Ông Nguyễn Đình Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tòhe, doanh nghiệp xã hội theo khái niệm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 cho rằng, xã hội cần nhiều doanh nhân tử tế.
- Năm 2015 sẽ là năm đặc biệt, nhất là với các doanh nghiệp xã hội, sau khi Luật Doanh nghiệp với việc lần đầu tiên xác định danh tính của doanh nghiệp xã hội. Là doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này, ông nghĩ thế nào về những thay đổi tới đây của các doanh nghiệp xã hội?
Năm 2015 đã được Chính phủ gọi là năm doanh nghiệp - một năm chú trọng vào hỗ trợ doanh nghiệp. Với doanh nghiệp xã hội, có thể sẽ có những thay đổi tích cực khi Luật Doanh nghiệp 2014 lần đầu có khái niệm về loại hình doanh nghiệp này.
Có vẻ có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đó mới là những động thái, nhưng quy định trên văn bản. Môi trường kinh doanh muốn thay đổi càn phải có những hành động cụ thể mà từng doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp nhỏ như Tò he, có thể cảm nhận được.
Với các doanh nghiệp xã hội, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào tháng 7/2015 tới đây, sẽ cần có thời gian để đưa các quy định vào thực hiện, các thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội, xây dựng hệ thống chính sách đi kèm. Chắc phải sau tháng 12/2015, những tác động thực tế mới có thể nhìn thấy.
Điều đó có nghĩa là những khó khăn cho các doanh nghiệp xã hội sẽ vẫn còn. Vì chúng tôi vừa phải đối diện với tất cả những khó khăn như bất cứ một doanh nghiệp nào khác trong bối cảnh kinh tế khó khăn, vừa phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt xã hội.
Không nằm trong số hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể mỗi năm đã là một cố gắng phi thường của Tòhe và các doanh nghiệp xã hội khác.
Tuy nhiên, những động thái đang tích cực và chúng tôi kỳ vọng vào tính khả thi cao khi quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành đến được từng vị trí công chức thực thi.
- Có sự khác biệt nhiều giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân bình thường không?
Không có quá nhiều khác biệt. Tôi cho rằng sự khác nhau nếu có là khác nhau giữa những con người, quan niệm kinh doanh thôi.
Doanh nhân thông thường cũng có những người rất "xã hội", bản thân họ luôn hướng tới việc đem đến cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ tốt thực sự.
Tác động tích cực về mặt xã hội mà họ mang lại không kém gì doanh nhân xã hội. Tôi muốn gọi đó là những người kinh doanh tử tế, họ sống tử tế và có trách nhiệm với mọi người.
Thực tế cũng có những "doanh nhân xã hội" lợi dụng danh nghĩa đó để mưu lợi cá nhân, kinh doanh không đàng hoàng và cũng chẳng tử tế gì với những người xung quanh.
Những người này chẳng những không tạo ra tác động tích cực cho xã hội mà còn làm mất niềm tin và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của những người doanh nhân xã hội khác.
Trong bối cảnh nước ta có quá nhiều những sản phẩm dịch vụ kém chất lượng, thậm chí gây hại cho con người, môi trường và xã hội, tôi nghĩ chúng ta cần nhiều hơn những doanh nhân tử tế. Bởi vậy, đối với tôi, danh xưng doanh nhân xã hội không quá quan trọng.
- Có bao giờ những khó khăn khiến ông nghĩ rằng, sẽ thay đổi xu hướng kinh doanh của mình không? 3 năm thua lỗ của Tòhe sẽ được bù đắp bởi cái gì?
Nhiều lần nghĩ đến chuyện đóng cửa... nhưng sau một hồi lại thấy mình vẫn đi theo đường cũ. Đơn giản vì đầu tiên là thích và muốn làm, tự mình thấy có "duyên" với công việc này.
Nhiều người cứ nói làm công việc này vì xã hội, vì trẻ em thiệt thòi..., nhưng phải thẳng thắn, nếu mình không thấy thích, không thấy mê và có tố chất để thực hiện thì không thể giúp ai được.
Khi mình thấy trải qua một mức độ nhận thức nào đó, mình sẽ thấy việc đó như là sứ mạng của mình phải gánh vác và mình vui vẻ làm việc đó thôi vì mình thấy đó là việc dành cho mình.
