Đôi khi những thói quen tưởng chừng như "vô hại" lại chính là nguyên nhân "tàn phá" chiếc smartphone của bạn.
Có thể nói, smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Đi tới đâu chúng ta cũng thấy smartphone, từ người già, trẻ nhỏ, công chức, sinh viên...
Và hầu như ở các đô thị, smartphone là "điều kiện cần và đủ" để gia nhập vào cuộc sống tấp nập, hối hả nơi đây. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách bảo vệ chiếc điện thoại của mình bền lâu theo thời gian.
Các cụ ngày xưa thường có câu: "Của bền tại người", chẳng phải ngẫu nhiên mà có những đồ vật chỉ hỏng sau vài tháng sử dụng và cũng không dưng mà có những đồ vật cứ tồn tại cùng thời gian, theo năm tháng.
Không riêng smartphone mà với bất kì vật dụng nào, nếu biết sử dụng đúng cách thì đều có thể đạt được độ bền nhất định. Vậy đâu là những những thói quen tai hại mà chúng ta nên tránh xa để bảo vệ "dế yêu" của mình?
1. Vừa sạc vừa dùng smartphone
Việc vừa sạc vừa sử dụng là thói quen rất tai hại nhưng lại vô cùng phổ biến mà bất cứ người dùng điện thoại nào cũng mắc phải dù vô tình hay cố ý. Thậm chí, thói quen xấu này còn phổ biến tới nỗi mà hầu như nhà sản xuất nào cũng cảnh báo về tác hại của nó trong các hướng dẫn sử dụng.
Theo đó, vừa sạc vừa sử dụng máy là cách tàn phá pin cũng như điện thoại nhanh nhất. Đặc biệt, nếu liên tục sử dụng điện thoại khi đang sạc, trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới hiện tượng nóng máy.
Trong khi đó, bản thân điện thoại khi sạc đã tỏa ra rất nhiều nhiệt, gánh thêm nhiệt lượng tỏa ra từ màn hình và chip xử lý sẽ dễ dàng quá tải cơ chế tản nhiệt của máy, đặc biệt là khi các thiết bị cao cấp ra mắt gần đây sử dụng thiết kế nguyên khối chống nước, dồn nén quá nhiều linh kiện vào ko gian hẹp để bảo đảm độ mỏng khiến khả năng tản nhiệt của máy cũng kém đi.
Hậu quả là vừa dùng máy vừa sạc khiến nhiệt độ của máy tăng lên rất nhiều so với khi sử dụng bình thường.
2. Tranh thủ "giải trí" trong nhà vệ tắm
Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, khi smartphone là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhiều người khó có thể rời khỏi "chú dế yêu" của mình dù chỉ một phút một giây.
Đó là lý do mà họ sẵn sàng mang theo smartphone của mình kể cả những khi đi tắm hoặc vào nhà vệ sinh bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Dù mục đích chỉ đơn giản là nghe nhạc trong lúc tắm, tranh thủ đọc báo, chơi game trong khi giải quyết nỗi buồn... thì những hành động này cũng rất cần phải lên án.
Lý do là bởi dù không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng hơi nước từ phòng tắm, dùng tay ướt cầm điện thoại hay "hậu đậu" đánh rơi xuống nền nhà, bị nhúng vào nước cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Đặc biệt, khi tắm nước nóng trong mùa đông, kể cả một số dòng smartphone cao cấp được trang bị khả năng chống nước cũng không thể chống lại được hơi nước, do đó các smartphone không được tích hợp tính năng này gặp phải hơi hơi nước lại càng "thê thảm".
3. Không dùng tấm dán bảo vệ hoặc vỏ case
Tư tưởng chủ quan của một bộ phần không nhỏ người dùng smartphone hiện nay khi sở hữu một thiết bị cao cấp được trang bị kính màn hình chống xước là không sử dụng miếng dán màn hình bởi "đồ xịn" thì cần gì bảo vệ.
Tuy nhiên, chỉ tới khi màn hình xuất hiện những vết xước dài, họ mới lo "sốt vó" đi tìm cách khắc phục nhưng "hối hận đã quá muộn màng".
Lý do là bởi nguyên nhân của việc xước là do độ cứng của màn hình thấp hơn độ cứng của vật tác động vào, trong khi đó bụi bẩn hay đất cát đôi lúc có những hạt nhỏ li ti nhưng độ cứng thì chỉ kém kim cương nên việc cắt xước 1 thứ vật liệu nhân tạo như kính bảo vệ là chuyện hoàn toàn bình thường.
Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị miếng dán màn hình hoặc sắm vỏ case để bảo vệ cho "mặt tiền" của "dế yêu".
4. Dùng đến kiệt pin điện thoại
Dù hiện nay, thỏi pin trên smartphone đã được ứng dụng nhiều công nghệ mới, với dung lượng lớn hơn nhưng thời lượng sử dụng vẫn luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà sản xuất.
Trong khi đó, một số người dùng luôn cho rằng một viên pin để sử dụng là không bao giờ đủ và dùng đến kiệt pin cũng chẳng ảnh hưởng gì tới smartphone. Bởi nếu kiệt pin, chết nguồn, người ta đã sinh ra những bộ "kích" pin - sử dụng dòng điện cao hơn để sạc điện thoại.
Tuy nhiên, tư tưởng trên là hoàn toàn sai lầm bởi nếu để pin điện thoại kiệt, Lithium-Ion trong pin sẽ bị "teo" - mất hiện tượng phân cực.
Và nhiều lần như thế, bạn sẽ khó lòng mà bật lên được nếu không cắm sạc lâu gấp đôi bình thường, dùng sạc đa năng hoặc nặng nhất là "kích" pin.
Tựu trung, những phương pháp "giảm đau nhanh" về lâu dài sẽ làm pin của bạn giảm tuổi thọ và thậm chí là sẽ thành đồ phế thải. Lý do đơn giản là bởi nếu dùng nguồn sạc cao quá sẽ làm một phần Lithium-Ion bị trung tính, làm dung lượng của pin giảm; nếu bị trung tính quá nhiều, cường độ dòng điện sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu của nguồn.
5. Smartphone cũng cần được "nghỉ ngơi"
Smartphone hay bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng cần có những khoảng thời gian để "thư giãn" sau hàng trăm, hàng ngàn giờ hoạt động liên tục. Tư tưởng sai lầm của một số người dùng cho rằng, đã là "máy móc" thì cần gì phải nghỉ?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tối ứu hóa pin trên thiết bị di động nhằm kéo dài tuổi thọ hoặc hạn chế các sự cố trong khi sử dụng, người dùng nên có thói quen tắt máy khi không cần thiết, đặc biệt là khi ngủ.
Ngoài ra, chu kì "nghỉ mát" hợp lí của smartphone thông thường là một tuần một lần và xả pin một tháng một lần. Chắc chắn, nếu thực hiện được các thao tác trên, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như sức bền của thiết bị mà mình đang sử dụng.
6. Sạc nào, cáp nào cũng "chiến"
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng smartphone thường gặp phải những lỗi hỏng hóc liên quan tới nguồn pin hoặc màn hình cảm ứng chính là việc nhiều người dùng hiện nay có xu hướng quá "dễ dãi" khi xử dụng cáp, sạc cho "dế yêu" của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là các sạc, cáp trôi nổi hiện nay luôn được gắn mác là "đồ zin", "đồ xịn" trong khi không hề được trang bị đầy đủ các thành phần của một bộ sạc dành cho thiết bị thông minh, nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Do đó, người dùng nên hết sức thận trọng khi chọn mua các phụ kiện nói chung và sạc, cáp nói riêng. Chúng ta nên tránh mua các loại sạc rẻ tiền, đồ "nhái", đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ, dù cho hiện nay, việc dùng sạc của một số thương hiệu uy tín khác cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ smartphone, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phụ kiện chính hãng, đặc biệt là sạc có dòng vào theo chuẩn của nhà sản xuất.
7. Thói quen xấu khiến smartphone nhanh "xuống mã"
Ngoài những thói quen kể trên, thì một nguyên nhân chủ quan có thể khiến smartphone ngày càng "xuống cấp" nhanh chính là việc người dùng thường xuyên "bỏ rơi" điện thoại của mình.
Theo đó, có khá nhiều người dùng có thói quen để điện thoại lung tung, không theo một trật tự sắp xếp nhất định, ví như đút smartphone vào túi áo ngực và nếu chẳng may cúi xuống, "dế yêu" có thể ra đi bất kì lúc nào; nhẹ thì vỡ màn hình, móp máy; nặng thì "chết hẳn".
Hay như một số bạn thường bỏ smartphone vào túi quần sau hoặc bỏ trong túi quần bò, đồ bó sát, không sớm thì muộn, màn hình sẽ sớm bị vỡ; hoặc mép điện thoại cũng sớm bong tróc khiến chúng trông như bị "ghẻ".
Thậm chí, trước đó, từng xuất hiện những hình ảnh cho rằng iPhone 5 còn bị cong vênh khi bỏ vào trong túi quần, thế mới thấy, những thói quen tưởng chừng như "vô hại", lại có thể tàn phá chiếc smartphone tới như vậy.
Những thói quen tai hại đang
Do đó, nếu không muốn sớm chia tay "dế yêu", người dùng cần tử bỏ ngay những thói quen xấu ở trên. Ngoài ra, điều này không chỉ giúp cho bạn bảo vệ máy - một tài sản cố định theo người, mà còn tập cho bạn những lối sống khoa học, hợp lí.
» Điện thoại đời cũ đua nhau giảm giá sốc
» Smartphone của các ông lớn ngày ấy và bây giờ
» Samsung đình chỉ một nhà cung cấp Trung Quốc
Theo genk
Có thể nói, smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Đi tới đâu chúng ta cũng thấy smartphone, từ người già, trẻ nhỏ, công chức, sinh viên...
Và hầu như ở các đô thị, smartphone là "điều kiện cần và đủ" để gia nhập vào cuộc sống tấp nập, hối hả nơi đây. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách bảo vệ chiếc điện thoại của mình bền lâu theo thời gian.
Các cụ ngày xưa thường có câu: "Của bền tại người", chẳng phải ngẫu nhiên mà có những đồ vật chỉ hỏng sau vài tháng sử dụng và cũng không dưng mà có những đồ vật cứ tồn tại cùng thời gian, theo năm tháng.
Không riêng smartphone mà với bất kì vật dụng nào, nếu biết sử dụng đúng cách thì đều có thể đạt được độ bền nhất định. Vậy đâu là những những thói quen tai hại mà chúng ta nên tránh xa để bảo vệ "dế yêu" của mình?
1. Vừa sạc vừa dùng smartphone
Việc vừa sạc vừa sử dụng là thói quen rất tai hại nhưng lại vô cùng phổ biến mà bất cứ người dùng điện thoại nào cũng mắc phải dù vô tình hay cố ý. Thậm chí, thói quen xấu này còn phổ biến tới nỗi mà hầu như nhà sản xuất nào cũng cảnh báo về tác hại của nó trong các hướng dẫn sử dụng.
Theo đó, vừa sạc vừa sử dụng máy là cách tàn phá pin cũng như điện thoại nhanh nhất. Đặc biệt, nếu liên tục sử dụng điện thoại khi đang sạc, trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới hiện tượng nóng máy.
