(VTC News) – Ngày 13/10, trại “Tranh biện toàn quốc” đầu tiên đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của 40 sinh viên tài năng.
Là lần đầu tiên được tổ chức, trại tập hợp những gương mặt thanh niên xuất sắc nhất toàn quốc về tranh biện, nhằm bàn thảo, thi đấu quanh chủ đề “Thanh niên và quá trình trưởng thành”.
Trại được coi là tiền đề để đưa tranh biện tiếp cận với đông đảo thanh niên Việt Nam, giúp thanh niên tìm hiểu sâu và nắm vững về tranh biện.
Với 40 gương mặt thanh niên tới từ 30 trường đại học trên toàn quốc, “Trại Tranh biện” xây dựng các hoạt động đào tạo tranh biện và tư duy phản biện xoay quanh chủ đề “Thanh niên và Quá trình trưởng thành”.
Trong suốt 6 ngày diễn ra trại tranh biện (13-18/10), 40 gương mặt thanh niên tham gia trại sẽ được đào tạo chuyên sâu tại các lớp học về “Tranh biện Cơ bản, Tranh biện Nâng cao, Luyện tập tranh biện theo nhóm hỗn hợp”.
Các chủ đề tranh biện nhỏ cho các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao này sẽ trải rộng theo các đề tài nóng của xã hội như: công ăn việc làm, giáo dục giới tính, gia đình và trường học...
Các lớp học chuyên sâu này được tổ chức nhằm tăng cường năng lực tranh biện và tư duy phản biện cho người tham gia, từ đó xây dựng tư duy sắc bén và thiết lập quan điểm vững chắc.
Những ngày cuối cùng của trại dành cho giải đấu tranh biện cho thanh niên 3 miền, chung kết vào ngày 18/10.
Bên cạnh đó, trại Tranh biện đồng thời quy tụ nhiều huấn luyện viên đến từ những lĩnh vực như Tâm lý học, Triết học, Nghệ thuật, Ngôn ngữ học, Phát triển cộng đồng, Khoa học thông tin… giúp đem lại cái nhìn đa chiều về những vấn đề cần lưu tâm với thế hệ trẻ khi họ bước vào ngưỡng cửa trưởng thành.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT chia sẻ: “Chúng tôi muốn nâng cao năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện, khả năng quan sát, đưa quan điểm, lập luận và bảo vệ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội. Đây vốn vẫn được coi là điểm yếu của thanh niên Việt Nam khi bước ra thế giới”.
Đồng thời, là người đầu tiên đưa Tranh biện vào Việt Nam, chị Vũ Thị Mỹ Hạnh, người sáng lập và quản lý chương trình giáo dục Vietnam Y2D cho biết: “Giá trị xa hơn của tranh biện chính là khi thế hệ trẻ có khả năng đọc hiểu thông tin, định hình và thách thức những giá trị không bền vững. Với tư duy hình thành từ tranh biện, họ sẽ trở thành những công dân mạnh mẽ và có trách nhiệm, tham gia hiệu quả vào việc thiết kế và thực thi những giải pháp bền vững hơn.”
Vân Anh
Là lần đầu tiên được tổ chức, trại tập hợp những gương mặt thanh niên xuất sắc nhất toàn quốc về tranh biện, nhằm bàn thảo, thi đấu quanh chủ đề “Thanh niên và quá trình trưởng thành”.
Trại được coi là tiền đề để đưa tranh biện tiếp cận với đông đảo thanh niên Việt Nam, giúp thanh niên tìm hiểu sâu và nắm vững về tranh biện.
Mô hình một cuộc thi tranh biện tại ĐH FPT |
Trong suốt 6 ngày diễn ra trại tranh biện (13-18/10), 40 gương mặt thanh niên tham gia trại sẽ được đào tạo chuyên sâu tại các lớp học về “Tranh biện Cơ bản, Tranh biện Nâng cao, Luyện tập tranh biện theo nhóm hỗn hợp”.
Các chủ đề tranh biện nhỏ cho các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao này sẽ trải rộng theo các đề tài nóng của xã hội như: công ăn việc làm, giáo dục giới tính, gia đình và trường học...
Các lớp học chuyên sâu này được tổ chức nhằm tăng cường năng lực tranh biện và tư duy phản biện cho người tham gia, từ đó xây dựng tư duy sắc bén và thiết lập quan điểm vững chắc.
Những ngày cuối cùng của trại dành cho giải đấu tranh biện cho thanh niên 3 miền, chung kết vào ngày 18/10.
Bên cạnh đó, trại Tranh biện đồng thời quy tụ nhiều huấn luyện viên đến từ những lĩnh vực như Tâm lý học, Triết học, Nghệ thuật, Ngôn ngữ học, Phát triển cộng đồng, Khoa học thông tin… giúp đem lại cái nhìn đa chiều về những vấn đề cần lưu tâm với thế hệ trẻ khi họ bước vào ngưỡng cửa trưởng thành.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT chia sẻ: “Chúng tôi muốn nâng cao năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện, khả năng quan sát, đưa quan điểm, lập luận và bảo vệ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội. Đây vốn vẫn được coi là điểm yếu của thanh niên Việt Nam khi bước ra thế giới”.
Đồng thời, là người đầu tiên đưa Tranh biện vào Việt Nam, chị Vũ Thị Mỹ Hạnh, người sáng lập và quản lý chương trình giáo dục Vietnam Y2D cho biết: “Giá trị xa hơn của tranh biện chính là khi thế hệ trẻ có khả năng đọc hiểu thông tin, định hình và thách thức những giá trị không bền vững. Với tư duy hình thành từ tranh biện, họ sẽ trở thành những công dân mạnh mẽ và có trách nhiệm, tham gia hiệu quả vào việc thiết kế và thực thi những giải pháp bền vững hơn.”
Vân Anh
Bình luận