17h Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết thúc phần trả lời chất vấn ngày 6/11. Ngày mai, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của đại biểu. |
16h40 Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh: Hàng Việt Nam là thế nào? Chính sự thiếu minh bạch này làm cho nhiều doanh nghiệp như Asanzo không biết mình có vi phạm không? Asanzo hay Khai Silk có phải gian lận thương mại không? Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hở hay kinh tế mở? Doanh nghiệp Việt Nam đang chết ngay trên sân nhà là điều đang diễn ra, chúng ta có giải pháp gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá của họ? |
16h30 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đúng là Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất cao trong năm 2019, 2020, thậm chí tới năm 2022. Hiện nay, trong năm 2019, 2020, chúng ta dự báo, một trong những nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, có tính cực đoan rất cao, các thuỷ điện của chúng ta không đủ điều kiện tích nước để phát điện đủ công suất. Chúng ta cũng đang phải nhập khẩu khối lượng lớn than, tới 20 triện tấn than năm 2020, tới 35 triệu tấn than năm 2025. Đến nay, chúng ta cũng không có đủ khí cho phát điện khu vực Đông Nam Bộ và một số dự án ở Tây Nam Bộ bị chậm trễ. Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương và các bộ ngành quyết liệt có phương án bảo đảm đủ điện cho yêu cầu sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể, từng năm chúng tôi rà soát, xây dựng kế hoạch cân đối cung cầu điện từng năm. Năm 2019, 2020, chúng tôi đã có các phương án dự tính triển khai như sau: -Huy động tối đa nguồn công suất phát, kể cả từ than, dầu, điện khí. -Căn cứ thực tế đánh giá nguy cơ thiếu điện, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế mới về giá điện, phát triển điện tái tạo để đảm bảo có sự bổ sung thêm từ điện gió và điện mặt trời. Nếu thiếu điện trầm trọng thì cho phép huy động điện mặt trời ở vùng có phụ tải cao ở miền Đông, Tây Nam Bộ. - Tiếp tục có kế hoạch cụ thể giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đàm phám, sớm có kế hoạch mua khí từ Malaysia, Thái Lan. - Tính toán phương án chuyển đổi cơ cấu các nhà máy điện để có thêm công suất bổ sung. |
16h10 Thương mại điện tử của Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, nhưng các khuôn khổ pháp luật, thể chế còn bị chồng lấn, chưa có sự xây dựng, hoàn thiện pháp luật đảm bảo hạ tầng của thương mại điện tử lẫn bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng Các Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xây dựng thông tư, nghị định báo cáo Chính phủ, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Chúng ta cũng đã có hàng loạt tiến bộ trong quản lý bán hàng đa cấp. Tính đến nay, chúng ta đã siết chặt quản lý số lượng doanh nghiệp (23 doanh nghiệp) và người tham gia bán hàng đa cấp. Chúng ta hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, mang lại nền tảng cơ bản cho bán hàng đa cấp. |
16h Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: 2 năm vừa qua, Bộ đã tổ chức lại lực lượng Quản lý thị trường, giảm được 164 đội quản lý thị trường, sẽ giảm tiếp 140 đội nữa trong năm 2020. Bộ Công thương tiếp tục tinh giản bộ máy và vẫn đảm bảo được tốt nhiệm vụ, tập trung xử lý các vụ việc gian lận thương mại, hàng giả, gian lận trong sở hữu trí tuệ. - Đối với các sản phẩm cài cắm "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vào hàng hoá, trà trộn vào thị trường Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết phương án xử lý. Cụ thể, với ô tô dành cho triển lãm, thống nhất với Tổng cục Hải Quan, tổ chức tịch thu. Với doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu ô tô có "đường lưỡi bò", Bộ đã yêu cầu doanh nghiệp này triệu tập toàn bộ số ô tô kể trên, tạm thời cho dừng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam cho đến khi họ thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Chúng tôi đã thấy những lỗ hổng trong pháp lý. Sắp tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các Bộ khác để hoàn thiện pháp luật và thể chế để không để xảy ra hiện tượng tương tự trong tương lai. - Hoạt động xuất nhập khẩu đạt được tăng trưởng tốt so với các nước khác. Tuy nhiên, điều đó chưa nói lên sự bền vững trong phát triển kinh tế. |
15h30 Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp): Liên tiếp xuất hiện các sản phẩm cài cắm "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vào hàng hoá, trà trộn vào thị trường Việt Nam, hết sức nguy hại. Trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào để không tái diễn tình trạng trên, gây ảnh hưởng tới người dân? Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn: Trách nhiệm của Bộ trưởng khi cấp phép cho quá nhiều nhà máy điện mặt trời, dẫn đến quá tải hệ thống? Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn): Bán hàng online biến tướng tạo ra những quảng cáo thông tin không chính xác, gây nhầm lẫn thậm chí là lừa dối người tiêu dùng. Bộ Công thương có giải pháp gì để chấn chỉnh hiện tượng này? Đại biểu Dương Tất Quân: Chính phủ có giải pháp căn cơ nào để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt cho tương lai? |
15h15 Đại biểu Phương Thị Thanh: Nguyên nhân dự án đưa điện về nông thôn, miền núi không đảm bảo tiến độ đề ra? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Dự án này vẫn chưa đảm bảo được thực hiện theo tiến độ. Mục tiêu hướng tới là cung cấp điện lưới Quốc gia cho vùng núi, hải đảo...Dự án được bố trí vốn từ NSNN, tập đoàn điện lực, vốn vay từ Ngân hàng thế giới, EU nhưng cuối năm 2017 đầu năm 2018, do trần nợ công rất cao, đến gần giới hạn, nên Chính phủ chỉ đạo Bộ KHĐT rà soát các dự án cần nguồn vay. Sau đó, Bộ KHĐT báo cáo và dừng không đưa nguồn vay từ WB, EU về dự án điện kể trên. Do đó, chỉ hơn 10% nội dung dự án được thực hiện và 18% nguồn vốn được giải ngân. Bộ trưởng tha thiết Chính phủ, Quốc hội sẽ bố trí nguồn vay cho dự án trong thời gian 2021-2025. Tình trạng doanh nghiệp mượn mác hàng Việt Nam để chuyển bất hợp pháp hàng Trung Quốc ra nước ngoài đã được cảnh báo từ lâu nhưng chậm được xử lý. Có trách nhiệm của Bộ công thương không? Từ năm 2016, 2017, Bộ Công Thương và Chính phủ đã nhận thức rõ thách thức, nguy cơ về vấn đề này. Thực tế, vừa qua có doanh nghiệp đầu tư xuất khẩu nhôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã sử dụng nguyên liệu nhôm nung, nhôm nguyên liệu khác để có xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu đi. Ngay thời điểm nhận thông tin, Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn kiểm tra đến làm việc với doanh nghiệp này, báo cáo với các cấp, ban ngành. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể, giao Tổng cục Hải quan tiếp tục giám sát chặt chẽ, không cho phép lợi dụng xuất xứ Việt Nam khi tham gia thương mại thế giới. Bên cạnh sản phẩm nhôm này cũng có một số sản phẩm khác có hiện tượng lợi dụng xuất xứ Việt Nam như thiết bị điện tử, máy tính, dệt may, da giày, gỗ dán, sản phẩm gỗ... Những sản xuất này có dấu hiệu gian lận thương mại, truyền tải bất hợp pháp, lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU đã được phát hiện. Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo Chính phủ, phối hợp với các bộ ngành để xử lý vấn đề này. Đặc biệt, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý xuất khẩu hàng hóa, sử dụng xuất xứ hàng hóa đã phối hợp chặt chẽ chống lại hành vi này. Vừa qua, Chính phủ đã có đề án ngăn ngừa gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa, trong đó đề ra 5 nhóm nhiệm vụ chính đã được giao cho các cơ quan chức năng. Bộ trưởng khẳng định, hiện nay có thể nói, chúng ta không chậm trễ, gây tổn hại ảnh hưởng đến quan hệ với đối tác. Thực tế, Việt Nam tham gia rất nhiều hiệp định thương mại, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, với ưu đãi thuế quan, cũng đã xuất hiện sản phẩm đội lốt xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi về thuế. Bộ công thương đã báo cáo Chính phủ về lĩnh vực này, giao Tổng cục Hải quan kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu tranh thủ, lợi dụng để gian lận thương mại. Riêng với thị trường Mỹ, chúng ta đã chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp với phía Mỹ. Chính vì vậy mặc dù xuất siêu sang Mỹ vẫn giữ được quan hệ song phương tốt, thực hiện chống gian lận thương mại có hiệu quả. |
