
Đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, thêm quy định khắc phục 'biên chế suốt đời'
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, bổ sung các quy định quản lý, sử dụng cán bộ để khắc phục "biên chế suốt đời".
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, bổ sung các quy định quản lý, sử dụng cán bộ để khắc phục "biên chế suốt đời".
Theo Bộ Nội vụ, cần cân nhắc đơn giản quy trình bổ nhiệm với lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng... nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng công chức lãnh đạo.
Sau sáp nhập, tỉnh được chọn làm trung tâm chính trị - hành chính phải đảm bảo nhà ở công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Chính phủ định hướng người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có thể được tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ và được bảo lưu phụ cấp chức vụ.
Cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ tiếp tục làm việc trong hệ thống chính trị được bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng.
Theo Bộ Nội vụ, nên bổ sung các hình thức kỷ luật như khấu trừ lương, giảm lương, hạ ngạch, đình chỉ khi công chức có rối loạn về tâm thần, thể chất hoặc bị khởi tố.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Theo Bộ Nội vụ, nên đánh giá 1-1 (chỉ có người sử dụng và công chức được đánh giá), tránh cả cơ quan cùng tham gia đánh giá sẽ gây ra tình trạng nể nang, hình thức.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định công chức có 2 năm liên tiếp xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức cho thôi việc
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi do tinh gọn bộ máy,đã được giải quyết chế độ nhưng hưởng mức thấp hơn quy định mới sẽ được cấp bù.
Bộ Nội vụ đề xuất chuyên gia cao cấp ở cấp bậc cao nhất được hưởng chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Bộ trưởng.
Theo quy định của Chính phủ, cán bộ nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy ngoài chính sách, chế độ hưởng theo Nghị định số 178 sẽ không được hỗ trợ thêm của các địa phương.
Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức trên nguyên tắc có vào - ra, có lên - xuống.
Quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, phương pháp lập giá bán điện bình quân, tắt sóng 2G từ ngày 16/9... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9.
Dù Kết luận 14 và Nghị định 73 chưa ra đời, nhưng do những yêu cầu bức thiết từ thực tế đã xuất hiện những cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc, chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ NSNN... là các chính sách tinh giản biên chế áp dụng từ 20/7.
Trong dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ, Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức không hẹn gặp, không tiếp công dân và tổ chức bên ngoài cơ quan.
Những năm gần đây, trong hệ thống chính trị xuất hiện tâm lý e dè, né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, không dám tham mưu, không dám làm… vì sợ sai.
TS Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, kỳ vọng khi có bộ quy tắc đạo đức công vụ sẽ hạn chế những hình ảnh “không đẹp” của cán bộ, công chức.
Bộ Nội vụ sẽ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chống chạy việc, chạy chức.
Đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm phải đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị.
Hà Nội yêu cầu cán bộ, người có chức vụ làm ở đơn vị sự nghiệp công lập kê khai bổ sung nếu có biến động về tài sản từ 300 triệu đồng trở lên.
UBND TP Hà Nội đang đề xuất với Trung ương chấp thuận cơ chế đặc thù để thành phố được quyết định tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Từ năm 2021 đến tháng 6/2022, đã xử lý 56 cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và 20.300 cán bộ bị kỷ luật (chiếm 1% công chức, viên chức cả nước).
Theo Bộ Nội vụ, trong 2,5 năm có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc với nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ cơ quan quản lý.
Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất từ 1/10, không quá 1/3 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc có thẻ xanh COVID được tới trụ sở làm việc.
Cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa sẽ bị xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất thống nhất giờ làm việc các cơ quan hành chính trên toàn quốc là không phù hợp, nên tùy theo điều kiện vị trí địa lý vùng miền.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cho rằng cán bộ, công chức mặc quần jean và áo thun là "xuề xòa", thiếu nghiêm túc nên sẽ khiến người dân không tin tưởng.
Trong lúc tranh cãi tại phiên tòa, vị nữ phó phòng đã có những lời lẻ thiếu văn hóa xúc phạm đến nhiều người dân, sự việc đã bị người dân bí mật ghi âm làm bằng chứng gửi đến cấp trên.