Mới chỉ học hết lớp 8 và làm nghề sửa chữa xe máy, nhưng nông dân Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã chế tạo nhiều loại máy móc rất hữu ích cho công việc đồng áng.
Qua bàn tay chế tạo của anh Trần Đại Nghĩa (thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình) thì công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vô cùng vất vả của người nông dân – cấy lúa đã vô cùng nhẹ nhàng với chiếc máy cấy không động cơ.
Nửa cuộc đời gắn bó với cây chè khiến một người nông dân ở Tuyên Quang dù chưa từng qua một lớp đào tạo về cơ khí nào, nhưng vẫn sáng chế, cải tiến nhiều loại máy móc mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè.
Sáng chế máy cày điều khiển từ xa của chàng bác sỹ tương lai đã giúp những người nông dân không cần phải vất vả lội bùn, đi từng bước theo chiếc máy cày như ngày trước nữa.
Sinh ra tại vùng quê Phú Yên đầy nắng và gió, từ thời còn đi học, anh Phạm Mã Nhi (phường 6, TP Tuy Hòa) đã nung nấu ước mơ biến gió thành năng lượng phục vụ cho con người, do đó chiếc máy bơm chạy bằng sức gió đã ra đời, được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN cấp bằng sáng chế.
Vua sáng chế là tên gọi mà người dân ở thôn Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương dùng để gọi ông Nguyễn Văn Chế bởi nhiều sáng chế máy móc của ông phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Đó là chủ đề của Cuộc thi Sáng chế 2018 vừa được công bố vào sáng 16/8 tại Hà Nội nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp kỹ thuật cải thiện cuộc sống cộng đồng ở Việt Nam.
Ngày 5/8 vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra vòng chung kết của cuộc thi với chủ đề giải quyết các vấn đề xã hội như giải cứu đại dương, giải cứu rừng… dành cho học sinh.
Dù mang lại năng suất gieo trồng tăng gấp 5 lần so với gieo hạt thủ công nhưng máy gieo hạt tự động của một nhóm sinh viên ở Nghệ An lại có chi phí đầu tư chỉ bằng 1/3 so với các sản phẩm trên thị trường.
Mới đây, sáng chế chân robot hỗ trợ người khuyết tật của cậu bé Nguyễn Nhật Lâm, học sinh lớp12A2 Trường THPT Nguyễn Huệ (Phú Long, Kỳ Phú, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã giành Giải ba Cuộc thi Thanh thiếu niên, nhi đồng do Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam tổ chức.
Sau quá trình mày mò, sáng chế, ông Huỳnh Văn Bé đã sáng chế thành công máy sấy muối đảm bảo an toàn thực phẩm với giá thành thấp hơn nhiều lần so với máy cùng công dụng trên thị trường.
Là gương mặt duy nhất của tỉnh Nghệ An được tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần thứ IX năm 2018”, Nguyễn Anh Quý (35 tuổi, xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An) đã có nhiều sáng chế máy móc giúp tăng năng suất, giảm sức lao động.
Mới đây, tại cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới (WICO) năm 2018, đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành được giải thưởng trên cả 4 lĩnh vực dự thi.
3 cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội vừa sáng chế thành công áo khoác túi khí đặc biệt vừa có tác dụng bảo vệ người lái xe máy khi gặp va chạm, vừa có tác dụng chống nắng với giá 2 triệu đồng.
Con người có thể tự kiểm tra sức khỏe của mình ngay trong nhà vệ sinh nhờ vào loại bồn cầu thông minh có khả năng phân tích thành phần nước tiểu do các nhà nghiên cứu Anh phát triển.
Dựa trên những tiêu chí thiết kế không gian sáng tạo tại Mỹ và Israel, Innovation Center của Vinschool là Trung tâm thực nghiệm sáng tạo dành cho học sinh phổ thông đầu tiên được xây dựng tại Vinschool The Harmony với mong muốn thúc đẩy năng lực sáng tạo, sáng chế của học sinh, tạo môi trường nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học và công nghệ.
Anh Phạm Hồng Thắm (41 tuổi, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, máy cưa CD tự động là một trong những chiếc máy sẽ xuất qua châu Phi sau khi hoàn thành.
Màng bảo quản quả tươi từ nano bạc đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá thành rẻ và quan trọng hơn là không gây ngộ độc cho con người hay hủy hoại môi trường.
Đây là sáng chế của Nguyễn Hải Đăng (27 tuổi, ngụ khóm 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi), chàng thanh niên 9x từng bỏ học đi phượt, đem về hàng trăm triệu mỗi năm.
Vốn theo nghiệp boxing, bị chấn thương trong khi thi đấu phải giải nghệ, về quê gắn bó với ao cá, anh Vũ Duy Hào (Hưng Yên) đã sáng chế thành công mô hình “dòng sông nhân tạo”, từ đó mở ra hướng phát triển mới cho nghề cá Việt.
Thiết bị thăm dò giúp bảo trì ống cống này là sản phẩm do em Nguyễn Anh Quang và Trần Thị Minh Châu (trường THPT Nguyễn Huệ, Huế) nghiên cứu và chế tạo.
Trong khi bà con đang liêu xiêu vì giá tiêu, thì ông Trần Quang Sơn (45 tuổi, trú tại thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) lại bán được giá 500.000 đồng/kg tiêu đã qua sấy khô nhờ máy sấy tiêu sạch.
Với cơ chế hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả, chiếc máy phun thuốc trừ sâu đã giúp anh Trần Văn Phước (35 tuổi ở thôn Quảng Phượng, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định) bớt đi nhiều nặng nhọc trong việc chăm sóc lúa.
Đây là sáng chế hai em Phan Trường Anh Khôi và Nguyễn Công Huy, sản phẩm được đánh giá có tính ứng dụng dành cho những người không may bị khuyết cánh tay.