15h10 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đây là phiên thứ 3 Bộ trưởng Công thương tham gia trả lời chất vấn. Điều đó cho thấy, những cố gắng của Bộ Công thương dù liên tục nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Chúng tôi coi mỗi phiên chất vấn là cơ hội để lắng nghe đại biểu, cử tri để Bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị và chuyên môn. Bộ Công thương cầu thị, trung thực, thẳng thắn lắng nghe ý kiến đánh giá xác định, tiếp tục hoàn thiện trong công việc. |
15h05 Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời thuộc các nội dung: công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. |
15h Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận đánh giá phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. |
14h50 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải giải quyết triệt để vấn đề tàu thuyền Việt Nam đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. Hiện còn một số tỉnh vẫn để tàu thuyền bị bắt khi đánh bắt trái phép ở nước ngoài. Tuần tới, EU sẽ đánh giá có gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam hay sẽ tăng nặng mức cảnh cáo lên thẻ đỏ. Đây là danh dự của nền thuỷ sản Việt Nam. |
14h45 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Thời gian qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, là một trong những quốc gia có sản phẩm thuỷ sản đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản vẫn còn gặp nhiều thách thức, quy mô ngành chưa xứng tầm, tổ chức ngành chưa tốt... Đặc biệt việc đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài chưa được giải quyết triệt để. Phó Thủ tướng khẳng định thời gian tới sẽ tập trung tái cấu trúc ngành thuỷ sản, gắn với từng vùng, từng địa phương, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, chuyển từ nuôi trồng truyền thống sang công nghiệp hoá ngành thuỷ sản, hiện đại hoá tàu thuyền, trang thiết bị. Tái cấu trúc ngành thuỷ sản phải chuyển mạnh sang nuôi trồng trên biển. |
14h Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn từ buổi sáng. |
11h30 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ tiếp tục phiên trả lời chất vấn của mình từ 14h chiều nay. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng sẽ tham gia trả lời những câu hỏi liên quan. Sau đó, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn về điện lực, quản lý thị trường. Cụ thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính về nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công Thương, gồm: Công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng; phát triển cơ khí chế tạo trong nước, tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp. Trong quá trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời. |
11h Bộ trưởng Cường khẳng định, dù tình hình thương mại thế giới khó khăn, nhiều thiên tai, nhưng năm nay, Việt Nam sẽ đạt được kỷ lục trong xuất khẩu nông sản. |
10h30 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn tình trạng resort, khách sạn bịt kín đường ra biển của ngư dân. Bộ trưởng Cường: “Đường ra biển sao lại đi hỏi ông Bộ Nông nghiệp”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc việc này cũng có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp ở khía cạnh hỗ trợ ngư dân, Bộ Nông nghiệp cần có tiếng nói. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng bà con ngư dân nêu vấn đề đó tại địa phương. |
10h25 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre): Xin bộ trưởng nêu các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cây dừa; nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ; giải pháp gỡ 'thẻ vàng EU'? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cây dừa là cây lợi thế trong biến đổi khí hậu, và diện tích trồng dừa của thế giới đang giảm, ta phải tập trung. Thứ hai là cây này chịu được độ mặn, nếu tập trung phát triển tốt thì cây này có thể là cây tỷ phú được. Do đó, Bộ NN-PTNT đã tập trung các nhóm giải pháp, có cả đề tài khoa học, giao cho Trà Vinh và một doanh nghiệp nhân giống vô tính cây dừa, vùng nào trồng giống dừa lấy dầu, vùng nào trồng dừa phục vụ công nghiệp chế biến để đem lại hiệu quả. Bộ NN-PTNT sẽ cùng với Bộ Khoa học công nghệ để triển khai chủ trương này. Về chất lượng quản lý phân bón, đây là nội dung lớn trong qua trình sản xuất mà ngay kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đã đưa ra để chất vấn. Qua đó thống nhất chỉ giao cho một cơ quan quản lý. Đến giờ phút này, tổng năng lực sản xuất của Việt Nam đảm bảo cho nhu cầu, từng bước khắc phục tình trạng vô cơ hóa. Ba là hoàn thiện cơ quan quản lý mới để tập trung ngay, không để xáo trộn. Riêng về sản xuất phân bón hữu cơ, chúng ta tăng từ 160 - 276 triệu tấn, nâng sản lượng từ 0,8 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết thì mới phát triển được lĩnh vực sản xuất phân bón. Về vấn đề 'thẻ vàng EU', đây là luật cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không chính xác. Hiện nay, Việt Nam bị rút thẻ vàng, cụ thể là thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất. Trước đây, Việt Nam đã có những sai phạm về đánh bắt và khai báo sai, do đó, ngày 23/10/2017, EU rút thẻ vàng IUU. Từ đó đến nay, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục như đưa ra các văn bản, quy định theo khuyến nghị của EU. Đây là vấn đề không chỉ phù hợp với EU mà còn có lợi cho Việt Nam khi đưa từ khai thác tự phát sang khai thác bền vững. Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên, vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam. Rất mong các địa phương phải quyết liệt, các thương nghiệp quan tâm hơn và bà con ngư dân, vì danh dự của Việt Nam để có thể thu hồi được thẻ vàng của EU, hãy chung tay, tái cơ cấu ngành hải sản theo hướng bền vững. |
9h40 Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang): Trong chủ trương gắn sản xuất với tiêu thụ là đúng đắn nhưng chưa hiệu quả, Bộ trưởng sẽ làm gì để hỗ trợ nhân dân? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Về đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, tạo chuỗi liên kết giúp người dân, có thể ví dụ như Kiên Giang đang dẫn đầu với 4 triệu tấn lúa nhưng đã nghiên cứu để giảm sản lượng lúa để nhường cho cây, con khác. Thay vào đó, Kiên Giang đang chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm xen với lúa. Tới đây, Bộ sẽ cùng với các tỉnh, trong đó có Tiền Giang để tái cơ cấu ngành hàng cho phù hợp. |
9h10 Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau): Nông thôn mới hình thành góp phần nâng cao dân trí của vùng, nhưng vẫn còn chênh lệch về giàu nghèo, chất lượng y tế. Đâu là giải pháp căn cơ, đòn bẩy để rút ngắn chênh lệch nêu trên? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nếu không có chính sách quyết liệt và chỉ đạo thì đến nay sẽ có khoảng dãn về chênh lệch giàu nghèo, các thiết chế hạ tầng xã hội. Đây cũng là rốn của phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Do đó, cần sự đầu tư thích đáng cho khu vực này. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Mặc dù chúng ta đã đạt được mục tiêu thiên niên kỷ như tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân... nhưng để giải quyết vướng mắc, chúng ta cần giải quyết được vấn đề chuyên môn kỹ thuật, nhiều vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã đáp ứng được một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao, và người dân đã không cần chuyển lên tuyến trên nhiều như trước. Bên cạnh đó, rất nhiều trạm y tế cũng đã được xây dựng mới ở các vùng khó khăn. Về tài chính, chúng ta có hai chỉ số bảo hiểm y tế toàn dân đạt vượt mức, còn riêng vùng sâu, vùng xa, Chính phủ bỏ tiền ngân sách mua bảo hiểm cho dân, do đó đây chính là vùng đạt tỷ lệ bảo hiểm y tế cao nhất, người nghèo không phải chi trả tiền khám chữa bệnh. |
