Theo đó, kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2017 đã được tổ chức vào các ngày 22, 23, 24/6/2017 theo đúng phương án Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tháng 9 năm 2016.
Tổ chức một loại cụm thi
Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi duy nhất, không phân biệt cụm thi cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và cụm thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Các điểm thi được tổ chức tại các trường và liên trường phổ thông của tỉnh. Từ 4 đợt thi trước đây, nay chỉ còn 1 đợt thi duy nhất; những năm trước đây để lấy kết quả xét tuyển vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) thí sinh phải đến các thành phố lớn để dự thi, nay lần đầu tiên thí sinh có thể dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ tại địa phương.
Vì vậy, kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh và xã hội, đạt được mục tiêu và yêu cầu đổi mới công tác thi/tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cụm thi, các trường ĐH, CĐ tham gia phối hợp thực hiện công tác tổ chức
Đây là lần đầu tiên các sở GD-ĐT chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong tất cả các khâu tổ chức kỳ thi với hai mục đích. Để hỗ trợ cho địa phương, Bộ GD-ĐT điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường ĐH và các trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên về các địa phương tham gia tổ chức kỳ thi; mỗi phòng thi đều có 1 cán bộ, giảng viên trường ĐH, CĐ làm công tác coi thi cùng với một giáo viên THPT/GDTX tại địa phương.
Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa địa phương và các trường ĐH, CĐ là yếu tố quan trọng quyết định độ tin cậy của kết quả kỳ thi.
Tổ chức thi theo bài và áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan hầu hết các bài thi
Trong kỳ thi, tổ chức thi 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; riêng thí sinh giáo dục thường xuyên chỉ thi Lịch sử, Địa lí).
Tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là lần đầu tiên nước ta tổ chức thi theo bài và có dạng bài thi tổ hợp gồm nhiều môn học và cũng là lần đầu tiên, môn Giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi.
Việc thi theo bài và thi trắc nghiệm khách quan hầu hết các bài thi là phương thức hiệu quả để ngăn chặn tình trạng quay cóp và các gian lận, tiêu cực khác trong phòng thi.
Tổ chức thi theo phương thức này còn đặt ra yêu cầu học sinh học đều chương trình, tránh học tủ, học lệch góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
Thời gian thi rút ngắn
Theo phương thức tổ chức thi mới, thí sinh có thể thi nhiều môn hơn những thời gian rút ngắn hơn trước. Trước đây, kỳ thi được tổ chức trong 4 ngày, nay rút ngắn xuống còn 2,5 ngày. Lịch thi các bài thi, thời gian làm bài giữa các môn thi thành phần được sắp xếp tối ưu để thí sinh có thể làm bài với tinh thần thoải mái nhất
Việc thi theo bài và thi trắc nghiệm khách quan hầu hết các bài thi là phương thức hiệu quả để ngăn chặn tình trạng quay cóp và các gian lận, tiêu cực khác trong phòng thi. Tổ chức theo phương thức này còn đặt ra yêu cầu học sinh học đều chương trình, tránh học tủ, học lệch góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi trắc nghiệm có một mã đề thi riêng
Để thực hiện điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa. Ngay từ khi phương án thi được thống nhất, Bộ đã thành lập các tổ biên soạn câu hỏi thi. Sau đó, tiến hành thử nghiệm, chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa vào Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, phục vụ xây dựng đề thi chính thức cho kỳ thi.
Bộ đã huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên đại học có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm thi kiểm tra đánh giá và có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo mật tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi để xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được xây dựng và hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Câu hỏi thi bao quát chương trình lớp 12
Ma trận đề thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án thi, theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Căn cứ ma trận đề thi, Bộ GDĐT đã tổ chức thử nghiệm câu hỏi thi với thí sinh ở các vùng miền khác nhau để chuẩn hóa. Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 vào ngày đầu tháng 10/2016; 14 đề thi thử nghiệm vào tháng 01/2017; bộ đề thi tham khảo theo bài thi vào ngày 14/5/2017, làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi.
Video: học sinh ngủ quên, giáo viên đến trường đón đi thi
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi
Kết quả của kỳ thi được sử dụng cho hai mục đích nên hệ thống phần mềm phục vụ công tác thi và tuyển sinh được xây dựng liên thông sử dụng cùng cơ sở dữ liệu. Đặc biệt năm nay thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 vào các trường ĐH, CĐ cùng lúc với đăng ký dự thi nên hệ thống phần mềm quản lý thi và tuyển sinh đã được hoàn thiện rất sớm.
Bộ GD-ĐT đã tổ chức quán triệt quy chế, triển khai tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi cho các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng và các trường ĐH được giao phối hợp tổ chức thi.
Bình luận