Anh 10 tuổi, anh hơn em 5 tuổi, hỏi anh bao nhiêu tuổi? Đáp số: anh… 15 tuổi.
Cháu tôi học lớp 2 ở một trường tiểu học của quận 6, TP.HCM. Tuần 7, bài thứ 30, cô giáo yêu cầu về nhà làm bài 1 trang 34, vở Bài tập toán - NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành (tái bản) tháng 3/2014.
Làm xong câu a, cháu quay sang hỏi tôi: "Dì ơi, sao đề câu b này kỳ quá". Tôi ghé mắt đọc lại đề câu b, dạng đề “toán đố”, yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để giải và điền vào ô trống.
Đề ra như sau:
b) Anh: 10 tuổi
Anh hơn em: 5 tuổi
Anh: … : tuổi.
Rõ ràng là đề sai rành rành, nhưng các vị làm sách không hiệu chỉnh, cô giáo cũng không xem trước bài để chỉnh sửa mà vẫn giao bài cho học trò.
Đúng ra phải hỏi “em bao nhiêu tuổi mới đúng”.
Tôi yêu cầu cháu gạch bỏ chữ “Anh” ở dòng 3, để thay thế bằng “Em: ....? tuổi”. Cháu reo lên: "Như vầy mới đúng nè dì". Sau đó, nó làm theo đề mà hai dì cháu đã chỉnh. Nó đinh ninh sáng mai cô giáo sẽ khen vì phát hiện bất ngờ kia. Nó giải như sau:
Số tuổi em là:
10 – 5 = 5 (tuổi)
Đáp số: 5 tuổi
Thật bất ngờ, cô giáo giải như sau:
Số tuổi anh là:
10 + 5 = 15 (tuổi)
Đáp số: 15 tuổi.
Và trừ điểm cháu tôi.
Hóa ra, đề trên cũng có thể đã bị in sai chữ “em” thành chữ "anh"; nghĩa là, đề đúng sẽ như sau: “Em 10 tuổi, anh hơn em 5 tuổi, hỏi anh bao nhiêu tuổi”.
Tôi nêu bài này không có ý phê phán hay lên án các vị đang “làm giáo dục”, nhưng tôi xin quý vị hãy để ý từng chi tiết một, hãy quan tâm đến những gì thật cụ thể, nhỏ bé bên cạnh một tầm nhìn bao quát để con em chúng ta không mất niềm tin vào thầy cô, người dân không hoài nghi khi gửi con em vào trường học.
Thật nguy hiểm khi bộ sách ra đời nhiều năm mà lỗi nhỏ ấy vẫn không chỉnh, cô giáo dạy cũng không phát hiện ra. Điều gì sẽ xảy ra khi cả lớp tin điều này đúng, nhưng thực chất nó hoàn toàn sai?
La Tử Lan (quận 6, TP.HCM)/ Theo Phụ nữ TP.HCM
Cháu tôi học lớp 2 ở một trường tiểu học của quận 6, TP.HCM. Tuần 7, bài thứ 30, cô giáo yêu cầu về nhà làm bài 1 trang 34, vở Bài tập toán - NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành (tái bản) tháng 3/2014.
Làm xong câu a, cháu quay sang hỏi tôi: "Dì ơi, sao đề câu b này kỳ quá". Tôi ghé mắt đọc lại đề câu b, dạng đề “toán đố”, yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để giải và điền vào ô trống.
Đề ra như sau:
b) Anh: 10 tuổi
Anh hơn em: 5 tuổi
Anh: … : tuổi.
Rõ ràng là đề sai rành rành, nhưng các vị làm sách không hiệu chỉnh, cô giáo cũng không xem trước bài để chỉnh sửa mà vẫn giao bài cho học trò.
Đúng ra phải hỏi “em bao nhiêu tuổi mới đúng”.
Tôi yêu cầu cháu gạch bỏ chữ “Anh” ở dòng 3, để thay thế bằng “Em: ....? tuổi”. Cháu reo lên: "Như vầy mới đúng nè dì". Sau đó, nó làm theo đề mà hai dì cháu đã chỉnh. Nó đinh ninh sáng mai cô giáo sẽ khen vì phát hiện bất ngờ kia. Nó giải như sau:
Số tuổi em là:
10 – 5 = 5 (tuổi)
Đáp số: 5 tuổi
Thật bất ngờ, cô giáo giải như sau:
Số tuổi anh là:
10 + 5 = 15 (tuổi)
Đáp số: 15 tuổi.
Và trừ điểm cháu tôi.
Hóa ra, đề trên cũng có thể đã bị in sai chữ “em” thành chữ "anh"; nghĩa là, đề đúng sẽ như sau: “Em 10 tuổi, anh hơn em 5 tuổi, hỏi anh bao nhiêu tuổi”.
Tôi nêu bài này không có ý phê phán hay lên án các vị đang “làm giáo dục”, nhưng tôi xin quý vị hãy để ý từng chi tiết một, hãy quan tâm đến những gì thật cụ thể, nhỏ bé bên cạnh một tầm nhìn bao quát để con em chúng ta không mất niềm tin vào thầy cô, người dân không hoài nghi khi gửi con em vào trường học.
Thật nguy hiểm khi bộ sách ra đời nhiều năm mà lỗi nhỏ ấy vẫn không chỉnh, cô giáo dạy cũng không phát hiện ra. Điều gì sẽ xảy ra khi cả lớp tin điều này đúng, nhưng thực chất nó hoàn toàn sai?
La Tử Lan (quận 6, TP.HCM)/ Theo Phụ nữ TP.HCM
Bình luận