Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống rằng có khoảng hơn 9 triệu người khuyết tật cho đến đầu gối, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới tính đến năm 2016. Tuy nhiên, các loại chân giả hiện nay đều là chân cơ học, do đó, khi sử dụng người khuyết tật không điều khiển được.
Do đó, Lâm đã nghiên cứu, chế tạo ra một chiếc chân giả mà khi sử dụng người khuyết tật có thể điều khiển nó một cách dễ dàng.
Chỉ trong 2 tháng, sản phẩm hoàn chỉnh xuất phát từ ý tưởng đó của em đã ra đời. Là một mô hình khá phức tạp với bộ cảm biến có sẵn như cảm biến trong ngành y tế MG, bộ cảm biến sử dụng trong các loại máy ảnh EPU 650 và bộ cảm biến GPRS để xác định vị trí khi người gặp sự cố, máy được cấp nguồn điện từ pin dùng micro.
Người sử dụng có thể chọn một trong hai chế độ là điều khiển bằng cảm biến cơ hoặc điều khiển bằng cảm biến góc. Bên cạnh đó, với nút bấm cứu trợ khi được sử dụng, một tin nhắn chưa thông tin vị trí của người sử dụng sẽ được gửi đến số điện thoại của người thân đã được đặt sẵn.
Lâm chia sẻ: “Về hướng phát triển, em hy vọng sản phẩm chân robot hỗ trợ người khuyết tật sẽ được sử dụng tại các cơ sở y tế, cơ quan khoa học để có thể giúp cho những người khuyết tật thực hiện được các cử chỉ, hoạt động như người bình thường".
Bình luận