Gần 30 năm cứu người, bà chưa nhận của ai đồng nào dù nhiều người sau khi thoát chết đã tìm mọi cách để hậu tạ.
Nhà bà bà Nguyễn Thị Chanh, 71 tuổi, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng lúa xanh rì ở khu Thới Bình, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.
Bà Chanh cho biết từ năm lên 8 tuổi, bà đã theo ngoại hái thuốc.
Bà ngoại của bà Chanh là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mót, từng nổi tiếng với tài trị rắn cắn.
Bà Chanh và cây thuốc trị rắn cắn |
Trong dòng họ, bà Chanh là con cháu đời thứ 5 nối nghiệp tổ tiên trị rắn cắn. Năm 42 tuổi, bà Chanh bắt đầu tự mình cứu chữa cho nạn nhân của rắn độc.
Do cây thuốc phải đi săn tìm, tốn thời gian, trong khi nạn nhân của độc xà cần phải chữa trị gấp nên bà đã dành một khoảng đất trống trước nhà trồng nhiều loại cây trị rắn cắn như é tía, đỗ trọng, chó đẻ, cỏ ống, ráng đồng tiền…
'Mỗi lần cứu sống được một người bị rắn cắn, tôi lại rút ra một kinh nghiệm. Khi tiếp cận nạn nhân, tôi phải quan sát vết cắn, xác định loại rắn để cho liều thuốc phù hợp', bà Chanh nói.
Sau đó, bà dùng các loại cây thuốc giã nhuyễn vắt lấy nước cho nạn nhân uống.
Kết hợp dùng dầu gió xoa bóp, sau 1 - 2 giờ là người bị rắn cắn hồi phục. 'Rắn càng độc thì liều lượng thuốc dùng sẽ nhiều hơn', bà giải thích.
Tính đến nay, qua gần 30 năm hành nghề, bà Chanh không khỏi tự hào vì đều cứu sống được tất cả các trường hợp bị rắn cắn tìm đến mình.
Dần dần, tiếng tăm của bà vang xa, nhiều người bị rắn cắn ở tận An Giang, Ðồng Tháp… cũng tìm đến.
Ông Nguyễn Văn Long, chồng bà Chanh, cho biết rất nhiều người sau khi được vợ ông cứu sống đã mang số tiền lớn đến trả ơn nhưng bà từ chối thẳng thừng.
Theo NLĐ
Do cây thuốc phải đi săn tìm, tốn thời gian, trong khi nạn nhân của độc xà cần phải chữa trị gấp nên bà đã dành một khoảng đất trống trước nhà trồng nhiều loại cây trị rắn cắn như é tía, đỗ trọng, chó đẻ, cỏ ống, ráng đồng tiền…
'Mỗi lần cứu sống được một người bị rắn cắn, tôi lại rút ra một kinh nghiệm. Khi tiếp cận nạn nhân, tôi phải quan sát vết cắn, xác định loại rắn để cho liều thuốc phù hợp', bà Chanh nói.
Sau đó, bà dùng các loại cây thuốc giã nhuyễn vắt lấy nước cho nạn nhân uống.
Kết hợp dùng dầu gió xoa bóp, sau 1 - 2 giờ là người bị rắn cắn hồi phục. 'Rắn càng độc thì liều lượng thuốc dùng sẽ nhiều hơn', bà giải thích.
Tính đến nay, qua gần 30 năm hành nghề, bà Chanh không khỏi tự hào vì đều cứu sống được tất cả các trường hợp bị rắn cắn tìm đến mình.
Dần dần, tiếng tăm của bà vang xa, nhiều người bị rắn cắn ở tận An Giang, Ðồng Tháp… cũng tìm đến.
Ông Nguyễn Văn Long, chồng bà Chanh, cho biết rất nhiều người sau khi được vợ ông cứu sống đã mang số tiền lớn đến trả ơn nhưng bà từ chối thẳng thừng.
Theo NLĐ
Bình luận