Trước lo ngại của dư luận về việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến lạm phát, tăng giá nhiều mặt hàng, tính toán của Chính phủ cho thấy việc tăng giá này chỉ tác động 0,07 - 0,09% tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019.
Văn phòng Chính phủ vừa phân công Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường cho phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Không phải vô cớ mà nhiều đề xuất của Bộ Tài chính gần đây bị dư luận phản ứng mạnh, dù cơ quan này cho rằng sự thay đổi là "phù hợp với thông lệ quốc tế" và "đạt được sự đồng thuận cao".
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, tăng thuế là nguồn để bù đắp lại nguồn thu ngân sách do thuế nhập khẩu xăng dầu ngày càng giảm.
Ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam) cho rằng, thuế môi trường tăng thì đương nhiên giá xăng sẽ tăng, sẽ ảnh hưởng đến thị trường, nhưng phải chấp nhận.
Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua, từ ngày 1/7/2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu sẽ tăng kịch khung theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội đã cho rằng, trong tình tình kinh tế đất nước hiện nay thì việc tăng thuế suất nhìn chung là không thuận, vì vậy nên không đồng ý với việc tăng khung thuế đối với xăng dầu.