• Zalo

Nga muốn tiếp tục chương trình hạt nhân Nunn-Lugar

Thế giớiThứ Năm, 11/10/2012 03:45:00 +07:00Google News

(VTC News) - Nunn-Lugar là chương trình hợp tác làm giảm các nguy cơ hạt nhân, ra đời vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã.

(VTC News) - Hãng tin RT cho biết, Nga vẫn mở rộng hợp tác với Mỹ trong việc tháo dỡ các kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng bất kì thỏa thuận mới nào được kí đều phải dựa trên 'các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau'.

Theo tờ Kommersant có trụ sở ở Matxcơva, Nga sẽ không đòi hỏi thêm viện trợ từ Mỹ và có thể tự mình tiếp tục duy trì chương trình Nunn-Lugar. Tờ báo còn nói thêm rằng quyết định này của Matxcơva là cần thiết để "ngăn chặn rò rỉ các tài liệu mật".

Nunn-Lugar là chương trình hợp tác làm giảm các nguy cơ hạt nhân, ra đời vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã.

Mục đích của nó là tháo dỡ các vũ khí hạt nhân không cần thiết trong kho vũ khí của Nga đồng thời loại bỏ các vũ khí sinh học và hóa học đã lỗi thời.


Nunn-Lugar đã được kéo dài thêm 2 lần vào năm 1999 và 2006, nó sẽ hết hạn vào tháng 5/2013 tới. Theo các nguồn tin của Kommersant, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn hi vọng tiếp tục hợp tác và kéo dài thêm chương trình này với Nga.

Binh sĩ đang tháo dỡ các bom mìn còn sót lại 

Các cuộc đàm phán về chương trình đã bắt đầu diễn ra vào tháng trước, theo thông tấn Nga Interfax. Vấn đề này cũng đã được bàn đến trong chuyến thăm Nga gần đây của các quan chức cấp cao đến từ Quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Richard Lugar, một trong số người sáng lập Nunn-Lugar.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Matxcơva Michael McFaul đã nói với Interfax rằng Mỹ hi vọng sẽ tiếp tục chương trình nêu trên, có thể dưới một cái tên hoặc hình thức khác.

Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga nói với Kommersant, Nga vẫn mở rộng hợp tác với Mỹ trong việc tháo dỡ các kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng bất kì thỏa thuận mới nào được kí đều phải dựa trên 'các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau'.

Hãng tin RT cho biết, theo các tài liệu hiện nay, nếu không tính đến những thay đổi kể từ lần kí kết đầu tiên đầu những năm 1990 thì Nga đã bị 'phân biệt đối xử'.

Matxcơva cũng bày tỏ lo ngại Mỹ có thể dựa vào chương trình này để khai thác một số dữ liệu 'nhạy cảm' về vũ khí hạt nhân của Nga.


 Mô hình 'tái thiết' quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp ngày 6/3/2009 tại Geneva, Thụy Sĩ

Quyết định này của Matxcơva được đưa ra sau khi họ yêu cầu Cơ quan phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) rời khỏi nước mình vào ngày 1/10 vừa qua.

Ngoại trưởng Nga gần đây cũng khẳng định việc 'tái thiết' quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ sẽ không thể kéo dài mãi mãi.

Matxcơva cũng tuyên bố rằng không có mối liên hệ nào giữa việc đóng cả USAID với việc ngừng mở rộng chương trình Nunn-Lugar.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabko cho biết: "Phía Mỹ biết rằng chúng tôi không muốn mở rộng thêm chương trình này, đây không phải là tin tức mới đối với họ".

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn