, trong số 33 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu vượt 5% cổ phiếu; 5 ngân hàng khác có tổ chức nắm quá tỷ lệ 15% cổ phiếu; 8 ngân hàng có nhóm cá nhân và người có liên quan sở hữu trên 20% cổ phiếu.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn tại TP HCM cho biết thực tế không ít ngân hàng có cá nhân và người có liên quan nắm giữ cổ phiếu vượt quy định đã chi phối hoạt động của ngân hàng.
Đơn cử, một ngân hàng lớn ở TP HCM đã từng cho các doanh nghiệp có liên quan đến thành viên HĐQT vay hàng ngàn tỷ đồng, vi phạm các quy định về cho vay.
Thậm chí, có trường hợp ông chủ của ngân hàng A liên kết với ngân hàng khác và yêu cầu các ông chủ này mua lại khoản nợ xấu tại ngân hàng B - nơi ông chủ ngân hàng A nắm quyền chi phối để giảm bớt tỉ lệ nợ xấu.
Giảm quyền lực ông chủ
Lãnh đạo của nhiều ngân hàng cho rằng dự thảo quy định ngân hàng không được cấp tín dụng mới cho cá nhân và người có liên quan khi cá nhân đó đang sở hữu cổ phiếu vượt giới hạn; trường hợp cá nhân và người có liên quan đã vay tiền của ngân hàng thì ngân hàng đó phải có biện pháp sớm thu hồi số tiền đã cho vay là hợp lý, đồng thời giảm bớt quyền lực, hạn chế tình trạng các ông chủ ngân hàng “lách” điều kiện cho vay.
Tuy nhiên, cái khó là nếu hợp đồng cho vay chưa đến hạn thì ngân hàng rất khó thu hồi vốn. Vì thế, quy định này cần phải được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu kỹ hơn nữa.
Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - ngân hàng Trường ĐH Mở TP HCM, lại phản bác vì bản chất của việc cho vay và sở hữu cổ phiếu hoàn toàn khác nhau.
“Đây chẳng qua là một biện pháp tạo áp lực trả nợ đối với những ông chủ ngân hàng đã từng thao túng ngân hàng thông qua hoạt động cho vay” - ông Thuận nhận xét.
Dự thảo xử lý việc sở hữu cổ phiếu ngân hàngNH quy định: Quá thời điểm 31/12/2014, nếu cá nhân và người liên quan chưa giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần theo đúng quy định thì phải bán cổ phiếu cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
TS Nguyễn Văn Thuận cho rằng quy định này sẽ buộc cá nhân phải bán bớt cổ phiếu, chấm dứt chuyện đổ thừa thị trường không có ai mua. Vấn đề là Ngân hàng Nhà nước mua theo mức giá nào? Còn tổng giám đốc của một ngân hàng tại Hà Nội đề xuất Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời hạn nhất định để các cá nhân có thời gian tự giải quyết tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
“Riêng điều khoản cá nhân không được quyền biểu quyết đối với số cổ phiếu sở hữu vượt tỷ lệ quy định; không được đề cử, ứng cử làm thành viên HĐQT, ban kiểm soát... sẽ chạm đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân được quy định tại Luật Chứng khoán, đòi hỏi ban soạn thảo cần phải rà soát lại” - vị tổng giám đốc này nói.
Theo NLĐ
Bình luận