Đây là lý do mà Tòhe 3 năm thua lỗ nhưng chúng tôi vẫn đeo đuổi. Có những thứ mất mát chẳng thể bù đắp được, tuy nhiên những cái Tòhe nhận được rất nhiều từ mọi người xung quanh là sự yêu thương, hỗ trợ cả về vật chất, trí tuệ, tình cảm... và rất nhiều người bạn tuyệt vời.
Có thể những thứ đó chẳng đủ để giúp Tòhe tồn tại được hoặc vượt qua hết những khó khăn nhưng chúng tôi không bao giờ đánh đổi hay nuối tiếc về sự mất mát và ân hận về sự lựa chọn của mình.
Tòhe vẫn còn rất nhiều điểm non yếu, còn rất nhiều thứ cần hoàn thiện, tuy nhiên em tin rằng Tòhe đang đại diện cho không ít những giá trị tinh thần tốt đẹp, đó là sự hồn nhiên, sáng tạo, giá trị của nghệ thuật và tính nhân văn...Tòhe sẽ có chỗ đứng tốt và ngày càng tốt hơn nếu xã hội trân trọng và đánh giá cao các giá trị đó.
Có thể mọi người không coi "chất lượng cảm xúc" là cái gì đó có giá trị, nhưng tôi tin rằng, những người từng trải và có hiểu biết đều khẳng định rằng "chất lượng cảm xúc" là những thứ quan trọng nhất tạo lên "chất lượng cuộc sống" của mỗi người thì họ sẽ hiểu có được điều đó là có "chất lượng cuộc sống" tốt. Chúng ta còn muốn gì hơn thế?
- Nhân dịp năm mới 2015, để chia sẻ với những người trẻ về đem mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội, nhà sáng lập Tòhe muốn nói điều gì?
Để chia sẻ với những người trẻ về đam mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội, tôi muốn nói rằng, đam mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội sẽ chẳng có giá trị gì nếu chú ta không thật sự xắn tay vào làm và làm tới cùng đam mê đó.
» Quyết định khởi nghiệp 'gây sốc' của người trẻ
» Khởi nghiệp cho sinh viên khuyết tật tại Đà Nẵng
» Trở thành triệu phú từ nghề gia sư
Theo Đầu tư
- Năm 2015 sẽ là năm đặc biệt, nhất là với các doanh nghiệp xã hội, sau khi Luật Doanh nghiệp với việc lần đầu tiên xác định danh tính của doanh nghiệp xã hội. Là doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này, ông nghĩ thế nào về những thay đổi tới đây của các doanh nghiệp xã hội?
Năm 2015 đã được Chính phủ gọi là năm doanh nghiệp - một năm chú trọng vào hỗ trợ doanh nghiệp. Với doanh nghiệp xã hội, có thể sẽ có những thay đổi tích cực khi Luật Doanh nghiệp 2014 lần đầu có khái niệm về loại hình doanh nghiệp này.
Có vẻ có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đó mới là những động thái, nhưng quy định trên văn bản. Môi trường kinh doanh muốn thay đổi càn phải có những hành động cụ thể mà từng doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp nhỏ như Tò he, có thể cảm nhận được.
CEO Nguyễn Đình Nguyên và các sản phẩm của Tòhe |
Điều đó có nghĩa là những khó khăn cho các doanh nghiệp xã hội sẽ vẫn còn. Vì chúng tôi vừa phải đối diện với tất cả những khó khăn như bất cứ một doanh nghiệp nào khác trong bối cảnh kinh tế khó khăn, vừa phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt xã hội.
Không nằm trong số hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể mỗi năm đã là một cố gắng phi thường của Tòhe và các doanh nghiệp xã hội khác.
Tuy nhiên, những động thái đang tích cực và chúng tôi kỳ vọng vào tính khả thi cao khi quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành đến được từng vị trí công chức thực thi.
- Có sự khác biệt nhiều giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân bình thường không?
Không có quá nhiều khác biệt. Tôi cho rằng sự khác nhau nếu có là khác nhau giữa những con người, quan niệm kinh doanh thôi.
Doanh nhân thông thường cũng có những người rất "xã hội", bản thân họ luôn hướng tới việc đem đến cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ tốt thực sự.
Tác động tích cực về mặt xã hội mà họ mang lại không kém gì doanh nhân xã hội. Tôi muốn gọi đó là những người kinh doanh tử tế, họ sống tử tế và có trách nhiệm với mọi người.
Thực tế cũng có những "doanh nhân xã hội" lợi dụng danh nghĩa đó để mưu lợi cá nhân, kinh doanh không đàng hoàng và cũng chẳng tử tế gì với những người xung quanh.
Những người này chẳng những không tạo ra tác động tích cực cho xã hội mà còn làm mất niềm tin và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của những người doanh nhân xã hội khác.
Trong bối cảnh nước ta có quá nhiều những sản phẩm dịch vụ kém chất lượng, thậm chí gây hại cho con người, môi trường và xã hội, tôi nghĩ chúng ta cần nhiều hơn những doanh nhân tử tế. Bởi vậy, đối với tôi, danh xưng doanh nhân xã hội không quá quan trọng.
- Có bao giờ những khó khăn khiến ông nghĩ rằng, sẽ thay đổi xu hướng kinh doanh của mình không? 3 năm thua lỗ của Tòhe sẽ được bù đắp bởi cái gì?
Nhiều lần nghĩ đến chuyện đóng cửa... nhưng sau một hồi lại thấy mình vẫn đi theo đường cũ. Đơn giản vì đầu tiên là thích và muốn làm, tự mình thấy có "duyên" với công việc này.
Nhiều người cứ nói làm công việc này vì xã hội, vì trẻ em thiệt thòi..., nhưng phải thẳng thắn, nếu mình không thấy thích, không thấy mê và có tố chất để thực hiện thì không thể giúp ai được.
Khi mình thấy trải qua một mức độ nhận thức nào đó, mình sẽ thấy việc đó như là sứ mạng của mình phải gánh vác và mình vui vẻ làm việc đó thôi vì mình thấy đó là việc dành cho mình.
Đây là lý do mà Tòhe 3 năm thua lỗ nhưng chúng tôi vẫn đeo đuổi. Có những thứ mất mát chẳng thể bù đắp được, tuy nhiên những cái Tòhe nhận được rất nhiều từ mọi người xung quanh là sự yêu thương, hỗ trợ cả về vật chất, trí tuệ, tình cảm... và rất nhiều người bạn tuyệt vời.
Có thể những thứ đó chẳng đủ để giúp Tòhe tồn tại được hoặc vượt qua hết những khó khăn nhưng chúng tôi không bao giờ đánh đổi hay nuối tiếc về sự mất mát và ân hận về sự lựa chọn của mình.
Tòhe vẫn còn rất nhiều điểm non yếu, còn rất nhiều thứ cần hoàn thiện, tuy nhiên em tin rằng Tòhe đang đại diện cho không ít những giá trị tinh thần tốt đẹp, đó là sự hồn nhiên, sáng tạo, giá trị của nghệ thuật và tính nhân văn...Tòhe sẽ có chỗ đứng tốt và ngày càng tốt hơn nếu xã hội trân trọng và đánh giá cao các giá trị đó.
Có thể mọi người không coi "chất lượng cảm xúc" là cái gì đó có giá trị, nhưng tôi tin rằng, những người từng trải và có hiểu biết đều khẳng định rằng "chất lượng cảm xúc" là những thứ quan trọng nhất tạo lên "chất lượng cuộc sống" của mỗi người thì họ sẽ hiểu có được điều đó là có "chất lượng cuộc sống" tốt. Chúng ta còn muốn gì hơn thế?
- Nhân dịp năm mới 2015, để chia sẻ với những người trẻ về đem mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội, nhà sáng lập Tòhe muốn nói điều gì?
Để chia sẻ với những người trẻ về đam mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội, tôi muốn nói rằng, đam mê, tâm huyết với trách nhiệm xã hội sẽ chẳng có giá trị gì nếu chú ta không thật sự xắn tay vào làm và làm tới cùng đam mê đó.
» Quyết định khởi nghiệp 'gây sốc' của người trẻ
» Khởi nghiệp cho sinh viên khuyết tật tại Đà Nẵng
» Trở thành triệu phú từ nghề gia sư
Theo Đầu tư
Bình luận