• Zalo

Bộ phận rau củ chứa độc tố gây nguy hiểm ít ai ngờ

Sức khỏeThứ Bảy, 24/09/2016 17:05:00 +07:00Google News

Sử dụng các bộ phận của rau củ để chế biến là một giải pháp giúp tiết kiệm và tận dụng những dưỡng chất từ thực phẩm, tuy nhiên có một số phần của rau củ tuyệt đối không được đưa vào những món ăn bởi chúng có chứa độc tố nguy hiểm.

Cành và mầm khoai tây

Trong khoai tây có chất độc tố là solanin tập trung ở cành và những mầm, vì thế, khi sử dụng cần phải cắt bỏ hết những bộ phận này trước lúc chế biến. Ngoài ra, các củ khoai tây xanh cũng có chứa hàm lượng solanin cực cao.

c13khoaitaymocmam

 Trong khoai tây có chất độc tố là solanin tập trung ở cành và những mầm

Lá cà chua

Cà chua từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu Âu trong vòng hơn 200 năm, chỉ được tiêu dùng với mục đích trang hoàng. Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều 1 lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).

Hạt táo

Trong hạt táo có chứa chứa amygdalin, một chất có thể phóng thích cyanid lúc tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột. Thông thường, lớp vỏ bên cạnh rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra. Khi tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong.

095534_Untitled-7

Trong hạt táo có chứa chứa amygdalin 

Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân là một nguyên liệu phổ biến trong các món ăn, nhưng khi chưa qua chế biến, hạnh nhân sống có chứa Xyanua.

Nếu ăn hạnh nhân sống, có thể gây nhiễm độc với triệu chứng nhẹ như khó thở, còn nặng sẽ hôn mê, co giật, thậm chí dẫn đến tử vong. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu thụ hạnh nhân chưa qua chế biến để khử độc được coi là phạm pháp.

Hạt và lá củ đậu

Hạt và lá của cây củ đậu có các chất độc tên là rotenon và tephrosin không thể ăn được, thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).

cay cu dau

 Hạt và lá của cây củ đậu có chất độc rotenon và tephrosin không thể ăn được

Nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5 đến phút thứ 40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh, nếu nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 đến 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4-7 giờ.

Biểu hiện ngộ độc hạt của cây củ đậu bao gồm: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng sụt bất thường. Thậm chí, ngừng tuần hoàn trong cơ thể diễn ra rất nhanh, đồng tử giãn…

Video: Nhận biết măng tươi nhuộm hóa chất

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn