12 năm chiến dịch Mùa hè xanh về với Gia Lai, cũng là số tuổi của Đinh Sinh Viên - cậu bé người Ba Na được bố đặt tên “Sinh Viên” để lưu giữ kỷ niệm về các bạn sinh viên đến làng làm tình nguyện lúc em mới sinh.
Đôn’Hyang là buôn làng nằm lọt thỏm giữa núi rừng với 93 hộ dân đồng bào Ba Na sinh sống. Khi chúng tôi đến nhà, anh Đinh Vốh cùng con trai Đinh Sinh Viên đang buộc lại chuồng bò.
Cậu bé Sinh Viên người nhỏ thó, đen sạm chỉ biết cười khi chúng tôi hỏi chuyện. Anh Đinh Vốh cho biết vài ngày nữa Sinh Viên sẽ vào lớp 7 Trường phổ thông dân tộc bán trú Đê Ar, cách buôn làng hơn 10 cây số.
Bên ấm trà nóng trong căn nhà mới sửa lại, anh Đinh Vốh kể lại chuyện 12 năm trước lúc anh và vợ vẫn còn ở trong căn nhà gỗ chật hẹp với bố mẹ.
“Năm ấy buôn làng mình vẫn còn nghèo lắm, chưa có điện, có nhà đẹp, đường đi như bây giờ. Thế mà các bạn sinh viên tình nguyện vẫn cố gắng lội bộ về với bà con, ai cũng vui, cũng quý” - anh Vốh nhớ lại.
Anh Bun ngồi cạnh chúng tôi cũng kể thêm: “Năm ấy nhóm 12 sinh viên lội bộ đường mòn từ làng này qua làng khác. Đường thì nhỏ còn sình lầy nữa, nhưng tinh thần tình nguyện của các bạn sinh viên lớn lắm, ai cũng háo hức, vui vẻ khi về làng”. Đó là năm 2001, năm đầu tiên Thành đoàn TP.HCM triển khai chiến dịch Mùa hè xanh về mặt trận Gia Lai.
Nhìn đứa con trai đầu lòng, anh Đinh Vốh kể lại: “Tôi vẫn nhớ hôm ấy là ngày 8-8-2001. Khi 12 bạn sinh viên tình nguyện vào buôn làng trời cũng gần tối, họ ở lại nhà trưởng buôn. Buổi tối vợ tôi đau bụng và sinh trong đêm. Sáng hôm sau, biết tin vợ tôi mới sinh nên nhóm sinh viên đã đến thăm hỏi và tặng quà. Quà lúc ấy là hộp sữa bột và gói bột ngọt. Để nhớ đến kỷ niệm đẹp của các bạn sinh viên tình nguyện đến làng giúp đỡ đồng bào nên sau đó vợ chồng tôi đặt tên cho con trai đầu lòng là Sinh Viên”.
Những lúc không đi học, Sinh Viên phụ bố lên rẫy làm cỏ, chăn đàn bò và bán hàng. “Em rất thích tên này và sẽ cố gắng học để trở thành sinh viên như các anh chị TP.HCM” - Sinh Viên chia sẻ.
Bây giờ làng Đôn’Hyang đã có điện, kinh tế người dân khá hơn trước khi nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế được triển khai. Nhiều hộ dân đã xây được nhà xi măng kiên cố, mua xe, sắm tivi nhờ vào những vụ mùa thu hoạch hồ tiêu, cà phê, sắn...
Dẫu vậy bà con vẫn nhớ mãi về thời sinh viên TP.HCM lên buôn làng tình nguyện, và cái tên Đinh Sinh Viên như một sự tri ân sâu đậm mà đồng bào Ba Na gửi đến sinh viên TP.
Nhóm sinh viên năm ấy về làng Đôn’Hyang tình nguyện là đội hình Mùa hè xanh của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Anh Nguyễn Thanh Đoàn, đội trưởng mặt trận Mang Yang năm 2001, hiện là trưởng ban thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, chỉ huy phó thường trực chiến dịch Mùa hè xanh 2013, kể lại: “Năm 2001, Thành đoàn lần đầu đưa quân lên mặt trận Tây nguyên với nhiều khó khăn. Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ đóng quân tại hai huyện K’Bang và Mang Yang. Dù lần đầu lên với đồng bào nhưng tình cảm, tấm lòng mà người dân dành cho chiến sĩ Mùa hè xanh rất nhiều. Họ xem sinh viên như những đứa con của buôn làng, rất quý và giúp đỡ các chiến sĩ trong suốt chiến dịch”.
Những năm sau đó, chiến sĩ Mùa hè xanh Phạm Trần Tứ Phương sau khi ra trường về công tác ở Pleiku hay quay về làng thăm hỏi và tặng quà cho Sinh Viên. “Gia đình ai cũng quý Phương và mong chờ về thăm lắm” - anh Vốh chia sẻ.
Và suốt 12 năm nay, ở những bản làng heo hút của núi rừng Mang Yang, hè nào chiến sĩ Mùa hè xanh TP.HCM cũng về với đồng bào. Ngoài giúp đỡ bà con xây nhà, dạy học cho trẻ em, các chiến sĩ còn hướng dẫn bà con cách chăm sóc hồ tiêu, trồng cà phê, nuôi bò, trồng vườn trái cây...
“Kinh tế dân làng khá lên rất nhiều so với 12 năm trước nhưng vẫn còn nghèo, khó khăn lắm. Hi vọng năm nào chiến sĩ Mùa hè xanh của thành phố Bác Hồ (cách gọi tên TP.HCM của đồng bào nơi đây) cũng về với dân, với làng” - anh Đinh Bun thổ lộ.
