• Zalo

Ai không nên ăn hành lá?

Tư vấnThứ Tư, 19/04/2023 14:20:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Hành lá là loại thực phẩm quen thuộc nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy ai không nên ăn hành lá?

Có thể nói rằng, với phần lớn người Việt, chế biến món ăn mà không có hành lá thì thật thiếu sót. Thế nhưng không phải ai cũng nên ăn hành lá. Vậy, ai không nên ăn hành lá?

Lợi ích của hành lá với sức khỏe

Không chỉ đơn giản “tô điểm” cho món ăn thêm đẹp mắt cũng như góp phần làm trọn vẹn hương vị, những cọng hành lá xanh mướt còn cung cấp khá nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin K, vitamin B hay nhóm chất chống oxy hóa mạnh carotenoid.

Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và vị. Hành có tác dụng hòa trung, thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, trướng khí, nôn mửa. Hành còn là vị thuốc ôn dương. Do làm ấm thận, hành còn làm ấm cả bào cung nơi có ba kinh nhâm, xung, và dốc chi phối sức khỏe phụ nữ (kinh nguyệt, thai sản).

Theo tây y, hành thuộc họ Hành Tỏi, đều chứa allicin - kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, hành rất hiệu nghiệm đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.

Hành còn có tác dụng điều tiết thân nhiệt, tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiêu đường.

Ai không nên ăn hành lá? - 1

Ai không nên ăn hành lá là băn khoăn của nhiều người

Để dùng hành phòng chữa bệnh hiệu quả bằng cả hai hình thức ăn và thuốc, cần bảo toàn tác dụng của tinh dầu và men rất dễ bị phân hủy. Hành tươi sống có tác dụng mạnh hơn hành luộc chín. Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Là gia vị, hành nên cho vào sau khi nấu chín món ăn và chỉ để một lúc, tránh để hoạt chất quý bị nhiệt phá hủy.

Ai không nên ăn hành lá?

Theo đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.

Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cũng mật ong và không được dùng ở người huyết áp cao.

Hành lá không phải thực phẩm mà ai cũng có thể ăn được, nhất là với đối tượng có tiền sử dị ứng với chất allyl. Hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ kích hoạt histamine, khiến bạn cảm thấy ngứa họng, phát ban đỏ, thậm chí có thể bị sốc phản vệ.

Những điều cần lưu ý khi ăn hành lá

Không ăn hành đã bị nhũn mềm

Bạn nên lựa mua hành lá còn nguyên phần củ trắng, phần ngọn hành xanh tươi, không bị nhũn mềm hoặc bị ngả màu. Ngoài ra, sau khi mua về, nếu muốn bảo quản lâu, bạn hãy rửa sạch, cắt phần ngọn xanh riêng rồi cấp đông, phần củ trắng thì ngâm nước để ngăn mát.

Không kết hợp các món ăn có hành lá và mật ong

Hành lá có thể dùng để kiểm tra mật ong thật hay giả nhưng khi chế biến ẩm thực thì không nên để chúng “đi cùng nhau”. Hành lá và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ tăng tiết các hoạt chất không có lợi cho sức khỏe, dễ gây chướng bụng, khó tiêu.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho vấn đề "Ai không nên ăn hành lá?" rồi phải không.

Vân Anh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn