Mới chỉ học hết lớp 7 và chưa qua bất kì một trường lớp cơ khí chuyên nghiệp nào, anh Hà Văn Hồng (thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đã chế tạo thành công chiếc máy bừa điều khiển từ xa, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân trong hoạt động sản xuất.
Để giảm bớt vất vả trong khâu băm cỏ chăn nuôi bò cũng như tránh lãng phí cỏ, anh Nguyễn Văn Xưởng (SN 1976, ở thôn 1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã chế tạo thành công chiếc máy băm cỏ có công suất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Với niềm đam mê chế tạo và kiến thức đã học tại trường, chàng sinh viên trẻ đến từ trường Đại học Công nghiệp 4 TP.HCM, Trương Công Hoàng đã chế tạo thành công máy bóc vỏ trứng tự động với công suất 3000 quả mỗi giờ.
Tuy mới chỉ học hết lớp 9 và không qua bất kỳ một trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nào nhưng ông Quynh đã tự chế ra hàng loạt loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Những sợi xơ dừa cứng, mỏng khác nhau, sợi ngắn, sợi dài không đồng nhất tưởng chỉ có thể xe thủ công bằng tay, giờ được thay thế bằng máy nhờ sáng chế máy se sợi dừa 8 trục của ông Liêm (SN 1970, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
Nhằm vơi bớt khó khăn trong công việc của mình, anh Nguyễn Đức Toàn (phường Cam Lợi, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã tự mình chế tạo thành công chiếc máy cưa hai lưỡi mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Chứng kiến cảnh các em học sinh trong những gia đình gặp khó khăn về kinh tế vẫn phải học bài bên những chiếc đèn dầu khi về đêm, thầy giáo Phạm Công Danh (Châu Thành, Nghệ An) đã chế tạo ra chiếc máy phát điện 2 trong 1, giúp người dân những nơi chưa có điện lưới quốc gia có thể sử dụng điện với chi phí thấp.
Giờ đây công việc cuốc đất, rạch hàng, tỉa hoặc gieo hạt trên những cánh đồng Quảng Nam sẽ vơi bớt khó khăn mỗi khi mùa vụ về, khi ông Dũng chế tạo thành công chiếc máy cày đa năng vừa có thể cày, vừa rọc hàng, gieo hạt... mang lại lợi ích to lớn trong hoạt động sản xuất tại địa phương.
Phun thuốc trừ sâu là công việc bắt buộc đối với người trồng lúa vừa vất vả lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng với máy phun thuốc điều khiển từ xa của anh Trần Thanh Tuấn (ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang), công việc này đã dễ dàng và bớt nguy hiểm hơn.
Từ những vật liệu đơn giản như động cơ máy bơm nước bỏ đi, lưỡi dao... anh Phạm Văn Hoan (xóm 4 Bắc Lâm, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã chế tạo thành công chiếc máy thái đa năng có thể thay thế cả chục lao động.
Đó là anh Nguyễn Văn Huỳnh (SN 1993, thôn Đại Thịnh, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), “cha đẻ” của bếp nóng lạnh Huỳnh Phát. Nhờ sáng chế này mà mỗi năm anh Huỳnh thu về cả tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 30 lao động.
Với niềm đam mê sáng chế từ khi ngồi trên ghế nhà trường, anh Trần Văn Tình (xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đã có nhiều sản phẩm hữu ích đặc biệt là máy xúc và quạt lúa.
Trong 3 ngày từ 11 – 13/10, tại TP.HCM sẽ diễn ra Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành y tế với chủ đề “Giải pháp môi trường cho bệnh viện và phòng khám”.
Thay vì phải mất cả một ngày công để tuốt được một gùi bắp, thì nay với chiếc máy tuốt bắp của ông K’Să Ha Tang (thôn 1, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), trong một giờ có thể tuốt được 1 tấn bắp, mang lại lợi ích lớn cho sản xuất.
Hãng tin AFP của Pháp, tờ Straits Times của Singapore đều từng có lời ca ngợi ông Trần Quang Thiều (xã Văn Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội) là người có công giúp nông dân Việt Nam tiêu diệt mối đe dọa với mùa vụ, khi ông chế tạo ra chiếc bẫy chuột hình bán nguyệt.
Với mong muốn khắc phục những nhược điểm hiện có của các mô hình máy rửa xe tự động, bán tự động trên thị trường, giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội cùng các sinh viên đã chế tạo thành công trạm rửa xe máy tự động với giá thành rẻ, hiệu quả vận hành cao.
Là một nông dân chân chất, mới chỉ học hết lớp 8 và chưa qua bất kỳ một trường lớp chuyên nghiệp nào về cơ khí, nông dân Phan Ngọc Tấn (SN 1959, ở tổ dân phố 3, phường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum) đã chế tạo thành công chiếc máy xới đa năng giúp ích lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy chỉ học hết lớp 6, chưa qua một trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nào, nhưng anh Pham Thanh Liêm (43 tuổi, ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) đã chế ra hàng loạt máy nông nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
So với máy dệt thủ công, công suất dệt của máy do ông Trần Văn Phong (54 tuổi) và ông Đặng Văn Nguyên (62 tuổi), ở thôn 7, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) sáng chế cao gấp sáu lần, giúp cho bà con nông dân bớt vất vả với nghề dệt chiếu.
Với chiếc máy do ông Quách Văn Hôm (thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) sáng chế có thể xúc cả lúa lan trên sân hoặc xúc lúa trên sàn lò sấy giúp ích to lớn cho bà con nông dân trong sản xuất.
Ông Lâm Văn Thắng (SN 1950, ấp Tân Lập, xã Tân Thuận, huyện Bến Cầu -Tây Ninh) và anh Trần Quốc Trung (SN 1964, Tây Ninh) với niềm đam mê sáng chế đã chế tạo thành công máy diệt rầy mang lại lợi ích to lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Vì thương vợ con quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mỗi khi vào vụ cấy, ông Lê Mậu Trạch và Lê Niên Việt (thôn Tuyên Hóa, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) đã chế tạo thành công máy cấy lúa 9 hàng với tên gọi ĐA2.
Với việc tận dụng những phế phẩm như lõi ngô, bã mía, trấu, xơ dừa, mùn cưa, ông Trần Văn Lượng (SN 1968, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã chế tạo thành công những viên gạch siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Thấu cảm sự vất vả của công việc đồng áng, chàng kỹ sư 8x Lương Nguyễn Bảo Phong (SN 1984, phường Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) đã không ngừng nghiên cứu, chế tạo ra nhiều loại máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của nông dân, trong đó đặc biệt phải kể đến máy tuốt đậu phộng.
Chứng kiến cảnh hạt điều hỏng phải bỏ đi do bà con nông dân không kịp thu hoạch, anh Ngô Ngọc Quang (SN 1972, xã Tiến Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã sáng chế ra máy vặt hạt điều công suất lớn, giúp ích rất lớn cho nông dân trong quá trình thu hoạch điều.
Từng học Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Cửu Long, chuyên ngành cơ khí nông nghiệp nhưng anh Nguyễn Văn Đế (SN 1970, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) không theo nghề mà trở lại quê làm ruộng, trong những năm vất vả bên đồng ruộng, sáng chế máy đắp bờ của anh đã ra đời.
Năm vừa qua, anh Đỗ Văn Đô (SN 1982, ấp Bắc Trang, xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) đã chế tạo thành công máy hút, thổi nguyên liệu rời – sáng chế vinh dự trở thành Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia.
Sau nhiều năm tự tìm tòi, chế tạo, ông Nguyễn Linh (tổ 9, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), dân làng hay gọi là ông “Linh điên” đã cho ra đời máy gọt khoai mì giúp ích lớn cho hoạt động sản xuất của nông dân.
Quá trình đào rãnh, lên liếp trong canh tác hoa màu đã không còn khó khăn khi máy đào rãnh và lên liếp của anh Lê Hoàng Giang (SN 1978, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) ra đời phụ giúp công việc sản xuất nông nghiệp của nông dân.