• Zalo

Bộ trưởng Thăng và lời hứa trước Quốc hội

Thời sựThứ Năm, 06/06/2013 06:58:00 +07:00Google News

Tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay Bộ GTVT đã hết sức nghiêm túc và cầu thị.


Tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay Bộ GTVT đã hết sức nghiêm túc và cầu thị.

Về vấn đề giảm tai nạn giao thông,  Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết trong 4 tháng đầu năm 2013, số vụ và số người bị thương tiếp tục giảm sâu, nhưng số người chết vì tai nạn giao thông lại tăng nhẹ. Năm 2012 con số này đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 10.000 kể từ 2001.

Cụ thể, đã xảy ra 9.643 vụ, làm chết 3364 người, bị thương 9.691 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 2.003 vụ (giảm 17,2%), giảm 2.931 người bị thương (giảm 23,22%) và tăng 12 người chết (tăng 0,36%).

Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng

bộ trưởng thăng
Tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay Bộ GTVT đã hết sức nghiêm túc và cầu thị. 
Về tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong năm 2012 và quý 1/2013, Bộ Giao thông đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành đưa vào khai thác đúng và vượt tiến độ nhiều dự án lớn như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường trên cao vành đai 3 Hà Nội, cầu Phù Đổng 2, cầu Đầm Cùng, cầu Bến Thủy 2, cầu Rạch Chiếc, cảng biển Cái Mép - Thị Vải, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới, đường sắt Hạ Long - Cái Lân, các dự án an toàn giao thông, các cầu vượt trong nội đô Hà Nội và TP HCM…

“Việc sớm hoàn thành và đưa các dự án này vào khai thác đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm rõ rệt tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại Hà Nội và TP HCM, đồng thời góp phần kiềm chế tai nạn giao thông”, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá.

Liên quan tới công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Bộ trưởng Giao thông cho hay, quán triệt nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội…tình trạng đầu tư dàn trải trong lĩnh vực giao thông đã từng bước được khắc phục.

Tuy nhiên, việc các dự án phải tạm dừng, giãn tiến độ để thực hiện các chủ trương trên cũng đã dẫn đến thi công dở dang, giao thông đi lại của người dân khó khăn, nguy cơ mất an toàn giao thông cao, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đời sống của người dân và việc bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của các địa phương nơi có dự án đi qua.

“Bộ GTVT đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ. Bên cạnh đó, Bộ phối hợp với các địa phương xem xét cụ thể từng dự án, xây dựng kế hoạch triển khai tiếp hoặc nghiên cứu các hình thức huy động vốn khác như BOT, BT và chỉ đạo các đơn vị tính toán thi công đến điểm dừng kỹ thuật để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh lãng phí phần vốn đã đầu tư”, văn bản báo cáo kết quả thực hiện chất vấn nêu.

Bộ Giao thông Vận tải cũng tổ chức rà soát lại để điều chỉnh quy mô và phân kỳ đầu tư các công trình giao thông. Sau khi tiến hành, một số dự án lớn như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã giảm tổng mức đầu tư 8.464 tỷ đồng; cầu Cổ Chiên giảm 658 tỷ đồng; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (giảm một số nút giao, điều chỉnh kết cấu mặt đường, phân kỳ đầu tư) tổng mức đầu tư giai đoạn 1 giảm 3.300 tỷ đồng; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 1 giảm hơn 3.000 tỷ đồng...

Sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ

Về việc sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ, Bộ Giao thông đã xin ý kiến Thủ tướng phương án xử lý 4 trạm bán quyền thu phí. Với trạm thu phí số 2 (Phù Đổng) – Quốc lộ 1 và trạm thu phí Bãi Cháy – Quốc lộ 18, Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính đàm phán thống nhất với các nhà đầu tư về phương án tài chính, nguồn vốn mua lại và thời điểm dừng thu để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Đối với trạm thu phí Hoàng Mai và trạm thu phí Bàn Thạch – Quốc lộ 1, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc chuyển giao hai nhà đầu tư BOT để hoàn vốn Dự án BOT và giao Bộ GTVT đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư việc mua lại, thời gian chuyển giao, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định. Hiện nay, Bộ Giao thông đang khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.


Riêng đối với các trạm thu phí BOT, các trạm thu phí hoàn vốn đường cao tốc vẫn phải tiếp tục tổ chức thu phí theo hợp đồng đã cam kết với nhà đầu tư. Tuy nhiên, Bộ đang rà soát lại vị trí đặt trạm thu phí dạng này, báo cáo Thủ tướng cho di chuyển sang vị trí hợp lý. Cụ thể, Bộ GTVT đã di dời trạm thu phí Tào Xuyên (Dự án BOT tuyến tránh Thanh Hóa).

Bộ đang tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để di dời một số trạm thu phí chưa hợp lý như trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài (Dự án BOT Quốc lộ 2 tuyến tránh Vĩnh Yên) về vị trí mới phù hợp trên Quốc lộ 2. Riêng trạm thu phí Định Quán (Dự án BOT quốc lộ 20), UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số thống nhất chuyển sang vị trí mới tại km 74 900.


“Bộ đã hết sức nghiêm túc, cầu thị và tiếp thu và khẩn trương thực hiện các nội dung từ ý kiến chất vấn và góp ý của các vị đại biểu Quốc hội. Dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà ngành giao thông cần tiếp tục nỗ lực giải quyết trong thời gian tới”, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận.

Các trạm thu phí BOT, các trạm thu phí hoàn vốn đường cao tốc vẫn phải tiếp tục tổ chức thu phí theo hợp đồng đã cam kết với nhà đầu tư”, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về những việc đã làm sau phiên chất vấn từ kỳ họp cuối năm trước.

Ông Thăng cũng cho biết thêm: “Bộ đang rà soát lại vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án BOT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho di chuyển sang vị trí hợp lý”.

Cụ thể hơn, theo báo cáo, vừa qua bộ này đã di dời trạm thu phí Tào Xuyên (dự án BOT tuyến tránh Thanh Hóa). Hiện tại, đang tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để di dời một số trạm thu phí chưa hợp lý như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (dự án BOT quốc lộ 2 tuyến tránh Vĩnh Yên) về vị trí mới phù hợp trên Quốc lộ 2. Riêng trạm thu phí Định Quán (dự án BOT quốc lộ 20), UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản thống nhất chuyển sang vị trí mới tại km 74+900, hiện nay, bộ đang tổ chức triển khai để di chuyển trạm thu phí.

Cũng theo ông Thăng, Bộ Giao thông Vận tải đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý 4 trạm bán quyền thu phí. Đối với trạm thu phí số 2 (Phù Đổng) - quốc lộ 1 và trạm thu phí Bãi Cháy - quốc lộ 18, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính đàm phán thống nhất với các nhà đầu tư về phương án tài chính, nguồn vốn mua lại và thời điểm dừng thu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

“Đối với trạm thu phí Hoàng Mai và trạm thu phí Bàn Thạch - quốc lộ 1, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc chuyển giao hai nhà đầu tư BOT để hoàn vốn dự án BOT và giao Bộ Giao thông Vận tải đàm phán, thống nhất với nhà đầu tư việc mua lại, thời gian chuyển giao, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định”, báo cáo do Bộ trưởng Thăng ký gửi từng đại biểu cũng nêu rõ.

Trước khi trình bày cụ thể vấn đề này, Bộ trưởng cũng báo cáo, tính đến hết tháng 4/2013, số tiền thu phí chuyển về quỹ bảo trì Trung ương là 1.400 tỷ đồng.

“Việc tổ chức thu phí bảo đảm minh bạch, rõ ràng và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ đúng quy định. Hội đồng quản lý quỹ đã phân bổ công khai nguồn vốn cho từng tuyến đường, hạng mục công việc cụ thể để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn”, báo cáo viết.

Liên quan đến vấn đề nêu trên, trước đó, xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương xóa bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước, các trạm thu trả nợ vay, các trạm bán quyền thu phí.



Theo TPO

Bình luận
vtcnews.vn