(VTC News) - Lừng lững những gốc cây mà bảy tám người ôm không xuể. Mỗi gờ rễ cây nổi trên mặt đất cũng to bằng mấy thân người.
Chưa cần giới thiệu, đám khách đã ồ lên vì ngỡ ngàng trước vẻ đồ sộ của những thân cây cổ thụ cao lớn có gắn tấm biển nhỏ: “Cây sui”.
Lừng lững những gốc cây mà bảy tám người ôm không xuể. Mỗi gờ rễ cây nổi trên mặt đất cũng to bằng mấy thân người. Cả tứ phía đều có gờ rễ nổi vững chãi.
Thân cây cao vài chục mét. Đứng dưới gốc muốn nhìn thấy ngọn phải bám hai tay vào cây nếu không muốn ngả ngửa ra phía sau. Thân cây to, tròn đều, không có cành nhánh, chắc chắn cả chục năm nay không ai có thể trèo lên cây sui này, vì không thể có vòng tay nào ôm trọn thân cây cả.
Ông từ La Quốc Lưu vừa chỉ dẫn cho khách những góc nhìn thuận tiện nhất có thể thấy trọn vẹn cây sui khổng lồ, vừa chậm rãi nói: “Tôi sinh sống ở đất này cũng đã gần 60 năm, nhưng từ nhỏ đã thấy hàng sui cổ thụ to thế này rồi.
Trước đây nơi này là cả một rừng sui lớn. Nhưng những cây phía xa đền Ken bị đổ hoặc bị chặt phá nhiều. Hiện cả khu vực đền Ken này chỉ còn bảy cây sui cổ thụ.
Theo lời các cụ thì cây “trẻ” nhất là cây sui lớn trước sân đền, mới chừng gần 200 tuổi. Phía sau đền có 6 cây sui, cây to nhất áng chừng 400 tuổi.
Điều kinh ngạc là cả 6 cây sui đều đứng thành một hàng ngang chỉnh tề phía sau đền như có sự sắp đặt cố ý. Không rõ từ xưa các cụ đã trồng vậy, hay chỉ là sự ngẫu nhiên thôi”.
Ông Lưu lại dẫn chúng tôi đi xem những cây lim xanh 200 tuổi với những cành lá cổ kính, kỳ dị: Cành nọ nối vào cành kia một cách hữu cơ như dây tơ hồng. Ông từ đền Ken vẫn tiếp tục câu chuyện dưới gốc cây bằng giọng kể trầm đều:
“Dân quanh vùng không ai dám mạo phạm những cây sui này đâu. Thời thực dân Pháp còn chiếm đóng, chúng chọn đồi Pù Đình này để đồn trú, vì từ đỉnh đồi cao có thể quan sát, khống chế toàn bộ khu dân cư xung quanh.
Chẳng hiểu sự linh ứng thế nào, hay do lực lượng quân ta ngày một lớn mạnh mà chỉ ít lâu chúng vội vã bỏ đồn bốt, tháo chạy đến vùng khác. Người ta bảo, lúc ở đó, đám lính Pháp thường đem củi khô chất dưới gốc sui để đốt lên sưởi ấm.
Nhưng sự linh ứng từ những gốc sui cổ thụ trong xã Chiềng Ken thời gian gần đây thì tôi được chứng kiến. Những người Chiềng Ken xưa, trước khi rời làng ra đi cầm súng bảo vệ Tổ quốc đều đến gốc sui thắp hương, vì có lúc đền bị tàn phá gần nhưng mất hết dấu tích.
Kỳ lạ một điều, suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới, gần 200 người Chiềng Ken ra đi nhưng cả xã không có ai là liệt sĩ, chỉ có một số là thương binh.
Hay như gần đây, khi đền còn hoang phế, một người dân làng Ken tên là La Xuân L. có lên đây lấy về một tấm tôn dưới gốc cây sui để lợp mái nhà sàn. Người làng đã can ngăn nhưng ông ấy không nghe, cứ điềm nhiên mang về.
Thế rồi sáng hôm sau đợt nhiên thấy ông L. lễ mễ đem tấm tôn lại trả, lại còn hương khói cẩn thận ở trước hàng sui. Hỏi mãi ông ta mới nói:
“Cả đêm qua không ngủ được, chỉ mong trời sáng… Cả đêm sàn nhà cứ rung rầm rầm như có cả đàn trâu húc lên, lại như có những tiếng rì rầm, rì rầm nạt nộ”.
Thực hư những câu chuyện kể của ông L. và những người dân quanh đền còn phải kiểm chứng. Nhưng thực tế rằng những cây sui ở đền Ken là những bảo vật sống, chứng kiến nhiều thăng trầm của vùng đất. Chúng có mặt ở đó trước khi có
đền Ken.
