(VTC News) - Chiều 19/8, trong buổi họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Đỗ Mạnh Hà - UBND quận Long Biên đã trao đổi về kết quả thanh tra việc nuôi dưỡng trẻ em, các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.
Theo đó, từ năm 1989, chùa Bồ Đề đã tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi với số lượng là 5 cháu. Trẻ em nương nhờ tại chùa được nhà chùa nuôi dưỡng, chăm sóc, khi ốm đau được chùa cho đi khám bệnh, đến tuổi đi học được nhà chùa tạo điều kiện cho đi học tại các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, do số lượng đối tượng đến nương nhờ tại chùa ngày càng lớn nên cơ sở vật chất không đảm bảo, người chăm sóc các đối tượng không có kỹ năng nghiệp vụ, chùa không có kinh nghiệm quản lý, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước chưa hướng dẫn sâu sát, chưa kiên quyết đối với một số nội dung chưa đảm bảo trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa. Những lý do đó đã tạo ra sơ hở trong việc quản lý, bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi cá nhân. Cụ thể là đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang – người nương nhờ trong chùa Bồ Đề.
Theo UBND quận Long Biên, vào thời điểm cơ quan chức năng tiến hành Thanh tra, có 194 người có mặt tại chùa Bồ Đề. Trong đó có 135 đối tượng là trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
Còn lại là người giúp việc, trẻ em là con cháu, người giúp việc tại chùa. Có 24 trẻ em và người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại thời điểm kiểm tra. Theo kết quả xác minh của cơ quan công an sau đó thì toàn bộ những trường hợp này đã được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố, được gia đình đón về nhà, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc tại chùa khác.
Theo ông Hà, điều kiện nuôi dưỡng các trẻ em tại chùa Bồ Đề là khá tốt. Các cháu được cho uống sữa, được đi học khi đến tuổi. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra vẫn có 7 trẻ đến tuổi mà chưa được đi học mầm non. Đặc biệt, có 80 trẻ đang sống tại chùa chưa được đăng ký khai sinh.
Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề chưa đủ điều kiện để thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ. Sau khi tiến hành kiểm tra, UBND quận Long Biên đã làm việc trực tiếp với trụ trì chùa Bồ Đề thông báo kết quả kiểm tra, phân tích các nội dung chùa chưa thực hiện theo quy định, hướng dân chùa các thức và biện pháp để khắc phục các tồn tại.
Trong đó, quận Long Biên hướng dẫn các trình tự, thủ tục cần làm khi có trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại chùa hoặc các đối tượng bảo trợ xã hội muốn tá túc, nương nhờ tại chùa. Hướng dẫn chùa về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ và thực hiện việc đưa trẻ đến trường học, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.
Sau đó, trụ trì chùa Bồ Đề có gửi danh sách 32 đối tượng đề nghị đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố. Ngày 18/8 UBND quận Long Biên nhận được văn bản của chùa Bồ Đề đề nghị đưa toàn bộ số đối tượng đang nuôi dưỡng tại chùa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố.
Trước đó, UBND phường Bồ Đề tiếp tục liên hệ với gia đình, tuyên truyền, vận động người thân (đối với trường hợp có địa chỉ rõ ràng) đến đón các đối tượng về chăm sóc tại gia đình. Hiện nay đã có một số gia đình đến xin đón người thân về gia đình chăm sóc.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND quận đã làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất nội dung, tiến độ tiếp nhận các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố.
Minh Quyết
Theo đó, từ năm 1989, chùa Bồ Đề đã tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi với số lượng là 5 cháu. Trẻ em nương nhờ tại chùa được nhà chùa nuôi dưỡng, chăm sóc, khi ốm đau được chùa cho đi khám bệnh, đến tuổi đi học được nhà chùa tạo điều kiện cho đi học tại các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, do số lượng đối tượng đến nương nhờ tại chùa ngày càng lớn nên cơ sở vật chất không đảm bảo, người chăm sóc các đối tượng không có kỹ năng nghiệp vụ, chùa không có kinh nghiệm quản lý, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.
Đại diện UBND quận Long Biên đã trao đổi về kết quả thanh tra việc nuôi dưỡng trẻ em, các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề. |
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước chưa hướng dẫn sâu sát, chưa kiên quyết đối với một số nội dung chưa đảm bảo trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa. Những lý do đó đã tạo ra sơ hở trong việc quản lý, bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi cá nhân. Cụ thể là đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang – người nương nhờ trong chùa Bồ Đề.
Theo UBND quận Long Biên, vào thời điểm cơ quan chức năng tiến hành Thanh tra, có 194 người có mặt tại chùa Bồ Đề. Trong đó có 135 đối tượng là trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
Còn lại là người giúp việc, trẻ em là con cháu, người giúp việc tại chùa. Có 24 trẻ em và người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại thời điểm kiểm tra. Theo kết quả xác minh của cơ quan công an sau đó thì toàn bộ những trường hợp này đã được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố, được gia đình đón về nhà, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc tại chùa khác.
Theo ông Hà, điều kiện nuôi dưỡng các trẻ em tại chùa Bồ Đề là khá tốt. Các cháu được cho uống sữa, được đi học khi đến tuổi. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra vẫn có 7 trẻ đến tuổi mà chưa được đi học mầm non. Đặc biệt, có 80 trẻ đang sống tại chùa chưa được đăng ký khai sinh.
Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề chưa đủ điều kiện để thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ. Sau khi tiến hành kiểm tra, UBND quận Long Biên đã làm việc trực tiếp với trụ trì chùa Bồ Đề thông báo kết quả kiểm tra, phân tích các nội dung chùa chưa thực hiện theo quy định, hướng dân chùa các thức và biện pháp để khắc phục các tồn tại.
Trong đó, quận Long Biên hướng dẫn các trình tự, thủ tục cần làm khi có trường hợp trẻ em bị bỏ rơi tại chùa hoặc các đối tượng bảo trợ xã hội muốn tá túc, nương nhờ tại chùa. Hướng dẫn chùa về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ và thực hiện việc đưa trẻ đến trường học, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.
Sau đó, trụ trì chùa Bồ Đề có gửi danh sách 32 đối tượng đề nghị đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố. Ngày 18/8 UBND quận Long Biên nhận được văn bản của chùa Bồ Đề đề nghị đưa toàn bộ số đối tượng đang nuôi dưỡng tại chùa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố.
Trước đó, UBND phường Bồ Đề tiếp tục liên hệ với gia đình, tuyên truyền, vận động người thân (đối với trường hợp có địa chỉ rõ ràng) đến đón các đối tượng về chăm sóc tại gia đình. Hiện nay đã có một số gia đình đến xin đón người thân về gia đình chăm sóc.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND quận đã làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất nội dung, tiến độ tiếp nhận các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố.
Minh Quyết
Bình luận