Trong khi đó, bản thân điện thoại khi sạc đã tỏa ra rất nhiều nhiệt, gánh thêm nhiệt lượng tỏa ra từ màn hình và chip xử lý sẽ dễ dàng quá tải cơ chế tản nhiệt của máy, đặc biệt là khi các thiết bị cao cấp ra mắt gần đây sử dụng thiết kế nguyên khối chống nước, dồn nén quá nhiều linh kiện vào ko gian hẹp để bảo đảm độ mỏng khiến khả năng tản nhiệt của máy cũng kém đi.
Hậu quả là vừa dùng máy vừa sạc khiến nhiệt độ của máy tăng lên rất nhiều so với khi sử dụng bình thường.
2. Tranh thủ "giải trí" trong nhà vệ tắm
Đó là lý do mà họ sẵn sàng mang theo smartphone của mình kể cả những khi đi tắm hoặc vào nhà vệ sinh bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Dù mục đích chỉ đơn giản là nghe nhạc trong lúc tắm, tranh thủ đọc báo, chơi game trong khi giải quyết nỗi buồn... thì những hành động này cũng rất cần phải lên án.
Lý do là bởi dù không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng hơi nước từ phòng tắm, dùng tay ướt cầm điện thoại hay "hậu đậu" đánh rơi xuống nền nhà, bị nhúng vào nước cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Đặc biệt, khi tắm nước nóng trong mùa đông, kể cả một số dòng smartphone cao cấp được trang bị khả năng chống nước cũng không thể chống lại được hơi nước, do đó các smartphone không được tích hợp tính năng này gặp phải hơi hơi nước lại càng "thê thảm".
3. Không dùng tấm dán bảo vệ hoặc vỏ case
Tư tưởng chủ quan của một bộ phần không nhỏ người dùng smartphone hiện nay khi sở hữu một thiết bị cao cấp được trang bị kính màn hình chống xước là không sử dụng miếng dán màn hình bởi "đồ xịn" thì cần gì bảo vệ.
Tuy nhiên, chỉ tới khi màn hình xuất hiện những vết xước dài, họ mới lo "sốt vó" đi tìm cách khắc phục nhưng "hối hận đã quá muộn màng".
Lý do là bởi nguyên nhân của việc xước là do độ cứng của màn hình thấp hơn độ cứng của vật tác động vào, trong khi đó bụi bẩn hay đất cát đôi lúc có những hạt nhỏ li ti nhưng độ cứng thì chỉ kém kim cương nên việc cắt xước 1 thứ vật liệu nhân tạo như kính bảo vệ là chuyện hoàn toàn bình thường.
Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị miếng dán màn hình hoặc sắm vỏ case để bảo vệ cho "mặt tiền" của "dế yêu".
4. Dùng đến kiệt pin điện thoại
Dù hiện nay, thỏi pin trên smartphone đã được ứng dụng nhiều công nghệ mới, với dung lượng lớn hơn nhưng thời lượng sử dụng vẫn luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà sản xuất.
Trong khi đó, một số người dùng luôn cho rằng một viên pin để sử dụng là không bao giờ đủ và dùng đến kiệt pin cũng chẳng ảnh hưởng gì tới smartphone. Bởi nếu kiệt pin, chết nguồn, người ta đã sinh ra những bộ "kích" pin - sử dụng dòng điện cao hơn để sạc điện thoại.
Tuy nhiên, tư tưởng trên là hoàn toàn sai lầm bởi nếu để pin điện thoại kiệt, Lithium-Ion trong pin sẽ bị "teo" - mất hiện tượng phân cực.
Và nhiều lần như thế, bạn sẽ khó lòng mà bật lên được nếu không cắm sạc lâu gấp đôi bình thường, dùng sạc đa năng hoặc nặng nhất là "kích" pin.
Tựu trung, những phương pháp "giảm đau nhanh" về lâu dài sẽ làm pin của bạn giảm tuổi thọ và thậm chí là sẽ thành đồ phế thải. Lý do đơn giản là bởi nếu dùng nguồn sạc cao quá sẽ làm một phần Lithium-Ion bị trung tính, làm dung lượng của pin giảm; nếu bị trung tính quá nhiều, cường độ dòng điện sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu của nguồn.
