(VTC News) - Đánh giá về thất bại cay đắng của nền công nghiệp Việt Nam, ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam) thẳng thắn: "Việt Nam cái gì cũng muốn nhất, nhưng toàn làm ngược"...
Từ bài học Mai Linh đến "tấm gương" Vinaxuki
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 đã thừa nhận: Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã thất bại!
Lý giải về nguyên nhân của sự thất bại này, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam, cho rằng: Các doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm nhận được xu thế hội nhập của các hiệp định mà Việt Nam đã ký, thậm chí, 80% doanh nghiệp Việt thờ ơ, chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm nhưng lại rất lúng túng về việc xây dựng sự phát triển bền vững.
Lý giải về nguyên nhân của sự thất bại này, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam, cho rằng: Các doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm nhận được xu thế hội nhập của các hiệp định mà Việt Nam đã ký, thậm chí, 80% doanh nghiệp Việt thờ ơ, chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm nhưng lại rất lúng túng về việc xây dựng sự phát triển bền vững.
Một lý do khiến nền công nghiệp của Việt Nam thua xa các nước khác, đó là do lâu nay, chúng ta vẫn quen được nhà nước hỗ trợ. (Ảnh minh họa internet) |
Ông Liên đưa ra ví dụ: Cuối năm 2015, Tập đoàn Mai Linh đã ký biên bản ghi nhớ với nhà phân phối chính hãng Renault tại thị trường Việt Nam về dự án nhập khẩu từ 10.000 đến 20.000 ô tô điện sử dụng làm dịch vụ vận chuyển taxi.
Mai Linh đã làm văn bản đề nghị Chính phủ miễn thuế nhập khẩu 20.000 ô tô điện này và đầu tư cơ sở hạ tầng, có quỹ đất làm trạm nạp điện trên toàn quốc cũng như hệ thống trạm xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính mới đây đã trả lời "không hỗ trợ".
Theo ông Liên: Nền công nghiệp Việt Nam rất manh mún, các doanh nghiệp lớn, làm bài bản chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn đại đa số doanh nghiệp là vốn nhỏ.
Tại Việt Nam, từ 1995, ngành công nghiệp ô tô đã manh nha phát triển. Hơn 10 doanh nghiệp ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe. Mặc dù vậy, công nghiệp ô tô Việt Nam đã thất bại khi chủ yếu vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp với các linh kiện giản đơn.
Năm 2014, khi chiếc xe ô tô điện tự chế điều khiển bằng smartphone Angkor EV do công dân Campuchia sáng chế ra đã khiến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phải “giật mình” vì ngành công nghiệp sản xuất ô tô của VN đi trước rất xa so với Campuchia nhưng lại tụt hậu phía sau.
Chủ tịch HĐQT Cty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), ông Bùi Ngọc Huyên đã từng mong ước có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, giấc mơ hiện thực hóa chiếc xe "ô tô Made in Việt Nam" của vị Chủ tịch này đã trở nên quá xa vời khi tháng 7/2015, công ty này đã phải quyết định bán nhà máy để trả nợ.
Nhiêu khê "giết chết" doanh nghiệp
Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam) cho rằng: Sở dĩ nền công nghiệp của Việt Nam có kết cục đáng buồn trên một phần có nguyên nhân từ cơ chế Nhà nước, nhiều thủ tục còn nhiêu khê.
Theo ông Liên: Nền công nghiệp Việt Nam rất manh mún, các doanh nghiệp lớn, làm bài bản chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn đại đa số doanh nghiệp là vốn nhỏ.
Tại Việt Nam, từ 1995, ngành công nghiệp ô tô đã manh nha phát triển. Hơn 10 doanh nghiệp ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe. Mặc dù vậy, công nghiệp ô tô Việt Nam đã thất bại khi chủ yếu vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp với các linh kiện giản đơn.
Năm 2014, khi chiếc xe ô tô điện tự chế điều khiển bằng smartphone Angkor EV do công dân Campuchia sáng chế ra đã khiến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phải “giật mình” vì ngành công nghiệp sản xuất ô tô của VN đi trước rất xa so với Campuchia nhưng lại tụt hậu phía sau.
Chủ tịch HĐQT Cty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), ông Bùi Ngọc Huyên đã từng mong ước có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, giấc mơ hiện thực hóa chiếc xe "ô tô Made in Việt Nam" của vị Chủ tịch này đã trở nên quá xa vời khi tháng 7/2015, công ty này đã phải quyết định bán nhà máy để trả nợ.
Nhiêu khê "giết chết" doanh nghiệp
Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam) cho rằng: Sở dĩ nền công nghiệp của Việt Nam có kết cục đáng buồn trên một phần có nguyên nhân từ cơ chế Nhà nước, nhiều thủ tục còn nhiêu khê.
|
Cũng theo ông Liên, đầu tư của Nhà nước vào khoa học kỹ thuật và các ngành nghề là chủ trương đầu tư chính đáng nhưng gặp nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính cần phải thay đổi, đồng thời đổi mới tư duy lạc hậu và ngắn hạn của Việt Nam.
“Tôi lấy một ví dụ: Vừa rồi, Quốc hội trước lúc giải tán đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm nhưng 300 đại biểu Quốc hội khóa mới – những người do dân bầu ra làm, giám sát và xây dựng - lại không được tham gia vào kế hoạch kinh tế phát triển 5 năm này. Vậy thì làm sao phát triển kinh tế được, đó là quy trình ngược... Việt Nam cái gì cũng muốn nhất, nhưng lại làm ngược”.
Đặc biệt, một số ngành như cơ khí, trong năm vừa qua chững lại không được đầu tư.
“Chúng ta tiếp cận với khoa học kỹ thuật thế giới rất nhanh, nhưng vươn lên để phát triển chiến lược cơ khí lại rất kém nên công nghiệp hỗ trợ không phát triển được. Nhà nước đã 2 lần đề ra chiến lược phát triển công nghiệp sản xuất ô tô nhưng cũng không thành công”, ông Liên nhắc lại.
Việc doanh nghiệp Việt không sản xuất nổi cây kim sợi chỉ, theo ông Liên, cũng là do doanh nghiệp Việt chưa đón nhận các cơ hội phát triển kinh tế.
“Nhân lực của Việt Nam rất tốt, con người Việt Nam rất thông minh..., nhưng lại chưa biết vào cuộc. Cách đây 20 năm, tôi có học khóa đào tạo của chuyên gia Úc về kinh tế. Ở các nước khác, có cái hay là họ đi vào thị trường ngách, những doanh nghiệp lớn có thể sản xuất ô tô nhưng những doanh nghiệp nhỏ phải biết đi vào thị trường bỏ ngỏ, không ai làm như kim tiêm, kim khâu...
Trong khi đó, doanh nghiệp Việt trì trệ, thiếu năng động, lại quen kiểu tìm chỗ nào Nhà nước buông lỏng, sơ hở thì nhảy vào tìm kiếm lợi nhuận, chứ không đặt mục tiêu phát triển bền vững lên trên hết. Nên cái đó rất khó cho nền kinh tế này”, ông Liên nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt hay “đẽo cày giữa đường”
Ông Trần Văn Mâu (Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH Một thành viên Vạn Xuân – công ty chuyên sản xuất các khuôn mẫu cung cấp cho các công ty sản xuất ô tô, xe máy) than thở: Các doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Ví dụ, Việt Nam muốn sản xuất được ô tô giá rẻ thì phải làm được các chi tiết, linh kiện ô tô với giá hợp lý, điều này đòi hỏi các công ty phải chuyên sản xuất một linh kiện nhất định theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Tuy nhiên, thực trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là các công ty đều chưa đầu tư một cách bài bản.
“Các chi tiết lắp ráp cho ô tô phải làm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tuy nhiên, từ cái bu lông cho tới ốc vít, Việt Nam ta làm nhiều nhưng lại không đúng tiêu chuẩn do đầu tư chuyên sâu chưa đúng mức. Theo tôi, nếu đã làm bu lông thì phải tập trung làm bu lông thật tốt, có thể cạnh tranh được với các nước khác, chứ đừng làm theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thực trạng hiện nay của nhiều doanh nghiệp”, ông Mâu nói.
Cũng theo ông Mâu, ô tô cần nhiều chi tiết lắp ráp với nhau, vì vậy, một đơn vị hay một nhà máy không thể sản xuất ra tất cả các linh kiện để lắp ráp nên sản phẩm này. Do đó, công nghệ sản xuất ô tô muốn tạo ra sản phẩm giá thành rẻ đòi hỏi sự liên kết, bắt tay của nhiều công ty, trong đó, mỗi công ty sẽ chuyên dụng sản xuất riêng biệt một chi tiết nào đó.
Nhưng trên thực tế, “tâm lý của người Việt Nam đâu đó vẫn còn có tư tưởng “tự mình cạnh tranh với mình”. Ví dụ, doanh nghiệp A sản xuất một sản phẩm X, công ty khác thấy làm sản phẩm X có lãi cũng “vác mai đi đào”, cuối cùng thì lại thất bại”, ông Mâu phân tích.
Ngọc Hân
Nhưng trên thực tế, “tâm lý của người Việt Nam đâu đó vẫn còn có tư tưởng “tự mình cạnh tranh với mình”. Ví dụ, doanh nghiệp A sản xuất một sản phẩm X, công ty khác thấy làm sản phẩm X có lãi cũng “vác mai đi đào”, cuối cùng thì lại thất bại”, ông Mâu phân tích.
Ngọc Hân
Bình luận