• Zalo

Phan Sào Nam khai nguồn gốc 3,5 triệu USD gửi ở ngân hàng Singapore

Pháp luậtThứ Bảy, 17/11/2018 20:33:00 +07:00Google News

Phan Sào Nam khai số tiền 3,5 triệu USD gửi tại một ngân hàng ở Singapore là do người bạn trả lại số tiền vay trước đó của Nam và nguồn gốc số tiền này cũng do kinh doanh đánh bạc mà có.

Chiều 17/11, tại phiên tòa xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng, bị cáo Phan Sào Nam khai nhận, số tiền 3,5 triệu USD tại một ngân hàng ở Singapore là do người bạn trả lại số tiền vay trước đó của Nam và nguồn gốc số tiền này cũng do kinh doanh đánh bạc mà có. Nam cho biết còn nhờ người quen đứng tên mua 15 căn hộ tổng trị giá 150 tỷ đồng, nhờ bạn cất giữ vàng, USD tổng trị giá 680 tỷ đồng.

Phan Sao Nam

 Lực lượng cảnh sát dẫn giải bị cáo Phan Sào Nam vào hội trường phòng xử án. (Ảnh: Phạm Chiểu) 

Theo Phan Sào Nam, một trong những lý do phát triển game bài là vì kỳ vọng sẽ đi đầu trong lĩnh vực này. Bị cáo cho rằng trên thế giới có nhiều công ty công nghệ phát triển sản phẩm game và có những công ty doanh thu hơn 1 tỷ USD. 

"Ở Việt Nam, bị cáo biết đã cởi mở hơn về lĩnh vực này. Bị cáo và anh Nguyễn Văn Dương cũng thường xuyên trao đổi với nhau, bị cáo và anh Dương kỳ vọng mình là người đầu tiên đi đầu, phát triển game bài" - bị cáo Nam nói. 

Bên cạnh đó, bị cáo Nam khai, tỷ lệ ăn chia trên hợp đồng lợi nhuận từ game cờ bạc, Công ty CNC được hưởng 30%, Công ty của Phan Sào Nam hưởng 70% nhưng sau này Công ty CNC được hưởng 38%.

Phan Sao Nam1

Bị cáo Phan Sào Nam tại bục xét hỏi. (Ảnh: Phạm Chiểu) 

Sau đó, luật sư Hoàng Văn Hướng đề nghị HĐXX mời bố đẻ của Nam là ông Phan Tự Kiên lên để xác nhận về việc khi ông Kiên 5 tuổi là con liệt sĩ nên sau đó được nhà nước cho đi học ở nước ngoài.

Bước lên bục dành cho người tham gia tố tụng, ông Phan Tự Kiên nói rằng, vợ mình là một cán bộ thuộc Bộ Thương mại ngày xưa. Gia đình họ nội và ngoại của Phan Sào Nam đều là gia đình có công.

"Nếu kể về lịch sử cách mạng thì Nam là thế hệ thứ 4 trong gia đình. Trong đó, bố tôi (ông nội của Phan Sào Nam) là liệt sĩ anh hùng khi tôi mới 5 tuổi. Chính vì điều này, tôi được nhà nước cho đi học nước ngoài.

Sau khi học nước ngoài về, tôi đi làm ở một số đơn vị rồi quay về làm tại một tờ báo và học thêm về văn bằng 2. Trước khi nghỉ hưu, tôi là phó tổng biên tập một tờ báo ngành" - ông Kiên nói.

Tùng Lâm - Phạm Chiểu
Bình luận
vtcnews.vn