Hiện nay, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp (DN) bán hàng trực tiếp ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến mới. Các sản phẩm dịch vụ mà DN cung ứng hướng đến sự phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng (NTD).
Thực tế, DN bán hàng trực tiếp đã chú trọng vào từng đối tượng khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ thoả mãn được nhu cầu, đáp ứng được khách hàng. Hầu hết, sản phẩm và dịch vụ thường có giá trị sử dụng nhất định và giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều DN đã đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khoẻ của NTD như: Nước tương có chứa chất 3-MPCD - chất gây ung thư cho người sử dụng, bán hàng hoá đã hết hạn sử dụng, nước lẩu có những gia vị không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Chính những điều này đã gây ảnh hưởng đến NTD, từ đó gây cho họ tâm lý không dùng sản phẩm đó nữa. Kéo theo đó, doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đã tự làm mất đi uy tín, sự tin tưởng từ người tiêu dùng.
Tại sao khách hàng lại không dùng sản phẩm của của một số DN nữa? Đơn giản là vì các DN này chưa có văn hoá ứng xử tốt với NTD xét về góc độ chất lượng sản phẩm. Các DN Việt Nam nên chú trọng hơn trong vấn đề ứng xử với NTD bởi họ là nhân tố chính giúp cho DN phát triển.
Một DN phát triển luôn đi đôi với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của họ. Chất lượng tốt theo quan niệm hiện nay không phải là cái gì tốt nhất (nhưng quá đắt) mà là phù hợp với nhu cầu của NTD.
NTD Việt Nam luôn có tâm lý khi thấy DN có thái độ, hành động, lời nói thể hiện trách nhiệm về hàng hoá mình cung cấp ra thì họ đặt niềm tin rất nhiều vào DN và hàng hoá đó.
Thực tế, nhiều DN đã tạo được lòng tin ở khách hàng và khuyến khích họ đến với DN tiêu dùng những sản phẩm mà mình làm ra.
Trong trách nhiệm về cung ứng hàng hóa cho NTD có vấn đề về bảo hành hàng hóa. Luật bảo vệ NTD ở một số nước, trong đó có Việt Nam, quy định người cung ứng có trách nhiệm bảo hành sản phẩm của mình trong thời gian có giá trị sử dụng. Thời gian này thay đổi theo tuỳ loại sản phẩm tương ứng với thời gian còn giá trị của nó.
Bình luận