• Zalo

90% người đột quỵ thoát chết vì để ý 4 dấu hiệu này

Sức khỏeThứ Tư, 06/12/2017 15:16:00 +07:00Google News

Brightside tổng hợp những dấu hiệu rất dễ nhận biết của một bệnh nhân đột quỵ, người thân cũng như bản thân bệnh nhân cần chuẩn bị biện pháp thích hợp nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây.

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm không chỉ đối với người già, căn bệnh nguy hiểm tính mạng này đang ngày một trẻ hóa (xuất hiện ở cả độ tuổi 20-30 tuổi).

Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc đột quỵ đang tăng cao một cách báo động. Theo đó, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ não mới.

Các dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh nhân đột quỵ gồm 4 triệu chứng nằm ở: mặt, tay, lưỡilời nói.

Méo miệng

ezgif-3-b581983734

 

Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Yếu tay hoặc chân

ezgif-3-5d28d9a28c

 

Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ - một dấu hiệu của bệnh.

Khó nói chuyện

ezgif-3-6dce93cc85 3

 

Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.

Lưỡi xoắn lại

ezgif-3-02dea6cb23 4

 

Là nguyên nhân khiến người bệnh khó nói chuyện là do lưỡi bị cứng lại, khi nói cảm giác bị líu lưỡi. Khi thè lưỡi ra, nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng trên, cần:

- Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân.

- Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Video: Cách nhận biết người đột quỵ

Thu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn