Viện Kiểm sát (VKS) đưa ra một loạt chứng cứ, tài liệu chứng minh bị cáo Phan Văn Vĩnh biết CNC vận hành game cờ bạc nhưng không chỉ đạo đấu tranh, triệt phá nên đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Vĩnh mức án 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù.
Do Phan Sào Nam tự nguyện nộp hơn 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo nên Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị xử lý bị cáo mức án thấp nhấp khung hình phạt là 6-7 năm tù cho 2 tội danh "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
Theo đại diện VKS, Dương không phải chịu tình tiết tăng nặng nào nên tổng hợp hình phạt là 11-13 năm tù cho cả 2 tội danh "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
Dù cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa liên tục phủ nhận CNC là công ty bình phong của C50 nhưng cấp dưới của ông này lại khẳng định đã đến dự lễ ra mắt Công ty bình phòng CNC.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh khai được Thứ trưởng Bộ Công an giới thiệu với "trùm cờ bạc" Nguyễn Văn Dương, trong khi đó bị cáo Nguyễn Thanh Hóa liên tục phản cung khi phủ nhận công ty CNC là công ty bình phong của C50.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh khai tại toà rằng đã sử dụng số tiền thu được từ việc bán cây cảnh để mua chiếc đồng hồ hiệu Rolex trị giá 1,1 tỷ đồng của Nguyễn Văn Dương.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương khai trong quá trình hợp tác làm ăn với Phan Sào Nam, bị cáo hàng chục lần biếu tiền 2 cựu tướng công an, tổng số tiền lên tới 50 tỷ đồng.
Theo lời khai của Nguyễn Văn Dương, trong trụ sở làm việc của Công ty CNC ở phố Hồ Giám (Hà Nội), có phòng làm việc treo biển tên Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa.
"Mẹ chúc con hãy vững vàng, hãy thành khẩn làm việc, cải tạo tốt. Trong con đường tiếp theo, con hãy tự tin. Mẹ không bao giờ trách con”, bị cáo Phan Thu Hương - dì ruột và cũng là người mẹ thứ hai của Phan Sào Nam nghẹn ngào căn dặn con trai.
Theo lời khai của Nguyễn Văn Dương, ông Phạm Quý Ngọ - cố Thứ trưởng Bộ Công an là người giới thiệu Công ty CNC hợp tác với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
"Tôi muốn nhắn lại với con tôi rằng, cháu mãi mãi là người con ngoan, học giỏi, tôi mong sau sự việc này, cháu nâng cao hiểu biết pháp luật để có thể tiếp tục cống hiến".
Khi luật sư hỏi về vợ con, Phan Sào Nam nghẹn ngào nói: "Vợ bị cáo đang phải ở nhà thuê, 3 con bị cáo được ông bà nuôi, nhà ở bị cáo đã bán hết để khắc phục hậu quả”.
Phan Sào Nam khai số tiền 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng ở Singapore là do người bạn trả lại số tiền vay trước đó của Nam và nguồn gốc số tiền này cũng do kinh doanh đánh bạc mà có.
Bị cáo Lưu Thị Hồng khai chỉ làm theo chỉ đạo của "ông trùm" Nguyễn Văn Dương ký vào các phụ lục của hợp đồng nhưng ở phụ lục cuối cùng, Hồng nhận thấy có dấu hiệu “rửa tiền” nên không ký.
Bị cáo Phạm Tuấn Anh khai "ông trùm" Nguyễn Văn Dương nói công ty đang làm giúp Tổng cục Cảnh sát một cổng game thử nghiệm để điều tra về không gian mạng và quán triệt toàn bộ nhân viên phải giữ bí mật.
Trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho rằng, việc cho phép sử dụng thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông để thanh toán cho dịch vụ game bài RikVip/Tip.Club thuộc phạm vi của Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước thì 2 cơ quan này lại phủ nhận.
Trong ngày làm việc thứ 5 (16/11), HĐXX tiếp tục thẩm vấn nhóm bị cáo có hành vi mua bán hóa đơn trái phép và giúp sức tổ chức đánh bạc xảy ra ở các công ty thanh toán trung gian.
Bị cáo Đỗ Bích Thủy cho rằng, sự thành đạt của Phan Sào Nam làm cho Thuỷ tin tưởng tuyệt đối nên đồng ý cho Nam mượn pháp nhân Công ty Nam Việt và tước bỏ quyền hỏi, quyền được biết của mình.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, Phan Sào Nam khai không nhớ có chi tiết Công ty ODS bàn giao máy chủ, đường truyền cho hai công ty Nam Việt và công ty của bị cáo.
Trong ngày hôm qua (14/11) bị cáo Trần Thiện Tiến phản cung nói được điều tra viên đọc cho viết nhưng đến hôm nay lại khai do mình bị ốm, uống nhiều thuốc nên đầu óc không tỉnh táo nên khai không đúng trước tòa.