Bình Minh, một thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ, ý tưởng của nhóm là chế tạo túi sinh học kháng khuẩn tự phân hủy bằng cách sử dụng tinh bột sắn và dung dịch nano bạc, polyvinylancol (PVA).
Minh cho biết, tinh bột sắn có khả năng tạo túi mỏng khi phối trộn với các phụ liệu khác, đồng thời có khả năng tự phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên, giá thành thấp nhưng giòn, khó gia công. PVA là một nguyên liệu tổng hợp, không độc, tan trong nước, dễ gia công, có thể kết hợp với một số nguyên liệu sinh học và có độ đàn hồi rất tốt.
Sự kết hợp của PVA và tinh bột sẽ tạo ra một sản phẩm giúp cải thiện các tính chất của các nguyên liệu để tạo túi. Trong khi đó, các chất có chứa trong dung dịch bạc nano tạo sự ổn định cho nano bạc và tăng cường tính chất kháng khuẩn của dung dịch. Ngoài ra, nhóm còn sử dụng các nguyên liệu phụ gia cần thiết như glyxerol trong chế tạo màng từ nano bạc và tinh bột sắn để làm tăng khả năng gia công của tinh bột.
Hiện nay sản phẩm đã được hoàn thiện, có mẫu mã đẹp, độ bền cao. Túi sinh học có màu trắng đục khá đặc trưng, có bề ngoài tương tự so với các loại túi thông thường. Và với mức chi phí bỏ ra trung bình mỗi túi khoảng 400 đồng, sản phẩm khi được chuyển giao công nghệ sẽ tạo nên sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người
Bình luận