Hàm lượng đường vượt quá mức cho phép sẽ kích hoạt sự phân chia tế bào, làm tăng kích thước và mức độ chất béo trong gan, khiến gan bị nhiễm mỡ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Soda: Tiêu thụ quá nhiều đồ uống giải khát cũng như các loại đồ uống và thực phẩm khác có hàm lượng cao fructose corn syrup (HFCS) có thể gây tổn thương gan.
Thức ăn nhanh là thực phẩm chứa nhiều chất béo, do đó nếu tiêu thụ quá nhiều lượng chất béo sẽ vượt quá khả năng xử lý của gan, dẫn đến tổn thương gan.
Tiêu thụ các loại động vật có vỏ sống, đặc biệt là hàu làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm gan A. Hàu và các loại hai mảnh vỏ khác, có thể tiếp xúc với nước bị ô nhiễm khi cho ăn và trở thành vật mang bệnh.
Bổ sung vitamin và khoáng chất bừa bãi: Nhóm thực phẩm này bao gồm các sản phẩm thảo dược, khoáng chất, vitamin và thực phẩm chức năng. Những thực phẩm này nếu không được bổ sung đúng cách có thể gây tổn thương chức năng gan.
Thức ăn đóng hộp được chế biến sẵn chứa rất nhiều thành phần không lành mạnh bao gồm chất bảo quản, chất nhũ hoá làm ngọt nhân tạo và chất tạo màu làm tăng gấp đôi lượng chất béo trong gan so với nhóm ăn thức ăn chưa qua chế biến.
Tiêu thụ quá mức các loại thịt đỏ có xu hướng khiến hàm lượng protein và chất béo cao, khiến gan có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ và chuyển hóa protein.
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan, hoặc viêm gan, thậm chí cả 3 vấn đề trên cùng một lúc. Uống nhiều rượu trong một thời gian dài làm phá hủy mô gan, gây ra sẹo, làm cản trở khả năng hoạt động của nó.
Thức ăn mặn có hàm lượng natri vượt quá mức cho phép, dẫn đến lưu giữ chất lỏng dư thừa trong gan và ức chế hoạt động của gan gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Tiêu thụ quá nhiều protein trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan và thận. Các protein trong thực vật khó tiêu hóa hơn protein động vật khiến thận và gan làm việc quá tải có thể gây ra các bệnh về gan hoặc dẫn đến rối loạn chức năng não và hệ thần kinh.
Bình luận