Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm của Công ty TNHH Khải Đức (Khải Silk).
Bộ Công Thương cho biết sau khi kiểm định, các sản phẩm quảng cáo là “lụa” của Khaisilk làm bằng polyester và polyamide, hoàn toàn không có thành phần lụa.
Nếu bị truy tố tội danh buôn bán hàng giả, ông chủ của Khaisilk có thể sẽ chịu hình phạt lên đến 15 năm tù theo quy định của Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Dù bán với giá rất đắt, chuyên được mua để làm quà tặng vì được tiếng là lụa Việt Nam, nhưng thực chất, trong sản phẩm lụa của Khaisilk không hề có thành phần lụa.
Chiều 12/12, cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn mở cửa nhưng không bán hàng, toàn bộ sản phẩm của Khaisilk được mang đi hết: "Cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai giờ chỉ còn cái vỏ mà thôi".
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng, chuyển hồ sơ, vật chứng vụ Khaisilk mập mờ bán lụa Trung Quốc cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Cục Thuế Hà Nội cho biết, sau rà soát, cơ sở kinh doanh Khaisilk số 113 Hàng Gai (Hà Nội) đạt tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm 2017 hơn 14 tỷ đồng, đã nộp thuế hơn 200 triệu đồng.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình viết tâm thư, giám đốc đối ngoại Nguyễn Hữu Hiền ra thông báo cảnh báo với nhà đầu tư về 3 tin đồn khiến cổ phiếu HBC lao dốc, vốn hóa doanh nghiệp bốc hơi ngàn tỷ.
“Ban Chỉ đạo phòng, chống gian lận thương mại gồm nhiều cơ quan chứ không chỉ riêng bộ Công thương, bộ Công thương không né tránh trách nhiệm nhưng phải phân định rõ trách nhiệm của bộ với các bộ ngành, và giữa cơ quan trung ương với các địa phương", Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nói.
Theo Tổng cục Hải quan, giá mỗi chiếc khăn lụa Trung Quốc nhập về Việt Nam trung bình chỉ khoảng 28.000 đồng, trong khi đó, những chiếc khăn được Khaisilk bóc mác, dán nhãn 'Made in Vietnam' đều bán với giá không dưới nửa triệu đồng.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm.
Ngày 2/11, Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết đang yêu cầu các phòng, bộ phận chuyên môn liên quan tiến hành rà soát quá trình nộp thuế của doanh nghiệp Khaisilk trong thời gian qua.
Từ những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ cho tới một số đại gia kinh doanh đều lừa người tiêu dùng bằng việc nhập hàng Trung Quốc, hàng kém chất lượng về thay thế; việc thì rõ rành rành mà gần như không cơ quan chức năng nào thẳng tay xử lý: Vì sao?
Việc Khaisilk thừa nhận nhập hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk cùng nguồn gốc "Made in Vietnam" từ cách đây 30 năm giúp dư luận nhìn thấy lỗ hổng lớn của quản lý thị trường trong suốt thời gian dài.
Trong cơn khủng hoảng bán hàng “made in China”, những thông tin cung cấp mâu thuẫn nhau của ông chủ thương hiệu Khaisilk đang bị đặt vấn đề về ý đồ chạy tội.
Văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn, giao Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM khẩn trương kiểm tra toàn bộ hoạt động của Công ty CP đầu tư Khaisilk và tất cả các đơn vị có biểu hiện gian lận thương mại để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, việc doanh nghiệp Khaisilk nhập hàng từ bên ngoài rồi dán nhãn mác hàng Việt để bán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam sản xuất, là việc làm không thể chấp nhận được.
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác "Made in Việt Nam" trong một thời gian dài và sau Khaisilk, nếu làm nghiêm sẽ còn nhiều tên tuổi "chưa bị lộ" được bóc trần.
Việc Khaisilk bán lụa Trung Quốc được nhiều người trong nghề biết từ lâu, thậm chí có người còn khẳng định: “Ông Hoàng Khải phải rất có lộc, vì sau 30 năm mới bị phát hiện”.
Cuộc họp về kinh tế – văn hoá - xã hội mới bắt đầu, chỉ đạo đầu tiên của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong là yêu cầu Giám đốc Sở Công thương báo cáo nhanh vụ Khaisilk.
Sau khi tiến hành thanh, kiểm tra toàn bộ sản phẩm tại của hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đại diện Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết: “Nhân viên cửa hàng Khaisilk đã tự mua hàng Trung Quốc và thay nhãn Made in Vietnam”.