5. Smartphone cũng cần được "nghỉ ngơi"
Smartphone hay bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng cần có những khoảng thời gian để "thư giãn" sau hàng trăm, hàng ngàn giờ hoạt động liên tục. Tư tưởng sai lầm của một số người dùng cho rằng, đã là "máy móc" thì cần gì phải nghỉ?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tối ứu hóa pin trên thiết bị di động nhằm kéo dài tuổi thọ hoặc hạn chế các sự cố trong khi sử dụng, người dùng nên có thói quen tắt máy khi không cần thiết, đặc biệt là khi ngủ.
Ngoài ra, chu kì "nghỉ mát" hợp lí của smartphone thông thường là một tuần một lần và xả pin một tháng một lần. Chắc chắn, nếu thực hiện được các thao tác trên, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như sức bền của thiết bị mà mình đang sử dụng.
6. Sạc nào, cáp nào cũng "chiến"
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng smartphone thường gặp phải những lỗi hỏng hóc liên quan tới nguồn pin hoặc màn hình cảm ứng chính là việc nhiều người dùng hiện nay có xu hướng quá "dễ dãi" khi xử dụng cáp, sạc cho "dế yêu" của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là các sạc, cáp trôi nổi hiện nay luôn được gắn mác là "đồ zin", "đồ xịn" trong khi không hề được trang bị đầy đủ các thành phần của một bộ sạc dành cho thiết bị thông minh, nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Do đó, người dùng nên hết sức thận trọng khi chọn mua các phụ kiện nói chung và sạc, cáp nói riêng. Chúng ta nên tránh mua các loại sạc rẻ tiền, đồ "nhái", đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ, dù cho hiện nay, việc dùng sạc của một số thương hiệu uy tín khác cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ smartphone, nhưng ưu tiên nhất vẫn là phụ kiện chính hãng, đặc biệt là sạc có dòng vào theo chuẩn của nhà sản xuất.
7. Thói quen xấu khiến smartphone nhanh "xuống mã"
Ngoài những thói quen kể trên, thì một nguyên nhân chủ quan có thể khiến smartphone ngày càng "xuống cấp" nhanh chính là việc người dùng thường xuyên "bỏ rơi" điện thoại của mình.
Theo đó, có khá nhiều người dùng có thói quen để điện thoại lung tung, không theo một trật tự sắp xếp nhất định, ví như đút smartphone vào túi áo ngực và nếu chẳng may cúi xuống, "dế yêu" có thể ra đi bất kì lúc nào; nhẹ thì vỡ màn hình, móp máy; nặng thì "chết hẳn".
Hay như một số bạn thường bỏ smartphone vào túi quần sau hoặc bỏ trong túi quần bò, đồ bó sát, không sớm thì muộn, màn hình sẽ sớm bị vỡ; hoặc mép điện thoại cũng sớm bong tróc khiến chúng trông như bị "ghẻ".
Thậm chí, trước đó, từng xuất hiện những hình ảnh cho rằng iPhone 5 còn bị cong vênh khi bỏ vào trong túi quần, thế mới thấy, những thói quen tưởng chừng như "vô hại", lại có thể tàn phá chiếc smartphone tới như vậy.
Những thói quen tai hại đang
Do đó, nếu không muốn sớm chia tay "dế yêu", người dùng cần tử bỏ ngay những thói quen xấu ở trên. Ngoài ra, điều này không chỉ giúp cho bạn bảo vệ máy - một tài sản cố định theo người, mà còn tập cho bạn những lối sống khoa học, hợp lí.
» Điện thoại đời cũ đua nhau giảm giá sốc
» Smartphone của các ông lớn ngày ấy và bây giờ
» Samsung đình chỉ một nhà cung cấp Trung Quốc
Theo genk
Bình luận