Theo ông Nguyễn Đình San, 70 tuổi, người đang lưu giữ cuốn gia phả về dòng họNguyễn ở Văn Bàn, trước đây, đền Ken vốn nằm ở thôn Đồng Vệ, đối diện vớiđỉnh Pù Đình, là một nơi khuất nẻo và hiểm trở.
Đền thờ ông Nguyễn Hoàng Long và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã cócông đánh đuổi giặc giã và khai khẩn lập địa, xây dựng nên xóm làng.
Theo cuốn gia phả mà ông Nguyễn Đình San lưu giữ thì vua Nguyễn Huệ là đờithứ 4 của họ Nguyễn Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn mất, bị hậu triều truy sát, mộtngười con cháu của vua là Nguyễn Chất đã trốn lên miền thượng du.
Ông Chất náu mình trong một hang đá ở xã Thượng Lâm (huyện Lục Yên, YênBái) bây giờ, đổi sang họ Nguyễn Đình, cưới vợ người Tày và sinh được hai ngườicon trai là Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Đình Dong.
Cháu nội của ông là Nguyễn Đình Thu lớn lên khi sự tầm nã hậu duệ nhà Tây Sơnđã bớt gắt gao, nên được ăn học tử tế, ra làm quan và được bổ chức Tri châu VănBàn.
Ông Thu bèn đem gia thuộc đến đất Chiềng Ken khai khẩn, lập làng sinh sống.Ông cũng là người dựng đền thờ dòng họ Nguyễn, âm thầm thờ cúng tại vùng núisâu của thôn Đồng Vệ.
Con trai thứ của ông là Nguyễn Đình Long sau này nối chức cha, lập được nhiềucông trạng cho triều đình và dân chúng địa phương. Khoảng năm 1898 – 1903,ông Long chọn khu đất có địa thế đẹp, hợp phong thủy để chuyển đền thờ về, là vịtrí đền Ken hiện nay.
Mặc dù đã nhìn thấy nhiều cây sui cổ thụ, đặc biệt là cây sui kỳ lạ gần 700 tuổitrước lăng mộ vua Lê Lợi (Lam Kinh, Thanh Hóa), nhưng quả thực được chiêmngưỡng những cây sui ở đền Ken vẫn khiến chúng tôi ngưỡng mộ.
Bởi ngoài sự linh thiêng, hàng sui cổ thụ nơi đây còn là nét độc đáo điểm tô chongôi đền thờ hậu duệ của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ,với những chiến công lừng lẫy chống giặc ngoại xâm.
Gia Phong
Đợi khách thắp xong nén hương, ông từ La Quốc Lưu có gần 10 năm trông coi ngôi đền cổ lặng lẽ dẫn chúng tôi ra phía sau vườn.
Đền Ken tọa lạc trên đồi Pù Đình cao nhất và ở trung tâm xã Chiêng Ken (huyện Văn Bàn, Lào Cai) nhìn ra 4 xóm gồm Ken, Chiềng, Bô, Bẻ bao bọc xung quanh. Mặc dù đồi núi xung quanh trơ trụi, nhưng Pù Đình vẫn xanh mướt cây cối.
Nằm giữa um tùm cây cối, nên dù đền Ken vừa mới được trùng tu gần đây, cỏ cây cũng được dọn dẹp nhiều, nhưng vẫn nguyên vẹn vẻ uy nghiêm trầm tịch. Những hàng cây cổ thụ vươn chót vót lên cao, từ xa hàng cây số vẫn nhìn thấy.
Đường vào đền Ken |
Lừng lững những gốc cây mà bảy tám người ôm không xuể. Mỗi gờ rễ cây nổi trên mặt đất cũng to bằng mấy thân người. Cả tứ phía đều có gờ rễ nổi vững chãi.
Thân cây cao vài chục mét. Đứng dưới gốc muốn nhìn thấy ngọn phải bám hai tay vào cây nếu không muốn ngả ngửa ra phía sau. Thân cây to, tròn đều, không có cành nhánh, chắc chắn cả chục năm nay không ai có thể trèo lên cây sui này, vì không thể có vòng tay nào ôm trọn thân cây cả.
Ông từ La Quốc Lưu vừa chỉ dẫn cho khách những góc nhìn thuận tiện nhất có thể thấy trọn vẹn cây sui khổng lồ, vừa chậm rãi nói: “Tôi sinh sống ở đất này cũng đã gần 60 năm, nhưng từ nhỏ đã thấy hàng sui cổ thụ to thế này rồi.
Cây sui khổng lồ sau đền Ken |
Theo lời các cụ thì cây “trẻ” nhất là cây sui lớn trước sân đền, mới chừng gần 200 tuổi. Phía sau đền có 6 cây sui, cây to nhất áng chừng 400 tuổi.
Điều kinh ngạc là cả 6 cây sui đều đứng thành một hàng ngang chỉnh tề phía sau đền như có sự sắp đặt cố ý. Không rõ từ xưa các cụ đã trồng vậy, hay chỉ là sự ngẫu nhiên thôi”.
Ông Lưu lại dẫn chúng tôi đi xem những cây lim xanh 200 tuổi với những cành lá cổ kính, kỳ dị: Cành nọ nối vào cành kia một cách hữu cơ như dây tơ hồng. Ông từ đền Ken vẫn tiếp tục câu chuyện dưới gốc cây bằng giọng kể trầm đều:
Những cây sui cao tới vài chục mét |
Chẳng hiểu sự linh ứng thế nào, hay do lực lượng quân ta ngày một lớn mạnh mà chỉ ít lâu chúng vội vã bỏ đồn bốt, tháo chạy đến vùng khác. Người ta bảo, lúc ở đó, đám lính Pháp thường đem củi khô chất dưới gốc sui để đốt lên sưởi ấm.
Nhưng sự linh ứng từ những gốc sui cổ thụ trong xã Chiềng Ken thời gian gần đây thì tôi được chứng kiến. Những người Chiềng Ken xưa, trước khi rời làng ra đi cầm súng bảo vệ Tổ quốc đều đến gốc sui thắp hương, vì có lúc đền bị tàn phá gần nhưng mất hết dấu tích.
Kỳ lạ một điều, suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới, gần 200 người Chiềng Ken ra đi nhưng cả xã không có ai là liệt sĩ, chỉ có một số là thương binh.
Đền sui nằm trên ngọn đồi xanh mát, "mất hút" dưới những tán cây khổng lồ |
Thế rồi sáng hôm sau đợt nhiên thấy ông L. lễ mễ đem tấm tôn lại trả, lại còn hương khói cẩn thận ở trước hàng sui. Hỏi mãi ông ta mới nói:
“Cả đêm qua không ngủ được, chỉ mong trời sáng… Cả đêm sàn nhà cứ rung rầm rầm như có cả đàn trâu húc lên, lại như có những tiếng rì rầm, rì rầm nạt nộ”.
Thực hư những câu chuyện kể của ông L. và những người dân quanh đền còn phải kiểm chứng. Nhưng thực tế rằng những cây sui ở đền Ken là những bảo vật sống, chứng kiến nhiều thăng trầm của vùng đất. Chúng có mặt ở đó trước khi có
đền Ken.
Theo ông Nguyễn Đình San, 70 tuổi, người đang lưu giữ cuốn gia phả về dòng họNguyễn ở Văn Bàn, trước đây, đền Ken vốn nằm ở thôn Đồng Vệ, đối diện vớiđỉnh Pù Đình, là một nơi khuất nẻo và hiểm trở.
Theo cuốn gia phả mà ông Nguyễn Đình San lưu giữ thì vua Nguyễn Huệ là đờithứ 4 của họ Nguyễn Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn mất, bị hậu triều truy sát, mộtngười con cháu của vua là Nguyễn Chất đã trốn lên miền thượng du.
Ông Chất náu mình trong một hang đá ở xã Thượng Lâm (huyện Lục Yên, YênBái) bây giờ, đổi sang họ Nguyễn Đình, cưới vợ người Tày và sinh được hai ngườicon trai là Nguyễn Đình Giang và Nguyễn Đình Dong.
Cháu nội của ông là Nguyễn Đình Thu lớn lên khi sự tầm nã hậu duệ nhà Tây Sơnđã bớt gắt gao, nên được ăn học tử tế, ra làm quan và được bổ chức Tri châu VănBàn.
Con trai thứ của ông là Nguyễn Đình Long sau này nối chức cha, lập được nhiềucông trạng cho triều đình và dân chúng địa phương. Khoảng năm 1898 – 1903,ông Long chọn khu đất có địa thế đẹp, hợp phong thủy để chuyển đền thờ về, là vịtrí đền Ken hiện nay.
Mặc dù đã nhìn thấy nhiều cây sui cổ thụ, đặc biệt là cây sui kỳ lạ gần 700 tuổitrước lăng mộ vua Lê Lợi (Lam Kinh, Thanh Hóa), nhưng quả thực được chiêmngưỡng những cây sui ở đền Ken vẫn khiến chúng tôi ngưỡng mộ.
Bởi ngoài sự linh thiêng, hàng sui cổ thụ nơi đây còn là nét độc đáo điểm tô chongôi đền thờ hậu duệ của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ,với những chiến công lừng lẫy chống giặc ngoại xâm.
Gia Phong
Bình luận