8h50 Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): Cà phê, cao su, tiêu là các cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng mấy năm gần đây giá cả bấp bênh, bà con đề nghị được trợ giá, bộ trưởng cho biết giải pháp tới đây như thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đồng bào miền núi đang gặp nhiều khó khăn, do đó vừa qua Quốc hội đã thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi sẽ kêu gọi đầu tư vào những vùng khó hăn này, ví dụ như Gia Lai, đích thân đồng chí Bí thứ đi thu hút nông nghiệp, trực tiép ra sân bay đón doanh nghiệp vào, do đó chỉ trong thời gian ngắn đã khởi công được nhà máy chế biến. Và ông chủ doanh nghiệp này cảm động, cho biết sẽ tiếp tục đầu tư một nhà máy nữa để góp phần phát triển kinh tế của địa phương. |
8h40 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Việc đánh bắt cá hiện nay nặng về cổ truyền, truyền thống và phương tiện. Hiện nay tổng phương tiện chúng ta có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, trong đó có hơn 12.000 tàu công suất lớn. Tất cả tàu có công suất lớn các địa phương đều tự bỏ tiền ra đóng. Ngoài ra, chúng ta đã được trang bị các loại máy dò cá. Tuy nhiên, phương tiện dưới 15 m vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng nên hiệu quả chưa cao. Do đó, chúng ta cần có lộ trình trình để tường bước nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác cá. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu. 3 năm gần đây, thiệt hại với khu vực miền núi do sạt lở, lũ ống, lũ quét đang gây ra những thiệt hại nặng nề. Do đó, đang cố gắng chuẩn bị các phương án ứng phó, dự báo tốt hơn. Tới đây, chúng ta phải coi việc đầu tư bền vững cho ứng phó khí hậu là nhóm được ưu tiên nhất. |
8h35 Bộ trưởng Cường khẳng định bất cập nhất của ngành Nông nghiệp là chế biến và sản xuất thương mại. Sắp tới, ngành nông nghiệp phải tập trung phát triển chế biến. Đồng thời chuyển đổi những diện tích cây trồng không hiệu quả, sẽ giảm để nhường chỗ cho cây khác. |
8h20 Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi): Về nghị định 57 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp. Sau khi nghị định ra đời, các tỉnh, thành phố đều triển khai thực hiện. Chỉ trong 3 năm, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng hơn 3 lần từ 3.000 lên 11.800, đây là thành công bước đầu. Ngoài ra, nhiều tập đoàn lớn như TH, Vinamilk, FLC, Vin đã tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Những doanh nghiệp này rải khắp các vùng miền, từ sản xuất, chế biến đến tổ chức thương mại. Tuy nhiên, số liệu này có thể nói chưa đáp ứng được nhu cầu khi khu vực nông nghiệp chỉ có 8% trong số tổng doanh nghiệp của cả nước. Ngày 17/4/2018, chính phủ ban hành nghị định 57 thay thế nghị định 210, trong tái cơ cấu nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, phát triển thị trường, do đó đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp? Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mặc dù có tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp hiện nay rất thiếu các điều kiện và thiếu cơ sở pháp lý, do đó, nếu tăng cường được các chính sách hợp tác công tư thì sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư hơn. |
8h10 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 3 nội dung căn cốt của ngành như xây dựng nông thôn mới, an toàn thực phẩm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đều đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đang có khó khăn về thị trường, dịch bệnh.... |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời về các vấn đề liên quan đến chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; công tác quản lý, hỗ trợ, xử lý tồn tại, vướng mắc trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.
Tham gia trả lời, làm rõ những vấn đề nêu trên là các Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bình luận