• Zalo

Ai không nên uống trà gừng?

Tư vấnThứ Bảy, 15/04/2023 00:01:00 +07:00 Google News
(VTC News) -

Trà gừng là loại đồ uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được, vậy ai không nên uống trà gừng?

Gừng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và quen thuộc của nhiều người. Nhiều người thường có thói quen uống trà gừng, vậy nhưng không phải ai cũng có thể uống được loại trà này. Vậy, ai không nên uống trà gừng?

Ai không nên uống trà gừng?

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Gừng có tính nhiệt cao, sẽ tác động mạnh mẽ tới vùng niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng viêm mạc hoặc có vết loét, gừng sẽ kích thích thêm và gây tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh gan

Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan tuyệt đối không nên ăn gừng. Gừng sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần có thể gây hoại tử.

Bệnh sỏi mật

Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.

Ai không nên uống trà gừng? - 1

Ai không nên uống trà gừng?

Người hay bị xuất huyết

Trong nhiều trường hợp, tính nhiệt của gừng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu ở cơ thể người. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo nên ăn gừng, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.

Tiền sử huyết áp cao, bệnh tim

Với những người huyết áp thấp, nước gừng sẽ là thức uống tốt để cải thiện tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, những người huyết áp cao tuyệt đối không nên uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là lúc huyết áp tăng cao. Nước gừng có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Tương tự với người thân nhiệt cao, đặc biệt khi đang bị sốt, không nên sử dụng nước gừng luôn mà nên dùng nước gừng sau khi đã hạ sốt. Một lưu ý là khi bị sốt do cảm nắng, người bệnh tuyệt đối không được uống nước gừng bởi tính nhiệt của gừng khiến nhiệt độ của cơ thể tăng đột biến, có thể dẫn đến tử vong.

Mang thai nửa cuối chu kỳ

Gừng là nguyên liệu được nhiều phụ nữ mang thai dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, thế nhưng ăn quá nhiều sẽ dễ gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho thai nhi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung một lượng gừng lớn vào cơ thể đang mang thai sẽ dễ ảnh hưởng lớn đến hormone giới tính của em bé, gây sảy thai.

Ở nửa cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên cân nhắc sử dụng gừng vì tính nhiệt của gừng có thể làm tăng huyết áp, không tốt cho em bé. Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ nên cẩn trọng với gừng vì gừng sẽ được bài tiết vào sữa mẹ và gây mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ. Thầy thuốc sẽ xác định liều lượng và nhu cầu có cần thiết không mới dùng. Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng tránh lạm dụng. Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.

Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng sẽ có tác dụng giải lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống nước gừng. Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai... nếu uống nước gừng hay nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.

Những người trước khi vào cuộc phẫu thuật, phải gây mê thì càng phải tránh dùng trà gừng vì trà gừng có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hoặc khi bạn đang dùng một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch... uống nước gừng có thể gây hại.

Buổi tối không nên ăn gừng

Các chuyên gia khuyên, khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng.

Ngoài ra buổi tối không nên ăn gừng nhiều vì âm khí buổi tối thịnh, dùng gừng sẽ làm ngược lại quy luật sinh lý âm dương cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề "Ai không nên uống trà gừng". Nếu bạn thuộc những nhóm người trên hãy tránh xa trà gừng nhé.

Vân Anh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn