Đây không phải là sản phẩm máy gieo hạt tự động đầu tiên do sinh viên Việt Nam chế tạo. Trước đó, đầu năm 2017, sinh viên cơ khí lớp DCK 12 của Trường Đại học Phạm Văn Đồng - Phạm Thanh Phi (sinh năm 1993, Quảng Ngãi) cũng đã nghiên cứu và chế tạo được máy gieo hạt cải tự động với năng suất năng suất 14.400 hạt/giờ.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt mới lạ của sản phẩm máy gieo hạt tự động của nhóm của 5 sinh viên đến từ Khoa Điện tử, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (Nghệ An) này là yếu tố điều khiển từ xa.
Theo đánh giá của giảng viên Khoa Điện tử, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (Nghệ An) Nguyễn Trọng Nghĩa, việc ứng dụng điều khiển từ xa trong máy gieo hạt chính là “một ứng dụng công nghệ mới, khác với các sản phẩm hiện có trên thị trường”.
Với hệ thống được điều khiển từ xa thông qua phần mềm, máy sẽ làm thay người nông dân mọi công đoạn trong việc gieo hạt, từ rạch đất, gieo hạt, bón phân cho đến lấp đất. Trong đó, ở công đoạn gieo hạt, máy sẽ thả từ 1 – 2 hạt giống ở một vị trí, từ đó, giúp tiết kiệm nhiều thời gian của người lao động.
So sánh giá thành của máy so với các loại máy có cùng công dụng trên thị trường, sinh viên Bùi Minh Bình, trưởng nhóm sáng chế cho biết: Giá thành đầu tư máy chỉ khoảng 7 – 10 triệu, chỉ bằng 1/3 giá thành của các máy gieo hạt hiện có trên thị trường.
Sáng chế đã được hoàn thiện và ứng dụng thành công vào đầu năm 2018.
Bình luận