Các nhà khoa học đã có bằng chứng từ năm 2013 cho việc nước từng chảy trên sao Hỏa khi tàu thăm dò Curiosity của NASA tìm thấy những viên đá cuội tròn và mịn trên bề mặt sao Hỏa, giống như những viên đá được tìm thấy trong những dòng sông trên Trái Đất.
Sự tồn tại của hồ và châu thổ trên sao Hỏa
Gần đây, tàu thăm dò này phát hiện ra rằng, miệng hố Jezero từng ngập nước và từng là nơi tồn tại của một vùng châu thổ xa xưa.
Một tài liệu năm 2021 về sứ mệnh của tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA tiết lộ chi tiết hơn về quá khứ từng tồn tại nước của Jezero.
Những hình ảnh của tàu thăm dò trên cho thấy "những dốc dựng đứng bên trong vùng châu thổ này, được hình thành từ trầm tích như cát, sạn bùn tích tụ qua thời gian tại cửa sông, giúp hình thành miệng hố cách đây một thời gian dài", NASA cho hay.
Trao đổi về nghiên cứu này, Nicolas Mangold, nhà khoa học giám sát tàu thăm dò Perseverance, đồng thời là chủ nhiệm của tài liệu trên đã gọi phát hiện này là "một quan sát quan trọng giúp chúng tôi có thể xác nhận sự hiện diện của hồ nước và châu thổ ở Jezero".
Động đất trên sao Hỏa
Tháng 7/2021, các nhà khoa học đã phát hiện ra những thông tin chi tiết về cấu tạo của sao Hỏa nhờ tàu thăm dò Insight của NASA.
Tàu thăm dò này hạ cánh trên sao Hỏa năm 2018 và được trang bị một địa chấn kế để đo những rung động dưới lòng đất trên hành tinh này. Kết quả là địa chấn kế này đã ghi nhận những rung chấn đầu tiên trên sao Hỏa. Từ dữ liệu của Insight, các nhà nghiên cứu cho rằng lớp vỏ của sao Hỏa có thể dày từ 19 – 37 km. Lớp vỏ cả Trái Đất dày gần gấp đôi sao Hỏa với số liệu đo được là từ một vài km tới hơn 72km.
Theo NASA, 3 tài liệu dựa trên dữ liệu của địa chấn kế công bố trên Science "đã cung cấp những thông tin chi tiết về chiều sâu và các thành phần của lớp vỏ, lớp mantle và lõi sao Hỏa, trong đó có thông tin xác nhận rằng trung tâm của hành tinh này là kim loại nóng chảy. Lõi bên ngoài của Trái Đất là kim loại nóng chảy, trong khi lõi bên trong ở thể rắn. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu của Insight để xác định liệu sao Hỏa có giống như vậy hay không".
Các nhà khoa học hiện cho rằng lõi sao Hỏa nóng chảy nhưng vẫn chưa khẳng định liệu phần lõi bên trong của sao Hỏa có ở thể rắn như Trái Đất hay không.
Phun trào siêu núi lửa
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra bằng chứng của hàng nghìn vụ "siêu phun trào" - những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất từng được biết tới trên sao Hỏa.
Họ đã nghiên cứu địa hình và thành phần khoáng chất của một phần trên khu vực Arabia Terra ở bán cầu bắc của sao Hỏa.
Một tài liệu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào tháng 7/2021 đã vẽ ra một bức tranh sống động như sau: "Hơi nước, carbon dioxide và sulfur dioxide phun trào vào không khí, những vụ nổ như vậy đã xé toạc bề mặt sao Hỏa trong 500 triệu năm cách đây 4 tỷ năm”.
Sự tồn tại của nước ngầm
Các mẫu đá trên sao Hỏa đã cung cấp các bằng chứng về nước ngầm - một dấu hiệu tiềm năng cho sự tồn tại của các vi sinh vật - có lẽ từng được tìm thấy trên sao Hỏa trong một thời gian dài.
Tàu thăm dò Perseverance của NASA đã thu thập các mẫu đá đầu tiên từ miệng hố Jezero vào đầu tháng 9 và những kết quả đã khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc.
"Những mẫu đá đầu tiên như thể tiết lộ về một môi trường ổn định có tiềm năng cho sự sống. Việc phát hiện ra nước từng tồn tại ở đây trong thời gian dài có ý nghĩa quan trọng", nhà khoa học Ken Farley đánh giá.
Bão cát làm khô cạn sao Hỏa
Những cơn bão cát "đóng vai trò lớn trong việc làm khô cạn" sao Hỏa, NASA cho biết vào tháng 8/2021.
Các nhà khoa học cho rằng cách đây hàng tỷ năm, sao Hỏa từng tồn tại nhiều nước hơn nhiều so với hiện nay, song vẫn chưa chắc chắn về lý do lượng nước này đã biến mất.
Tuy nhiên, sử dụng 3 tàu thăm dò, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lý do: Đó là những cơn bão đã làm ấm vùng cao của khối khí lạnh. Khi lên tới những khu vực cao hơn của sao Hỏa, nơi bầu khí quyển mỏng hơn, các phân tử nước trở nên dễ tổn thương trước bức xạ cực tím, vốn phá vỡ chúng thành các thành phần nhẹ hơn là hydro và oxy".
Bình luận