Trịnh Xuân Thanh lấy 25 tỷ đồng tiền dự án mua đất Tam Đảo để bố đứng tên
Bằng nhiều thủ đoạn, Trịnh Xuân Thanh tạm ứng 25 tỷ đồng tiền dự án mua 3.400m2 đất ở Tam Đảo, sau đó chuyển nhượng cho công ty do bố đẻ đứng tên để hưởng lợi.
Bằng nhiều thủ đoạn, Trịnh Xuân Thanh tạm ứng 25 tỷ đồng tiền dự án mua 3.400m2 đất ở Tam Đảo, sau đó chuyển nhượng cho công ty do bố đẻ đứng tên để hưởng lợi.
Hà Nội chỉ đạo thu hồi các quyết định bán nhà, giao đất số 69 Nguyễn Du cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC).
Chốt phiên giao dịch ngày 16/8, mã PFL của PVC - Đông Đô đứng mức 1.000 đồng/cổ phếu, trong bối cảnh doanh nghiệp tiếp tục lỗ hơn 17 tỷ đồng trong nửa đầu 2019.
Do khó khăn trong việc huy động dòng tiền nên đến thời điểm hiện tại Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 chưa thể triển khai theo tiến độ đã điều chỉnh và bắt đầu nảy sinh tranh chấp giữa Tổng thầu EPC với các Nhà thầu.
Sau 4 năm thi công Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Công ty CP Phát triển Việt Nam vẫn bị tổng thầu PVC nợ tới gần 40 tỷ đồng.
Nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai và thiếu vốn đã khiến Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trị giá hơn 1,6 tỷ USD không thể về đích đúng hẹn.
Trong khi hầu hết các bị án đã nộp án phí, đến nay ông Đinh La Thăng vẫn chưa nộp án phí gần 1 tỷ đồng, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội xác minh 2 căn hộ của ông ở Mỹ Đình (Hà Nội) để phục vụ thi hành án.
HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy Đinh Mạnh Thắng đã thành khẩn khai báo, khắc phục toàn bộ khoản tiền tham ô, nên quyết định giảm nhẹ hình phạt, tuyên bị cáo 7 năm tù.
Là người duy nhất được VKS đề nghị giảm án, Đinh Mạnh Thắng bật khóc khi nhắc đến gia đình và người cha quá cố của mình vì không được về chịu tang cha.
Trong số 4 bị cáo có đơn xin kháng cáo, chỉ có duy nhất bị cáo Đinh Mạnh Thắng được VKS chấp nhận đề nghị HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt.
Bước vào phần xét hỏi, lần lượt các bị cáo khai nhận về việc dùng vali tiền 14 tỷ đồng để hối lộ Trịnh Xuân Thanh.
Ngày mai (5/6), TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) ra xét xử theo trình tự phúc thẩm.
Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) đã rút đơn kháng cáo
HĐXX đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù, y án sơ thẩm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Phiên toà xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng và đồng phạm có nhiều diễn biến mới đáng chú ý.
Ông Thăng nhận định, hình như tất cả những gì dù không phải là trách nhiệm cũng đều buộc cho mình, dù 6 cấp lãnh đạo, từ Chính phủ trở xuống liên quan đến vụ án này nhưng ông là người phải chịu hết.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, việc lựa chọn PVC làm tổng thầu là đúng chủ trương khi Thủ tướng đã cho phép Hội đồng thành viên của PVN được chỉ định thầu.
Đại diện Viện KSND Cấp cao cho rằng, kháng cáo kêu oan ông Đinh La Thăng không có căn cứ, bị cáo cũng không có tình tiết giảm nhẹ, đề nghị tòa cấp phúc thẩm bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với nguyên chủ tịch HĐTV PVN.
Sáng nay, ông Thăng khẳng định: “Việc chỉ định thầu đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, được sự đồng ý của Thủ tướng, Tập đoàn chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng quá trình thực hiện, một số đơn vị đã sai phạm...”.
Trả lời VKS, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng ông cũng như các lãnh đạo PVN không bao giờ biết sai mà vẫn chỉ đạo làm.
Cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng mong muốn được toà phúc thẩm xem xét lại tội danh và mức hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC, người bị tuyên mức án 6 năm tù về tội Cố ý làm trái liên quan đến vụ án Nhiệt điện Thái Bình 2 có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Sáng 22/1, HĐXX của TAND TP Hà Nội tuyên án bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Trong 10 ngày xét xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm, nhiều tình tiết mới tại phiên toà khiến cho bản chất vụ án dần được hé lộ.
Nói lời sau cùng trước tòa, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó chủ tịch PVC chia sẻ day dứt "giá như khi làm việc, bị cáo cẩn trọng hơn, giá như bị cáo không vô tư, cả tin vào đồng nghiệp".
Sáng nay 16/1, các luật sư đề nghị HĐXX đánh giá lại các thiệt hại của vụ án xảy ra tại PVN cũng như cáo buộc các bị cáo phạm tội mang tính lợi ích nhóm.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng kết luận bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo chỉ định thầu, ký hợp đồng và ứng tiền sai quy định như cáo buộc của VKS là không đúng.
Luật sư cho rằng việc nhắc ông Phùng Đình Thực là một nhà khoa học có nhiều đóng góp cho ngành dầu khí để HĐXX có nhìn nhận chính xác về vai trò của bị cáo trong vụ án.
Đại diện VKS cho rằng bị cáo Đinh La Thăng dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC.
Vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land, trong đó bị cáo Trịnh Xuân Thanh với vai trò chủ mưu sẽ được mở vào ngày 24/1.