Trước tình trạng mưa nắng thất thường và thiếu không gian phơi cà phê, ông Đặng Văn Bảy đã sáng chế ra chiếc máy sấy nông sản dùng công nghệ nhiệt sinh khối đầu tiên của Việt Nam giúp ích rất lớn trong quá trình sản xuất của nông dân.
Cả ngày cứ quanh quẩn với thái rau, trộn thức ăn cho vật nuôi là hết buổi, gây lãng phí thời gian lao động khiến anh Tiền quyết tâm chế tạo ra chiếc máy thái rau giúp cho công việc chăn nuôi dễ dàng hơn.
Lúa đổ gây khó khăn cho việc gặt lúa luôn là nỗi lo mỗi khi vụ thu hoạch về, nhưng với chiếc máy thu hoạch lúa đổ của ông Nguyễn Văn Hứng, điều đó đã đơn giản hơn nhiều.
Vốn là một nông dân chưa từng qua một lớp đào tạo cơ khí chuyên nghiệp nào, nhưng ông Nguyễn Cao Thượng (sinh năm 1966, ngụ ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) đã sáng chế ra chiếc máy đa năng “2 trong 1” vừa có thể phun thuốc sâu, vừa sạ lúa rất hữu ích.
Chiếc máy cày từ lâu đã trở nên thân thuộc với người nông dân, nhưng chiếc máy cày mini chuyên dụng cho ruộng bậc thang lại là một phát minh hoàn toàn mới.
Rời bỏ công việc với mức thu nhập ổn định tại thành phố nhộn nhịp, anh Trần Văn Hảo (28 tuổi, thôn Phước Hòa 4, xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) quyết định về quê lập nghiệp với nghề chế tạo máy nông nghiệp giúp đỡ bà con nông dân.
Học chuyên ngành chính là điện tử, nhưng với niềm đam mê cơ khí của mình anh Nguyễn Văn Ngọc (SN 1988, xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), đã sáng chế ra hàng loạt máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thu về hàng trăm triệu đồng.
Năm 2011, anh Phan Công Sỹ (xóm 7, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) không may bị máy cắt lúa cắt đứt 3 ngón tay ở bàn tay phải, chỉ với 7 ngón tay còn lại anh vẫn tạo ra được những chiếc máy cày 4 trong 1 vô cùng tiện ích.
Mới chỉ học hết lớp 8 và làm nghề sửa chữa xe máy, nhưng nông dân Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã chế tạo nhiều loại máy móc rất hữu ích cho công việc đồng áng.
Qua bàn tay chế tạo của anh Trần Đại Nghĩa (thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình) thì công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vô cùng vất vả của người nông dân – cấy lúa đã vô cùng nhẹ nhàng với chiếc máy cấy không động cơ.
Chỉ mới học hết lớp 9, song với sự đam mê máy móc, ham tìm tòi, anh Nguyễn Phú Thạnh (49 tuổi, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã sáng chế thành công hệ thống phun thuốc, tưới cây, điều khiển bằng điện thoại di động “có một không hai” ở miền Tây.
Sáng chế máy cày điều khiển từ xa của chàng bác sỹ tương lai đã giúp những người nông dân không cần phải vất vả lội bùn, đi từng bước theo chiếc máy cày như ngày trước nữa.
Ông Trần Công Nẻo (58 tuổi, thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang) chế tạo ra hàng loạt máy lột vỏ, tách hạt bắp giúp nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất.
“Vua lò sấy” là tên gọi mà người dân miền Tây đặt cho ông Năm Nhã khi ông chế tạo ra hàng loạt loại máy sấy lớn nhỏ được ưa chuộng ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước, thậm chí là cả ở Campuchia.
Với đôi bàn tay khéo léo, anh Trịnh Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hoà (Dầu Tiếng, Bình Dương), đã biến những chiếc tủ lạnh hỏng thành chiếc máy có công dụng trái ngược - máy ấp trứng.
Mới đây, sáng chế chân robot hỗ trợ người khuyết tật của cậu bé Nguyễn Nhật Lâm, học sinh lớp12A2 Trường THPT Nguyễn Huệ (Phú Long, Kỳ Phú, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã giành Giải ba Cuộc thi Thanh thiếu niên, nhi đồng do Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam tổ chức.
Là học sinh lớp 11, trường THPT Gia Hội, TP. Huế, Nguyễn Quang Tuệ và Lê Thành Đạt với niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã chế tạo thành công đèn ngủ bắt muỗi có tính ứng dụng cao.
Đây là sáng chế của Nguyễn Hải Đăng (27 tuổi, ngụ khóm 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi), chàng thanh niên 9x từng bỏ học đi phượt, đem về hàng trăm triệu mỗi năm.
Hai em Giang Quốc Hoàn và Đỗ Hữu Toàn lớp 12A, Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình với niềm đam mê khoa học, đã tìm hiểu và chế tạo thành công robot thí nghiệm hóa học, góp phần thay thế con người trong quá trình tiến hành các thí nghiệm hóa học.
Thiết bị độc đáo này sẽ đối chiếu với dữ liệu chuẩn để đưa ra cảnh báo cho người sử dụng thiết bị và gửi thông tin cho những số điện thoại đã cài đặt khi giám sát nhịp tim, nồng độ oxy trong máu.
Sản phẩm độc đáo này do ông Thái Văn Âu ở Thôn Ú, Ma Nới, Ninh Sơn, Ninh Thuận phát minh, chiếc máy bóc vỏ lụa, mày hạt bắp đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân nơi đây.
Anh Trần Văn Phương (Bắc Giang) từ kinh nghiệm thực tế đã sáng chế ra chiếc máy thái rau, củ, quả kiểu đứng với nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án Robot mô phỏng hóa hành động của Diệp Gia Đăng và Phạm Trung Hiếu, học sinh trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ đã đạt giải nhất tại cuộc thi Khoa học kĩ thuật Quốc gia 2018.
Sản phẩm này do anh Trần Huỳnh Long (Tiền Giang) sáng chế, máy có thể thay thế lao động thủ công để làm đẹp trái hồng xiêm trước khi bán ra thị trường.