Những ngày giữa chiến dịch Mùa hè xanh 2013, chúng tôi vượt gần 120 cây số từ TP Pleiku về buôn làng Đôn’Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang (Gia Lai) tìm lại cậu bé Đinh Sinh Viên và gia đình.
Anh Đinh Bun, cán bộ xã Đê Ar, đưa chúng tôi men theo con đường đất đỏ bazan đặc quánh sình lầy từ xã Kon Thụt dẫn vào trung tâm xã Đê Ar, huyện Mang Yang.
Anh Bun nói rằng con đường này đã mở rộng và dễ đi hơn nhiều so với 12 năm trước. Từ trụ sở UBND xã Đê Ar chúng tôi phải đi đường vòng hơn 20 cây số đầy dốc, đá cuội mới vào được làng Đôn’Hyang.
Cậu bé Sinh Viên người nhỏ thó, đen sạm chỉ biết cười khi chúng tôi hỏi chuyện. Anh Đinh Vốh cho biết vài ngày nữa Sinh Viên sẽ vào lớp 7 Trường phổ thông dân tộc bán trú Đê Ar, cách buôn làng hơn 10 cây số.
|
“Năm ấy buôn làng mình vẫn còn nghèo lắm, chưa có điện, có nhà đẹp, đường đi như bây giờ. Thế mà các bạn sinh viên tình nguyện vẫn cố gắng lội bộ về với bà con, ai cũng vui, cũng quý” - anh Vốh nhớ lại.
Anh Bun ngồi cạnh chúng tôi cũng kể thêm: “Năm ấy nhóm 12 sinh viên lội bộ đường mòn từ làng này qua làng khác. Đường thì nhỏ còn sình lầy nữa, nhưng tinh thần tình nguyện của các bạn sinh viên lớn lắm, ai cũng háo hức, vui vẻ khi về làng”. Đó là năm 2001, năm đầu tiên Thành đoàn TP.HCM triển khai chiến dịch Mùa hè xanh về mặt trận Gia Lai.
Nhìn đứa con trai đầu lòng, anh Đinh Vốh kể lại: “Tôi vẫn nhớ hôm ấy là ngày 8-8-2001. Khi 12 bạn sinh viên tình nguyện vào buôn làng trời cũng gần tối, họ ở lại nhà trưởng buôn. Buổi tối vợ tôi đau bụng và sinh trong đêm. Sáng hôm sau, biết tin vợ tôi mới sinh nên nhóm sinh viên đã đến thăm hỏi và tặng quà. Quà lúc ấy là hộp sữa bột và gói bột ngọt. Để nhớ đến kỷ niệm đẹp của các bạn sinh viên tình nguyện đến làng giúp đỡ đồng bào nên sau đó vợ chồng tôi đặt tên cho con trai đầu lòng là Sinh Viên”.
Những lúc không đi học, Sinh Viên phụ bố lên rẫy làm cỏ, chăn đàn bò và bán hàng. “Em rất thích tên này và sẽ cố gắng học để trở thành sinh viên như các anh chị TP.HCM” - Sinh Viên chia sẻ.
Bây giờ làng Đôn’Hyang đã có điện, kinh tế người dân khá hơn trước khi nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế được triển khai. Nhiều hộ dân đã xây được nhà xi măng kiên cố, mua xe, sắm tivi nhờ vào những vụ mùa thu hoạch hồ tiêu, cà phê, sắn...
Dẫu vậy bà con vẫn nhớ mãi về thời sinh viên TP.HCM lên buôn làng tình nguyện, và cái tên Đinh Sinh Viên như một sự tri ân sâu đậm mà đồng bào Ba Na gửi đến sinh viên TP.
Nhóm sinh viên năm ấy về làng Đôn’Hyang tình nguyện là đội hình Mùa hè xanh của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Anh Nguyễn Thanh Đoàn, đội trưởng mặt trận Mang Yang năm 2001, hiện là trưởng ban thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, chỉ huy phó thường trực chiến dịch Mùa hè xanh 2013, kể lại: “Năm 2001, Thành đoàn lần đầu đưa quân lên mặt trận Tây nguyên với nhiều khó khăn. Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ đóng quân tại hai huyện K’Bang và Mang Yang. Dù lần đầu lên với đồng bào nhưng tình cảm, tấm lòng mà người dân dành cho chiến sĩ Mùa hè xanh rất nhiều. Họ xem sinh viên như những đứa con của buôn làng, rất quý và giúp đỡ các chiến sĩ trong suốt chiến dịch”.
Những năm sau đó, chiến sĩ Mùa hè xanh Phạm Trần Tứ Phương sau khi ra trường về công tác ở Pleiku hay quay về làng thăm hỏi và tặng quà cho Sinh Viên. “Gia đình ai cũng quý Phương và mong chờ về thăm lắm” - anh Vốh chia sẻ.
Và suốt 12 năm nay, ở những bản làng heo hút của núi rừng Mang Yang, hè nào chiến sĩ Mùa hè xanh TP.HCM cũng về với đồng bào. Ngoài giúp đỡ bà con xây nhà, dạy học cho trẻ em, các chiến sĩ còn hướng dẫn bà con cách chăm sóc hồ tiêu, trồng cà phê, nuôi bò, trồng vườn trái cây...
“Kinh tế dân làng khá lên rất nhiều so với 12 năm trước nhưng vẫn còn nghèo, khó khăn lắm. Hi vọng năm nào chiến sĩ Mùa hè xanh của thành phố Bác Hồ (cách gọi tên TP.HCM của đồng bào nơi đây) cũng về với dân, với làng” - anh Đinh Bun thổ lộ.
Theo Phước Tuần/ Tuổi trẻ
Bình luận