• Zalo

Truyền hình trả tiền Việt Nam tập trung xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn

Đời sốngThứ Ba, 15/06/2021 12:04:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Giải pháp tối ưu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước là xây dựng quy hoạch phát triển cụ thể, rõ ràng.

Quy hoạch thị trường truyền hình

Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền nội địa là nội dung chương trình truyền hình kém đa dạng hơn so với đối thủ quốc tế. Vấn đề ở chỗ các chương trình truyền hình Việt Nam luôn phải trải qua khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi phát sóng nội dung đến người xem.

Nhiều chương trình truyền hình trả tiền xuyên biến giới có nội dung hấp dẫn và đa dạng khiến cho người xem bị cuốn hút thậm chí ngó lơ các chương trình truyền hình Việt. Đây là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp truyền hình trong nước phải đau đầu vì không có người xem và doanh thu tụt giảm nghiêm trọng.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tập trung xây dựng quy hoạch phát triển cụ thể và rõ ràng. Đây là điều kiện tiên quyết để giải quyết câu chuyện thu hút khách hàng quay về với các chương trình truyền hình Việt theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Sự phát triển của dịch vụ Internet đem đến cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Xong doanh nghiệp muốn xây dựng quy hoạch phát triển cụ thể và lâu dài thì nhất thiết phải thực hiện trong bối cảnh công nghệ số.

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam cần gia tăng về mặt số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm việc mở rộng quy mô, phạm vi tác động cũng như nâng cao chất lượng thông tin, nội dung hướng đến người tiêu dùng.

Truyền hình trả tiền Việt Nam tập trung xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn - 1

Phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp trong nước theo quy hoạch lâu dài nên gắn với công nghệ số. (Ảnh: Tài chính)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước, một số đơn vị cung cấp dịch vụ buộc phải triển khai các chương trình khuyến mãi, hạ giá cước thuê bao để thu hút người dùng. Tình trạng này làm xuất hiện vấn đề bù chéo, phá giá thậm chí là các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh gây bất ổn cho thị trường truyền hình Việt Nam.

Vì vậy, quy hoạch thị trường truyền hình trả tiền cũng cần đưa ra các cơ chế, chính sách kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và lành mạnh, ổn định giá cước thuê bao cho người dùng.

Đồng thời, nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ, công bằng, minh bạch với các doanh nghiệp ngoại, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quá trình quản lý giữa mọi doanh nghiệp với nhau. Điều này sẽ giảm bớt áp lực chạy đua của các doanh nghiệp nội, buộc doanh nghiệp ngoại phải tuân thủ đúng với quy định chung của dịch vụ truyền hình khi kinh doanh tại Việt Nam.

Đưa doanh nghiệp ngoại tuân theo 'luật chơi' của thị trường truyền hình

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Phan Hòa Nhựt cho rằng, điều tiên quyết đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền xuyên biên giới là cần tuân thủ luật chơi.

Theo ông Hòa, tình trạng thị trường truyền hình việc để doanh nghiệp ngoại xâm lẫn quá xâu và ngạo mãn sẽ kéo theo nguy cơ các doanh nghiệp trong nước phải chào thua ngay trên sân nhà.

Luật sư Hòa chỉ ra dịch vụ truyền hình trả tiền trên không gian mạng của Netflix với nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh có thể dễ thấy rõ như: Không đặt máy chủ tại Việt Nam là vi phạm Luật An ninh mạng 2018 của Việt Nam; không tiến hành đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở tại Việt Nam gây thất thoát lớn cho nguồn thu ngân sách cũng như tạo thế bất bình đẳng so với các doanh nghiệp trong nước.

Điều đáng lo ngại cho người dùng khi tiếp cận các sản phẩm truyền hình từ doanh nghiệp nước ngoài là vấn đề nội dung có chứa các thông tin độc hại,văn hóa phẩm đồi trụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của người dùng nhất là trẻ em.

Truyền hình trả tiền Việt Nam tập trung xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn - 2

Đối thủ quốc tế “kiếm ăn” đễ dàng trên thị trường truyền hình Việt Nam khiến doanh nghiệp trong nước bị thất thế trầm trọng. (Ảnh: Đại đoàn kết).

Trước thực trạng này ngoài các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cần giao thêm trách nhiệm kiểm soát nội dung cho đầu mối là các cơ quan báo chí để sớm phát hiện các nội dung vi phạm, phối hợp với Cơ quan An ninh mạng của Bộ Công an để mạnh tay xử lý theo quy định pháp luật.

Các doanh nghiệp cung cấp truyền hình OTT phải đặt máy chủ ở Việt Nam theo Luật An ninh mạng 2018 để dễ dàng trong kiểm soát nội dung, phải đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam và đương nhiên phải có trụ sở tại Việt Nam để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí.

Để khôi phục sự mất công bằng trong thị trường truyền hình Việt, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xây dựng đồng bộ cơ sở pháp lý lĩnh vực này. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ để buộc các doanh nghiệp ngoại phải tuân thủ đúng “luật chơi” nếu muốn kinh doanh dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.

Đối với các hành vi ngoan cố, xem thường, không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật ban hành thì cấm hẳn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là giải pháp duy nhất và cần thiết để bảo vệ thị trường trong nước.

BẢO HƯNG
Bình luận
vtcnews.vn